NASA đã tìm được ‘địa ngục’?
Dự kiến trong những tuần tới, nhờ Kính không gian James Webb, các nhà khoa học có thể thấy được hình ảnh đầu tiên của một thế giới chìm trong biển lửa ở khoảng cách 50 năm ánh sáng so với địa cầu.
Đồ họa mô phỏng hành tinh 55 Cancri e ESA/HUBBLE
Hành tinh 55 Cancri e, thuộc nhóm siêu trái đất, đang ở trên quỹ đạo quá gần với sao trung tâm. Vì thế, các nhà khoa học mô tả bề mặt hành tinh này chẳng khác nào mô tả về địa ngục trong Thánh Kinh của Thiên Chúa giáo: thế giới vĩnh viễn ngùn ngụt lửa.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dẫn dữ liệu cho thấy 55 Cancri e cách sao trung tâm chưa đầy 2,4 triệu km. Đây là khoảng cách chỉ bằng 1/25 so với sao Thủy-mặt trời.
“Với nhiệt độ bề mặt cao hơn nhiều so với độ nóng chảy của các khoáng vật trên địa cầu, phần ban ngày của hành tinh được cho bao phủ bởi các biển dung nham”, phys.org dẫn thông tin từ NASA.
“Thử tưởng tượng hình ảnh trái đất ở sát mặt trời, với khoảng cách gần đến nỗi chỉ mất vài giờ đã hết năm, gần đến nỗi trọng lực khóa chặt vĩnh viễn một bên của bán cầu, biến nơi đây luôn là ngày, và phần còn lại là đêm tối vĩnh cửu, gần đến mức mọi đại dương đều bốc hơi, đá tan chảy và trời đổ mưa dung nham”, NASA mô tả.
Cơ quan Mỹ cho hay hệ mặt trời không có thế giới nào như 55 Cancri e.
Giờ đã có kính James Webb, các nhà nghiên cứu trái đất hy vọng sẽ sớm khám phá những bí ẩn trên hành tinh này.
Quan sát ban đầu từ kính James Webb đã phát hiện điểm nóng nhất trên 55 Cancri e không phải là phần đối diện trực tiếp sao trung tâm.
Kính James Webb dự kiến sẽ vận hành toàn phần trong vài tuần tới, và việc quan sát trực tiếp 55 Cancri e có thể diễn ra vào mùa hè, theo NASA.
Điều gì sẽ xảy ra khi dung nham nóng khoảng 1.200 đến 1.300 độ C đổ trực tiếp ra biển?
Kết quả sẽ khiến bạn phải bất ngờ!
Dung nham núi lửa là đá nóng chảy thành thể lỏng trào ra trong quá trình phun trào. Nhiệt độ của dung nham có thể lên đến khoảng 1.200 đến 1.300 độ C nên vô cùng nóng. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi dung nham đổ trực tiếp ra đại dương?
Đoạn video dưới đây đã ghi lại cảnh dòng dung nham nóng chảy đổ xuống bờ biển ở Hawaii. Kết quả là dung nham đã bị làm nguội và trở về thể rắn, đồng thời tạo ra một hòn đảo ngay trước mắt những người chứng kiến.
Điều gì sẽ xảy ra khi dung nham đổ ra biển?
Thực tế có rất nhiều hòn đảo được tạo thành sau quá trình phun trào của núi lửa do dung nham nguội lạnh. Ví dụ như hòn đảo Jeju (Hàn Quốc) được hình thành do hoạt động của núi lửa Geomun Oreum khoảng từ 1,8 triệu năm đến 1.000 năm trước.
Ngoài ra, việc dung nham đổ ra biển còn khiến nhiệt độ nước xung quanh tăng lên khoảng 35 độ C như trường hợp một núi lửa nằm ngoài khơi Tây Ban Nha phun trào và tạo nên 1 hòn đảo mới ở quần đảo Canaries của nước này vào năm 2011.
Những tương tác của dung nham với nước biển còn tạo ra các đám mây khí độc trong không khí, gây ra các vụ nổ và đá nóng chảy vỡ ra do nhiệt độ giảm đột ngột. Do đó, người dân gần khu vực phun trào sẽ được di dời và tàu bè, máy bay được lệnh cấm qua lại.
Thậm chí, nếu trận núi lửa xảy ra với cường độ mạnh thì còn tạo nên những khối dung nham lớn như quả bóng bắn ra khỏi lòng biển. Điều này có thể gây ra các đợt sóng thần hay rung động mạnh trong vòng nhiều tiếng đồng hồ.
Điều gì sẽ xảy ra khi giẫm chân trong tích tắc lên dung nham núi lửa? Đây là một câu hỏi mà ít ai có thể thực nghiệm để trả lời! Dung nham núi lửa có nhiệt độ vô cùng cao, từ 1.200 độ C đến 1.300 độ C; do đó, việc dùng giày giẫm lên dung nham là điều vô cùng điên rồ và nguy hiểm. Thế nhưng trên kênh Youtube Alex Rivest, một đoạn video ngắn đã...