Não người có thiên hướng phong tỏa ý nghĩ về cái chết
Theo NeuroImage, các chuyên gia ở Đại học Bar Lian, Israel, tuyên bố rằng bộ não con người ngăn chặn hiệu quả những suy nghĩ về sự hữu hạn của cuộc sống.
Bộ não bảo vệ con người khỏi những suy nghĩ về cái chết của chính mình, cho phép duy trì một lối sống bình thường – Ảnh: Pixabay
Do đó, mọi người tin rằng cuộc sống của họ sẽ kéo dài rất lâu và chết là điều sẽ không bao giờ xảy ra với họ. Bộ não bảo vệ con người khỏi những suy nghĩ về cái chết của chính mình, cho phép duy trì một lối sống bình thường.
Yair Dor-Ziederman, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho rằng bộ não từ chối chấp nhận cái chết là không thể tránh khỏi. Khi não nhận được thông tin về cái chết, não chỉ cho chúng ta thấy dữ liệu này không đáng tin cậy và chúng ta không tin vào thông tin đó.
Tất cả nguồn sinh học của chúng ta được thiết lập để tồn tại và điều này mâu thuẫn với suy nghĩ về sự mong manh của cuộc sống. Các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu cách não phản ứng với cái chết, khoảng 10 năm trước. Hóa ra, con người thường mắc sai lầm khi dự đoán sự ra đi của chính mình, nhưng điều này lại không xảy ra khi anh ta dự báo về nguy cơ tử vong của người khác.
Video đang HOT
Để hiểu làm thế nào bộ não của con người được bảo vệ khỏi những suy nghĩ tiêu cực, một thử nghiệm đặc biệt đã được tiến hành. 24 tình nguyện viên được cho nhìn vào màn hình trên đó xuất hiện hình ảnh của nhiều người khác nhau, bao gồm cả những người tham gia thử nghiệm. Nhiều từ ngữ khác nhau xuất hiện trên khuôn mặt, trong số đó có những từ làm người ta liên tưởng đến cái chết. Ví dụ, những từ nghĩa trang hoặc chôn cất.
Các nhà nghiên cứu theo dõi hoạt tính não. Nếu một từ như vậy xuất hiện bên cạnh một bức ảnh khuôn mặt của một tình nguyện viên, hoạt tính bộ não anh ta thay đổi. Người đó không muốn gắn hình ảnh của mình với suy nghĩ về cái chết.
Theo Yair Dor-Ziederman, hiện tại, mọi người ít phải đối mặt với cái chết, họ biết ít về nó và rất có thể, họ sợ điều đó hơn. Chúng ta làm việc chăm chỉ, đến các câu lạc bộ thể thao, vui chơi, dành hàng giờ lướt mạng xã hội và không có thời gian để nghĩ về cái chết. Trong tiềm thức, mọi người bỏ qua thực tế và tự cho rằng mình tồn tại rất lâu.
Trong các công trình nghiên cứu tiếp theo, các nhà khoa học phải tìm cách khám phá tầm quan trọng của cơ chế bảo vệ này đối với sự sống còn. Các nhà khoa học tin rằng điều này sẽ giúp tìm ra cách đối phó với nỗi sợ chết.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Du học sinh "mách nhau" cách đối phó khi bị bắt nạt chỗ làm thêm
Chăm chỉ làm việc nhưng không quá nhẫn nhịn, và nhanh học tiếng bản xứ là cách mà nhiều du học sinh khuyên bảo nhau khi đi làm bán thời gian tại Nhật Bản.
Du học sinh đi làm thêm tại Nhật Bản, nếu may mắn sẽ gặp được quản lý có trách nhiệm, chỉ dạy tận tình. (Ảnh minh họa)
"Tôi vừa chân ướt chân ráo sang Nhật du học. Gia đình cũng không phải dạng khá giả nên tôi lập tức tìm việc làm thêm và được nhận vào làm nhân viên phục vụ quán. Trong quán, từ quản lý tới các nhân viên người Nhật đều khá khắt khe với người nước ngoài, không chỉ tôi mà còn cả với những bạn là du học sinh của các nước khác đi làm thêm. Những nhân viên người Nhật thường được ưu ái hơn, và họ bắt tôi làm công việc khó khăn, liên tục bận rộn như pha chế, rửa chén.
Thời gian đầu, tôi luôn cố gắng làm thật tốt mọi việc, một phần là muốn để lại ấn tượng tốt trong mắt người Nhật. Thế nhưng dù tôi làm có tốt thế nào thì họ vẫn tìm cách bắt bẻ, thậm chí xúi nhau dồn hết công việc cho tôi. Đến một hôm, tôi quá mệt mỏi và áp lực, tôi đã dùng hết "vốn liếng" tiếng Nhật đã được học để từ chối. Tôi cứ nghĩ rằng sẽ bị sa thải ngay lập tức, không ngờ, sự phản ứng ấy lại có hiệu quả, vì bình thường tôi làm việc tốt hơn nhân viên người Nhật. Cũng từ đó, tôi không còn bị các nhân viên khác dồn việc, không bị quản lý soi mói, bắt lỗi nhỏ nhặt nữa. Điều đó cũng giúp tôi tự tin hơn rất nhiều". Đó là tâm sự của Phương Nhi, một nữ sinh Việt trong những ngày đầu vừa sang Nhật du học.
Chuyện các du học sinh nước ngoài bị chèn ép khi đi làm thêm thực không hiếm gặp ở Nhật. Nhất là với những du học sinh vừa sang, không biết tiếng Nhật và không hiểu văn hóa của người Nhật.
Hoàng Thị Phương Thảo sang Nhật đã hơn 1 năm. Khi vừa sang, vì không biết tiếng nên Thảo cũng gặp khá nhiều áp lực công việc, lẫn cách đối xử của cấp trên. Vừa học tiếng trên lớp, vừa làm phục vụ ở quán nên tiếng Nhật của Thảo khá lên trông thấy. Tuy nhiên, khi cảm thấy công việc làm thêm quá áp lực, Thảo quyết định nghỉ, rồi đi làm phiên dịch giúp những lao động Việt tại Nhật. Thảo cho biết, trong thời gian đi làm phiên dịch, tôi gặp rất nhiều người Việt chịu thiệt thòi, có khi là bị cấp trên bắt nạt, bạo hành, có khi là ốm đau, phải đi viện nhưng không thể giao tiếp, không có hướng dẫn nên mất nhiều thời gian, công sức.
"Một vài người Nhật không thích người nước ngoài và phân biệt khá đối xử. Vì vậy, điều mà các du học sinh đi làm thêm nên cố gắng học là tiếng Nhật. Trong khoảng thời gian làm phiên dịch cho lao động Việt, tôi gặp cả những vấn đề khá tế nhị. Suy cho cùng, lao động Việt Nam mình là khổ nhất, vì người Nhật cũng biết Việt Nam là nước nghèo nên trả lương cho lao động khá rẻ", Phương Thảo cho biết.
Thái Việt Hà cũng từng gặp phải tình trạng bị chèn ép vì chưa thạo tiếng Nhật. Hà chia sẻ: "Đi làm thêm ở Nhật, nếu gặp được những người hiền lành, họ sẽ chỉ dạy cho mình tận tình và trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu gặp phải những người hay kỳ thị lao động nước ngoài thì suốt ngày bị họ soi mói. Trước đây tôi cũng làm thêm ở quán thịt nướng, chỉ có một mình tôi chạy bàn. Có những lúc không hiểu hết ngôn ngữ của họ là tôi lại bị nhìn với ánh mắt khinh miệt. Thêm vào đó, mỗi ngày quản lý lại chỉ việc theo mỗi kiểu. Khi công việc dồn vào tôi quá nhiều, tôi đành phải xin nghỉ".
Tại Nhật Bản, du học sinh chỉ được phép làm tối đa 4h/ngày, 28h/tuần, nhằm đảm bảo sức khỏe để tập trung vào việc học. Đôi khi, trong một vài trường hợp, công việc đòi hỏi các bạn phải làm xong hết mới được phép tan ca, dù vượt quá thời gian quy định nhưng nếu không biết tiếng bản xứ sẽ không biết làm cách nào để trao đổi, giải quyết. Chính vì vậy, tầm quan trọng của việc có thể sử dụng tiếng bản xứ là một lợi thế hàng đầu đối với du học sinh.
Chị Thanh Thanh cho rằng: "Khi biết tiếng Nhật và có chính kiến riêng thì sẽ không ai dám bắt nạt bạn. Hồi tôi mới sang, đi làm thêm ở quán cũng bị chèn ép. Nhưng khi tôi biết tiếng Nhật và làm việc nghiêm túc thì chẳng còn ai nói gì, thậm chí, quản lý còn "nể" hơn một số người bản xứ".
Khánh Hòa
Theo vietnamnet.vn
Vừa kể với bố mẹ chuyện thân thể người yêu không được lành lặn, tôi lập tức bị cả nhà phản đối và chê trách ngu ngốc Người phụ nữ sướng hay khổ là ở tấm chồng, hiểu được câu đó nên tôi thật phân vân không biết nên chọn người đàn ông nào trong hai người đây? Tôi là giáo viên dạy tiểu học, mới ra trường. Trong suốt thời gian sinh viên chỉ chăm chú vào việc học hành nên không có nhiều thời gian để tìm hiểu...