NASA chỉ ra nguyên nhân mới khiến nhiều thành phố lớn ở Mỹ đang chìm xuống
Những hình ảnh vệ tinh của NASA cho thấy không chỉ mực nước biển dâng cao mà đất, nơi các thành phố lớn được xây dựng trên đó thực sự đang chìm xuống.
Các nhà khoa học phát hiện cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn như New York, Baltimore và Norfolk, Virginia, được xây dựng trên vùng đất bị chìm trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2020. Ảnh: NASA
Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), mực nước biển dâng cao đang đe dọa Bờ Đông của nước Mỹ, nhưng đó không phải là điều duy nhất đáng lo ngại.
Những hình ảnh được NASA chia sẻ hôm 21/2 cho thấy khu vực bờ biển, gồm cả vùng đất mà các thành phố lớn như New York và Baltimore được xây dựng bên trên, đang thực sự chìm xuống.
Qua nghiên cứu, một nhóm các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Đổi mới và Quan sát Trái đất thuộc Viện Công nghệ Virginia (Virginia Tech) được NASA tài trợ nhận thấy vấn đề địa lý đang “xảy ra đủ nhanh để đe dọa cơ sở hạ tầng, đất nông nghiệp và vùng đất ngập nước, nơi hàng chục triệu người dọc bờ biển phụ thuộc”.
Bằng việc xem xét dữ liệu vệ tinh và cảm biến GPS để theo dõi chuyển động của bờ biển, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn như New York, Baltimore và Norfolk, Virginia, được xây dựng trên vùng đất bị chìm trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2020.
Đất ở đây trung bình bị sụt lún, hoặc chìm xuống từ 1 – 2 mm một năm, nhưng đất ở một số hạt thuộc các bang như Delaware, Maryland, Nam Carolina và Georgia chìm nhanh gấp 2 – 3 lần, còn đất ở vùng đầm lầy chìm xuống hơn 3 mm mỗi năm. Rừng cũng bị dịch chuyển do xâm nhập mặn và sụt lún đất.
Theo NASA, động vật hoang dã không phải là thứ duy nhất bị ảnh hưởng. Dọc theo bờ biển, ít nhất 897.000 cấu trúc xây dựng, bao gồm đường cao tốc và sân bay nằm trên vùng đất đang bị sụt lún.
Video đang HOT
Những phát hiện nêu trên của NASA đã nối tiếp một nghiên cứu khác từ phòng thí nghiệm Virginia Tech, đã được công bố trên tạp chí khoa học PNAS Nexus.
Các bản đồ được NASA chia sẻ được tạo bằng cách sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu cho thấy khu vực Trung Đại Tây Dương đang chìm xuống nhiều hơn. Nguyên nhân là do lớp băng Laurentide bắt đầu tan chảy cách đây 12.000 năm, khiến khu vực này chìm xuống và hiện tượng chìm xuống vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Thành phồ Charleston thuộc bang Nam Carolina đang phải hứng chịu tình trạng sụt lún tồi tệ nhất, mỗi năm chìm khoảng 4 mm. Ảnh: NASA
Một trong những thành phố chìm nhanh nhất là Charleston thuộc bang Nam Carolina, nơi khu vực trung tâm chỉ cao hơn mực nước biển 10 feet (3,048 m) và đang chứng kiến mức độ sụt lún khoảng 4 mm mỗi năm.
Theo NASA, khoảng 800.000 người sống trong thành phố này và một phần nguyên nhân dẫn tới việc thành phố đang chìm dần là do các hoạt động của con người như khai thác nước ngầm.
Để ngăn chặn lũ lụt do thủy triều, thành phố Charleston đang xem xét xây dựng đê biển dài 8 dặm (12,87 km) nhằm bảo vệ thành phố khỏi tình trạng nước dâng do bão.
Nhà địa vật lý Leonard Ohenhen tại Virginia Tech cho rằng vấn đề sụt lún là “nguy hiểm” và không được quan tâm như vấn đề nước biển dâng cao. Nhưng đây vẫn là một vấn đề lớn và người dân sống dọc bờ biển có thể phải chịu nhiều thiệt hại hơn về nhà cửa, trang trại và do bị nước mặn xâm nhập.
Theo Manoochehr Shirzaei, đồng tác giả của cả hai nghiên cứu nêu trên và là giám đốc phòng thí nghiệm Virginia Tech, sụt lún là một vấn đề có thể được làm chậm lại cục bộ. Khai thác nước ngầm cũng như các con đập và cơ sở hạ tầng khác cũng có thể gây ra sụt lún.
Mỹ trình làng dòng máy bay siêu thanh chống ồn mới
Hôm 13.1, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố dòng máy bay siêu thanh chống ồn mới, trong nỗ lực hiện thực hóa các chuyến bay siêu thanh thương mại trên đất liền ở Mỹ.
Cận cảnh dòng máy bay siêu thanh mới. Ảnh AFP
Trong buổi lễ chung với công ty Skunk Works trực thuộc Tập đoàn Lockheed Martin ở thành phố Palmdale (bang California) hôm 13.1 (giờ Việt Nam), NASA đã ra mắt X-59, dòng máy bay siêu thanh thử nghiệm dự kiến có thể đạt vận tốc gấp 1,4 lần âm thanh (1.488 km/giờ).
X-59 có chiều dài 30,4 m, bề ngang 9 m, với phần mũi mỏng và thuôn dài chiếm gần 1/3 chiều dài tổng thể của máy bay. Tính năng này được thiết kế để phân tán những đợt sóng xung kích vốn thường bao phủ máy bay và gây ra những tiếng nổ siêu thanh.
X-59 - dòng máy bay siêu thanh chống ồn mới của Mỹ
Trong nỗ lực kiện toàn thêm năng lực siêu thanh của máy bay, các kỹ sư dời buồng lái xuống vị trí gần như bằng phân nửa chiều dài và loại bỏ các kính cửa sổ hướng về phía trước như ở các dòng máy bay khác.
Giải thích cấu hình X-59 tại buổi ra mắt, Phó giám đốc NASA Pam Melroy cho biết: "Chúng tôi đã đưa ra các quyết định nhằm giảm độ ồn khi hoạt động của máy bay, nhưng đó thật sự là một bước tiến quan trọng cho bản thân dòng máy bay và cho sự tiến bộ của công nghệ hàng không".
X-59 dự kiến sẽ cất cánh trong năm nay. Ảnh AFP
"[Với] thách thức lớn do buồng lái bị hạn chế [về] tầm nhìn, đội ngũ kỹ sư đã phát triển hệ thống quan sát bên ngoài, và đó thật sự là phát kiến tuyệt vời của các camera độ phân giải cao nạp thông tin cho màn hình độ phân giải siêu cao", theo ông Melroy.
Dòng X-59 cũng được thiết kế để động cơ gắn bên trên và mặt dưới nhẵn để ngăn chặn sóng xung kích hình thành từ đằng sau phi cơ và gây ra những tiếng nổ siêu thanh.
Dự kiến X-59 sẽ thực hiện chuyến bay thử đầu tiên trong năm nay trước khi tiến tới chuyến bay siêu thanh chống ồn.
Một khi các chuyến bay thử hoàn tất, X-59 sẽ bay ngang một số thành phố Mỹ và trong quá trình tiến hành thu thập ý kiến dư luận về hiệu quả hoạt động của máy bay.
Trong nửa thế kỷ qua, các chuyến bay siêu thanh thương mại đã bị cấm trên phạm vi đất liền Mỹ vì quá ồn. Sự ra đời của X-59 được kỳ vọng sẽ biến ước mơ bay siêu thanh thành hiện thực.
Mỹ mô phỏng dùng vũ khí hạt nhân tấn công tiểu hành tinh lao vào trái đất Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (bang California, Mỹ) đã mô phỏng sự kiện 'Ngày tận thế' bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công một tiểu hành tinh đang đe dọa trái đất. Mô phỏng một tiểu hành tinh lao vào trái đất. Ảnh ESA Năm ngoái, một sứ mệnh tên DART của Cơ quan Hàng không Vũ trụ...