NASA chưa thể đưa con người trở lại Mặt Trăng vào năm 2024
Cơ quan giám sát NASA cho biết việc đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng vào năm 2024 ‘không khả thi’.
NASA thử nghiệm đồ du hành vũ trụ của xEMU năm 2019
Mục tiêu đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng vào năm 2024 của NASA không khả thi vì sự chậm trễ trong việc phát triển sản xuất bộ đồ du hành vũ trụ.
Paul K. Martin Tổng thanh tra NASA cho biết trong một báo cáo mới rằng mặc dù sẽ chi hơn một tỉ USD nhưng các bộ đồ du hành vũ trụ sử dụng trong chuyến bay đưa con người trở lại Mặt Trăng có thể hoàn thành sớm nhất vào tháng 4/2025.
Theo cơ quan giám sát, nguyên nhân của sự chậm trễ là do thiếu kinh phí, ảnh hưởng của dịch bệnh và các thách thức kỹ thuật khác.
Hiện tại, có 27 công ty khác nhau cung cấp các thành phần tạo nên bộ đồ vũ trụ thế hệ mới của NASA cho sứ mệnh lên Mặt Trăng.
Tuy nhiên, sau khi thông tin chậm chễ lan truyền trên mạng xã hội, Elon Musk, ông chủ của SpaceX chia sẻ rằng: “Có vẻ như đã có quá nhiều đầu bếp tham gia nấu ăn. SpaceX có thể làm điều đó nếu cần”.
Video đang HOT
SpaceX đã giành được hợp đồng trị giá 2,9 tỉ USD để phát triển tàu đổ bộ mặt trăng cho sứ mệnh. Tuy nhiên, việc trao hợp đồng đã bị trì hoãn do hai đối thủ cạnh tranh là Blue Origin và Dynetics phản đối, kiện SpaceX.
Tổng thanh tra cho biết những cuộc kiện cáo đó cũng góp phần khiến NASA không thể đạt được mục tiêu hạ cánh vào năm 2024.
Mô phỏng nơi phi thuyền Mỹ sẽ đáp xuống mặt trăng vào năm 2024
Giám đốc NASA, Bill Nelson, đã đưa ra câu trả lời về việc đã sẵn sàng lên Mặt Trăng vào năm 2024 hay chưa trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Ông nói: “Mục tiêu là năm 2024, nhưng thực sự rất khó. Yếu tố quan trọng hàng đầu đó là sự an toàn và nó liên quan đến con người. Có thể có sự chậm trễ, nhưng mục tiêu là vào cuối năm 2024″.
Các chuyên gia tiến hành một cuộc kiểm toán thực hiện từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021 nhằm mục đích kiểm tra sự phát triển bộ vũ trụ thế hệ mới của NASA phục vụ cho các sứ mệnh của Trạm vũ trụ quốc tế ISS và Artemis đưa con người trở lại Mặt Trăng.
Theo báo cáo, việc phát triển các bộ vũ trụ mới là rất quan trọng trong việc “đưa con người trở lại Mặt Trăng, tiếp tục các hoạt động an toàn trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS, khám phá Sao Hỏa cũng như các địa điểm không gian khác”.
Hiện tại, các phi hành gia sử dụng bộ đồ EMU thiết kế cách đây 45 năm cho Chương trình Tàu con thoi và những bộ đồ không gian đã được tân trang lại, thiết kế lại một phần để phục vụ các hoạt động ngoài trời trên ISS.
Nếu thành công, sứ mệnh sắp tới sẽ đánh dấu lần đầu tiên con người quay lại “Chị Hằng” kể từ năm 1972, cũng như chứng kiến người phụ nữ đầu tiên bước đi trên bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái đất.
Phát hiện hơi nước xung quanh mặt trăng của sao Mộc, liệu có thể tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất?
Kính thiên văn Hubble tìm thấy bằng chứng về hơi nước trong bầu khí quyển của mặt trăng Ganymede của sao Mộc.
Kính viễn vọng không gian Hubble của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã theo dõi và tìm ra bằng chứng về hơi nước trong khí quyển xung quanh mặt trăng Ganymede của sao Mộc, mặt trăng lớn nhất trong hệ mặt trời.
Hơi nước hình thành khi bề mặt băng giá của mặt trăng chuyển từ thể rắn sang thể khí, quá trình mà các nhà khoa học gọi là sự thăng hoa.
Các nhà thiên văn học phát hiện ra sự tồn tại của hơi nước sau khi nghiên cứu xem xét dữ liệu trong khoảng 2 thập kỷ mà Kính viễn vọng không gian Hubble thu thập được.
Mặt trăng Ganymede của sao Mộc.
Nghiên cứu trước đây cho thấy Ganymede là vật thể lớn thứ chín trong hệ mặt trời, mặc dù mặt trăng này nhỏ hơn hành tinh của chúng ta 2,4 lần nhưng chứa tổng lượng nước nhiều hơn tất cả các đại dương trên Trái đất cộng lại.
Ganymede quá lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào khảng âm 184 độ C, bề mặt là một lớp băng dày đặc.
Ngoài việc là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong hệ mặt trời, Ganymede còn là mặt trăng duy nhất có từ trường. Điều này khiến xảy ra hiện tượng cực quang phát sáng xung quanh cực bắc và cực nam của mặt trăng.
Kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được những hình ảnh tia cực tím đầu tiên về Ganymede vào năm 1998 cho thấy những dải cực quang ở hai cực. Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng cực quang xuất hiện là do bầu khí quyển chứa oxy tinh khiết, nhưng sau này họ phát hiện có một số đặc điểm không thể giải thích được với thuyết này.
Nhiệt độ bề mặt của Ganymede có thể thay đổi trong một ngày. Tại đường xích đạo của mặt trăng, vào khoảng giữa trưa, thời tiết ấm hơn nhiều, khiến bề mặt thăng hoa, giải phóng một lượng nhỏ phân tử nước.
Mặc dù lớp vỏ băng của Ganymede cứng như đá, nhưng luồng hạt tích điện từ mặt trời có thể làm xói mòn và giải phóng hơi nước.
Sứ mệnh JUICE của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA sẽ khởi động vào năm 2022 và dự kiến sẽ đến sao Mộc năm 2029. Sứ mệnh của ESA sẽ dành ít nhất 3 năm để quan sát chi tiết về hành tinh khổng lồ sao Mộc và 3 mặt trăng lớn nhất của hành tinh này. Các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ hiểu biết thêm về mặt trăng Ganymede như một môi trường sống tiềm năng trong tương lai.
Nhà khoa học Lorenz Roth, Viện Công nghệ Hoàng gia KTH ở Stockholm, Thụy Điển, trưởng nhóm nghiên cứu tìm ra hơi nước ở mặt trăng của sao Mộc cho biết: "Kết quả của chúng tôi cung cấp cho nhóm dự án JUICE thông tin có giá trị, sử dụng để tinh chỉnh kế hoạch quan sát của họ nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tàu vũ trụ".
Gần đây, sứ mệnh Juno của NASA, quan sát Sao Mộc và các mặt trăng của nó từ năm 2016, đã chụp được những hình ảnh cận cảnh đầu tiên về Ganymede sau hai thập kỷ .
Hiểu thêm về Ganymede giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về cách những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc và các mặt trăng hình thành, phát triển theo thời gian.
Nghiên cứu đặt hi vọng tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu mặt trăng băng giá, nằm rải rác trong hệ mặt trời có phải là môi trường thích hợp cho sự sống trong tương lai hay không.
Lần đầu tiên phi hành gia trồng ớt trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS Các phi hành gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA trồng ớt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS để gia tăng thêm gia vị trong bữa ăn hàng ngày. Lần đầu tiên phi hành gia trồng ớt trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS Cơ quan hàng không vụ trụ Mỹ NASA cho biết các phi hành gia trồng...