NASA chọn nữ phi hành gia da màu đầu tiên lên Trạm vũ trụ
Ngày 26-8, NASA đã chỉ định phi hành gia Jeanette Epps sẽ tham gia sứ mệnh Starliner-1 của NASA. Đây là chuyến bay chở phi hành đoàn đầu tiên của tàu vũ trụ CST-100 Starliner của Boeing trong sứ mệnh tới Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào năm 2021.
Cô Epps sẽ tham gia cùng nữ phi hành gia kỳ cựu Sunita Williams và nam phi hành gia Josh Cassada của NASA trong chuyến thám hiểm vũ trụ kéo dài sáu tháng.
Đây sẽ là chuyến bay đầu tiên dành cho nữ phi hành gia Epps, người đã lấy bằng cử nhân vật lý năm 1992 tại trường Cao đẳng LeMoyne ở quê hương cô là thành phố Syracuse, bang New York. Cô đã hoàn thành bằng thạc sĩ khoa học năm 1994 và bằng Tiến sĩ kỹ thuật hàng không vũ trụ năm 2000, đều tại Đại học Maryland, College Park.
Trong khi lấy bằng tiến sĩ, Epps là thành viên Dự án Nghiên cứu sinh viên sau đại học của NASA, là tác giả của một số bài báo trên tạp chí và trình bày tại hội nghị về nghiên cứu của cô.
Video đang HOT
Jeanette Epps, nữ phi hành gia da đen đầu tiên được NASA chọn lựa để tham gia các hoạt động trên Trạm vũ trụ. Ảnh: NASA.
Sau khi hoàn thành chương trình cao học, cô đã làm việc trong một phòng thí nghiệm nghiên cứu trong hơn hai năm, đồng tác giả của một số bằng sáng chế, trước khi được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tuyển dụng.
Cô đã trải qua bảy năm với tư cách là nhân viên tình báo kỹ thuật của CIA trước khi được lựa chọn làm thành viên của lớp phi hành gia vào năm 2009.
Vào tháng 8-2018, NASA đã quyết định giao nhiệm vụ cho hai phi hành gia Williams và Cassada thực hiện sứ mệnh Starliner-1. Chuyến bay vũ trụ này sẽ là chuyến đầu tiên dành cho nam phi hành gia Cassada và chuyến thứ ba của Williams, người đã từng sống trên trạm vũ trụ trong thời gian dài.
Phi hành gia Sunita Williams và Josh Cassada được NASA chọn tham gia chuyến bay đầu tiên lên Trạm vũ trụ quốc tế trên tàu vũ trụ của Boeing. Ảnh: NASA.
NASA đang làm việc với các công ty hàng không vũ trụ Mỹ để phát triển các chuyến bay chở phi hành đoàn thương mại lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp và lên Trạm vũ trụ.
Trong gần 20 năm, Trạm vũ trụ quốc tế đã đóng vai trò là một thử nghiệm quan trọng để NASA hiểu và vượt qua những thách thức của chuyến bay trong thời gian dài. Khi các công ty thương mại tập trung vào việc cung cấp dịch vụ vận chuyển con người lên quỹ đạo và trở về Trái đất, NASA sẽ tập trung vào việc chế tạo tàu vũ trụ và tên lửa cho các sứ mệnh không gian sâu.
Trạm vũ trụ Quốc tế gặp sự cố
NASA cho biết mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát và họ đang cử 3 phi hành gia để kiểm tra gấp vấn đề.
Theo Gizmodo, Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) xác nhận bị rò rỉ không khí cao hơn mức an toàn. Cơ quan này cho biết đang tổ chức một cuộc thám hiểm ra ngoài không gian để kiểm tra bề mặt của trạm vũ trụ có hư hại nào không.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và các tổ chức quốc tế liên ngành khác đã phát hiện việc rò rỉ không khí đầu tiên vào tháng 9/2019. ISS cơ bản cũng bị mất một lượng không khí theo thời gian, nhưng tốc độ rò rỉ như hiện tại là hơi cao và nó đã diễn ra liên tục một năm qua.
3 phi hành gia sẽ được cử đi kiểm tra khu vực có mức rò rỉ không khí cao. Ảnh: NASA.
Theo NASA, các phi hành gia quản lý ISS vẫn chưa thể tìm thấy điểm rò rỉ không khí chính xác nhất vì họ cần dành nhiều thời gian để vận hành cả cỗ máy khổng lồ này. Trong khi việc tìm kiếm điểm rò rỉ cần các phi hành gia phải đi bộ ra ngoài không gian và kiểm tra cẩn thận.
Tuy có mức độ rò rỉ không khí cao hơn mức bình thường, NASA xác nhận "các thông số vẫn nằm trong mức kiểm soát và không gây nguy hiểm lúc này cho phi hành đoàn lẫn trạm vũ trụ". NASA cho biết họ chuẩn bị "xác định vị trí bị lỗi, cô lập và sửa chữa nó".
Cụ thể, NASA sẽ cử 3 phi hành gia là Chris Cassidy, Ivan Vagner và Anatoly Ivanishin để kiểm tra khu vực Zvezda, quá trình diễn ra trong 4 ngày 21-24/8. Khi quá trình thực hiện, toàn bộ cửa sập của ISS phải đóng để giám sát áp suất, nhằm tìm ra nơi nào bị mất không khí nhiều hơn mức bình thường.
Năm 2018, một sự cố nghiêm trọng liên quan tới rò rỉ khí oxy từng xảy ra trên ISS. Từ một vết nứt nhỏ do vi thiên thạch tác động lên thân tàu vũ trụ Soyuz MS-09, các phi hành gia sau đó đối diện với nguy cơ tử vong khi vết nứt lớn dần và làm mất rất nhiều khí oxy. Khi đó, các phi hành gia đã phải dùng băng keo vũ trụ để dán lại vết nứt như một các ngăn chặn trong lúc khẩn cấp.
Nga đang phân tích video về 5 vật thể nghi là UFO Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga cho rằng còn quá sớm để kết luận liệu các vật thể được ghi hình có phải UFO hay không. Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos) đang phân tích một video được cho là hình ảnh của các vật thể bay không xác định (UFO) do một phi hành gia người Nga vô tình...