Nắng và gió – bài học từ đại dịch cúm 1918

Theo dõi VGT trên

Không khí trong lành, ánh sáng mặt trời và bệnh viện dã chiến là vũ khí chống dịch cúm hơn 100 năm trước, tương đồng với Covid-19 ngày nay.

Đại dịch mới xuất hiện đẩy các nhà khoa học vào cuộc đua điều chế vaccine và thử nghiệm thuốc. Chính phủ các nước thực hiện kiểm dịch, áp dụng “cách biệt cộng đồng”, phong tỏa một khu vực hoặc thậm chí cả đất nước. Các sự kiện tụ tập đông đúc bị hoãn, nửa tỷ người trên thế giới phải ở trong nhà.

Giới chức y tế toàn cầu đã thực hiện các biện pháp tương tự 100 năm trước, khi dịch cúm Tây Ban Nha lan rộng khắp 5 châu. Cách này đưa đến các kết quả khác nhau. Tuy nhiên có một biện pháp cổ xưa, đơn giản và chứng minh tác dụng: ánh nắng và không khí thoáng.

Theo các dữ liệu y tế kể từ đại dịch năm 1918, các nhà khoa học chỉ ra rằng liệu pháp “phơi nắng” rất hiệu quả nhưng ít người biết đến để đối phó với căn bệnh. Họ nhận thấy các bệnh nhân cúm Tây Ban Nha nặng được chăm sóc ngoài trời hồi phục tốt hơn những người điều trị trong nhà. Sự kết hợp của không khí trong lành và ánh sáng mặt trời dường như đã ngăn ngừa khả năng tử vong của bệnh nhân và nguy cơ lây chéo của nhân viên y tế.

Nắng và gió - bài học từ đại dịch cúm 1918 - Hình 1

Bệnh nhân cúm Tây Ban Nha năm 1918 được điều trị ngoài trời tại Boston, Mỹ. Ảnh: National Archives

Trong dịch năm 1918, một trong số những nơi nguy hiểm nhất là các tàu quân sự đông đúc với hệ thống thông gió kém. Các binh lính và thủy thủ có nguy cơ cao bị nhiễm cúm và nhiều loại bệnh khác. Hầu hết bệnh nhân cúm Tây Ban nha không chết vì cúm, mà do viêm phổi và các biến chứng khác. Điều này tương đồng với Covid-19.

Khi dịch cúm lan đến bờ biển phía đông nước Mỹ, thành phố Boston bị ảnh hưởng nặng nề. Cảnh sát đã thành lập một bệnh viện khẩn cấp để điều trị cho các ca nặng nhất trong số thủy thủ trên tàu quân sự cập cảng Boston.

Nhân viên y tế thường xuyên thông khí trong các lều chữa bệnh. Khi trời nắng ráo, họ đưa các thủy thủ ra ngoài. Đây là điều thường thấy trong các bệnh viện thời bấy giờ. Điều trị “ngoài trời” được áp dụng rộng rãi ở Mặt trận phía Tây. Cách thức này cũng thích hợp cho bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, trong đó có lao phổi.

Bệnh nhân được đặt bên ngoài để hít thở không khí trong lành hoặc chăm sóc trong khu cách ly với cửa sổ mở cả ngày lẫn đêm.

Những năm 1960, các nhà khoa học của Bộ Quốc phòng Mỹ đã chứng minh rằng không khí trong lành là chất khử trùng tự nhiên, có vai trò diệt khuẩn, tiêu diệt virus cúm và một số loại virus khác so với không khí trong nhà. Họ gọi đây là “yếu tố thoáng khí”, cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Bên cạnh đó ánh nắng mặt trời cũng có tác dụng bất hoạt virus, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh phổi và một số bệnh nhiễm trùng khác. Trong Thế chiến Thứ nhất, các bác sĩ phẫu thuật quân sự thường xuyên sử dụng ánh sáng mặt trời để chữa lành vết thương bị nhiễm trùng.

Video đang HOT

Năm 1920, các chuyên gia phát hiện việc đưa bệnh nhân ra ngoài nắng giúp tổng hợp vitamin D trong da. Lượng vitamin D cơ thể thấp có liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm.

Trong đại dịch năm 1918, các bệnh viện dã chiến được xây dựng nhanh chóng. Nhân viên y tế đặc biệt chú ý giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.

Nắng và gió - bài học từ đại dịch cúm 1918 - Hình 2

Bệnh viện dã chiến được dựng lại từ Nhà thi đấu Tazihu ở Vũ Hán ngày 21/2. Ảnh: Barcroft Media

Nếu lịch sử năm 1918 lặp lại, hoặc cuộc khủng hoảng Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, các chuyên gia cho rằng bệnh viện dã chiến và lều điều trị tạm thời là cần thiết.

Kể từ đầu dịch, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn sự lây lan của virus như phong tỏa hàng loạt thành phố của tỉnh Hồ Bắc, xây dựng nhiều bệnh viện dã chiến và kiểm dịch trên diện rộng. Đến nay, số ca bệnh nội địa ở nước này giảm mạnh. Tình hình ở tâm dịch Vũ Hán tốt lên rất nhiều. Hôm 10/3, bệnh viện dã chiến cuối cùng ở thành phố chính thức đóng cửa sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Trong khi đó, các nước châu Âu đang trở thành ổ dịch mới. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Italy với hơn 35.000 người lây nhiễm và 2.978 bệnh nhân tử vong. Chính quyền phong tỏa toàn bộ đất nước. Trung tâm triển lãm quốc tế Fiera Milano tại thành phố Milan được trưng dụng làm nơi điều trị đặc biệt dành cho bệnh nhân Covid-19. Đây là bệnh viện dã chiến đầu tiên được thành lập ở nước này kể từ khi dịch bệnh quét qua.

Tính đến ngày 19/3, Covid-19 đã lan 176 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 220.000 người bệnh, 8.982 ca tử vong. Khoảng 85.000 người đã hồi phục.

Thục Linh (Medium/vnexpress.net)

Quan điểm khác biệt về khẩu trang giữa người Á Đông và phương Tây

Khẩu trang đã "cháy hàng" tại nhiều cửa hàng trên khắp thế giới vì virus Corona (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, việc lựa chọn đeo khẩu trang giữa châu Á và phương Tây có nhiều điểm khác biệt.

Quan điểm khác biệt về khẩu trang giữa người Á Đông và phương Tây - Hình 1


Người dân đeo khẩu trang tại Tokyo. Ảnh: Reuters

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết ở Đông Á, nơi ký ức về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) cách đây 17 năm vẫn mạnh mẽ, việc đeo khẩu trang vốn trở thành tiêu chuẩn.

Nhiều người cho rằng việc đeo khẩu trang là trách nhiệm để giảm nguy cơ lây lan SARS-CoV-2. Nhiều cơ sở kinh doanh chỉ cho khách hàng có khẩu trang được ra vào. Không ít thành phố lớn tại Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải đã ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Nhưng một số chuyên gia khác đánh giá rằng việc rửa tay thường xuyên còn quan trọng hơn khẩu trang trong chống COVID-19.

Chuyên gia Jerome Adams, người phát ngôn về các vấn đề liên quan đến y tế công cộng của Chính phủ Mỹ, đã lên mạng xã hội Twitter kêu gọi mọi người không mua tích trữ khẩu trang bởi có thể gây khó khăn cho người làm công việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

Khẩu trang khá phổ biến tại Đông Á, ngoài việc ngăn chặn virus còn có vai trò chống ô nhiễm không khí, tránh thời tiết lạnh. Một ví dụ là Nhật Bản nơi có truyền thống đeo khẩu trang từ thời xảy ra đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918-1919.

Quan điểm khác biệt về khẩu trang giữa người Á Đông và phương Tây - Hình 2


Khẩu trang y tế bán tại Sao Paulo, Brazil. Ảnh: AFP

Giáo sư Mitsutoshi Horii tại Đại học Shumei cho biết: "Tại Nhật Bản, đeo khẩu trang là thói quen để chống lại cúm, trong thập niên 80 và 90, người dân sử dụng khẩu trang phòng ngừa viêm mũi dị ứng. Gần đây, công chúng lo ngại ô nhiễm không khí Trung Quốc và bắt đầu đeo khẩu trang".

Giáo sưu Horii nhận xét: "Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang để cảm thấy an toàn hơn. Song tại phương Tây, việc lộ gương mặt quan trọng hơn, do vậy người dân có quan điểm tiêu cực với khẩu trang".

Giáo sư Mitsutoshi Horii còn nhận định: "Trong giao tiếp xã hội tại phương Tây, việc thể hiện danh tính và giao tiếp bằng mắt. Biểu cảm gương mặt rất quan trọng".

Nhiều người tại phương Tây cho rằng việc đeo khẩu trang còn gây chú ý không cần thiết và biến họ thành mục tiêu.

Nhưng gần đây, các ngôi sao phương Tây như Bella Hadid, Kate Hudson và Gwyneth Paltrow đều đã đăng lên mạng xã hội những bức ảnh chụp họ đeo khẩu trang. Nhà thiết kế người Croatia Zoran Aragovic còn ra mắt bộ sưu tập khẩu trang đặc biệt vào đầu tháng 3. Vào tháng 2, có 220 cặp đôi đeo khẩu trang đã tham gia đám cưới tập thể tại Philippines.

Quan điểm khác biệt về khẩu trang giữa người Á Đông và phương Tây - Hình 3


Du khách đeo khẩu trang tại điểm du lịch ở Italy. Ảnh: The Guardian

Tại Mỹ, việc đeo khẩu trang cũng là điều gì đó rất hiếm và người dân không có thói quen này, trừ một số trường hợp đặc biệt như làm trong môi trường ô nhiễm hay ốm. Chính phủ Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích rằng chỉ những người có triệu chứng và ốm cũng như nhân viên y tế mới cần phải đeo khẩu trang. Đây là điều khá khác biệt so với nhiều nước châu Á.

Khi dịch COVID-19 lan rộng toàn cầu, xuất hiện 2 luồng ý kiến về việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Luồng ý kiến đầu tiên được Giáo sư William Schaffner tại Đại học Vanderbilt (Mỹ) ủng hộ cho rằng khẩu trang y tế mà người dân thường sử dụng không bảo vệ được cả phần mũi, cằm. Ông cũng quan niệm nói rằng khi ủng hộ người người đeo khẩu trang, nhân viên y tế có thể đối diện với tình trạng thiếu hụt trang bị khi làm việc. Do đó, khẩu trang cần được ưu tiên sử dụng trong môi trường y tế hơn là bên ngoài xã hội.

Tuy nhiên, cũng không ít người phản bác quan điểm này. Chuyên gia David Hui tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) đánh giá đeo khẩu trang có thể giúp bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm như COVID-19.

Quan điểm khác biệt về khẩu trang giữa người Á Đông và phương Tây - Hình 4


Người dân đeo khẩu trang khi đi tàu điện ngầm ở thành phố New York (Mỹ) ngày 11/3. Ảnh: Time

Ông Hui nói: "Nếu bạn đứng trước người ốm, khẩu trang sẽ góp phần bảo vệ". Ông cũng cho rằng vai trò của khẩu trang vô cùng quan trọng ở thời điểm dịch COVID-19 hiện nay. Những bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 đôi khi còn không có triệu chứng do vậy nhiều nhà nghiên cứu lo ngại virus này có thể lây lan ngay cả khi bệnh nhân có vẻ khỏe mạnh.

Chuyên gia Joseph Tsang tại Bệnh viện Authority (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết mục đích của đeo khẩu trang là việc làm "nhất cử lưỡng tiện". Ông chia sẻ: "Đeo khẩu trang không chỉ góp phần bảo vệ bạn khỏi việc nhiễm bệnh mà còn giảm thiểu khả năng lây lan đến những người xung quanh". Theo ông Tsang, khi giao tiếp với ai đó trong khoảng cách 2-3 mét, việc đeo khẩu trang là cần thiết.

Theo tờ Time, quan niệm về đeo hay không đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng là vấn đề mang tính khác biệt về văn hóa, lối sống ở các nhiều nước. Tuy nhiên, bất luận thế nào, dịch COVID-19 đang khiến thế giới chao đảo hiện nay đã chứng minh một thực tế rằng, đeo khẩu trang là hành động thể hiện trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng nơi bạn đang sinh sống.

WHO cho biết triệu chứng của COVID-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, khi chụp ảnh phổi có dấu hiệu xơ. Dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 12/2019 và gây hoang mang trong dư luận Trung Quốc sau đó SARS-CoV-2 đã lây lan sang 162 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là châu Âu.

Hà Linh (baotintuc.vn)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Khóc - cười khi nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
19:39:31 06/11/2024
Ông Trump sẽ phát biểu trước người ủng hộ ở Florida; bà Harris hoãn diễn văn
15:12:14 06/11/2024

Tin đang nóng

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài
08:06:56 08/11/2024
Sao nam hạng A ế vợ vì keo kiệt bủn xỉn, có 1,4 triệu đồng cũng không chịu chi?
07:50:23 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: tốn kém, sít sao nhưng rồi nhanh ngã ngũ

09:09:16 08/11/2024
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 từ chỗ tốn kém nhất, sít sao và nhiều bước ngoặt nhất đã ngã ngũ một cách nhanh chóng.

Vì sao bà Harris thất bại trước ông Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2024?

09:02:30 08/11/2024
Một số chuyên gia đã nêu bật những trở ngại chính góp phần vào lý do Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thua trước cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2024.

Israel thỏa thuận mua hàng chục tiêm kích F-15IA từ viện trợ quân sự của Mỹ

08:58:40 08/11/2024
Trong thỏa thuận trị giá 5,2 tỉ USD có 25 tiêm kích F-15IA với lựa chọn mua thêm 25 chiếc nữa, toàn bộ được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm tích hợp công nghệ tiên tiến của Israel.

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng tháng Mười Nga

08:56:37 08/11/2024
Cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917 tại nước Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự phát triển vũ bão công nghiệp, xã hội và văn hoá mà những thành tựu của nó được dành cho tất cả mọi nguời trong xã hội thụ hưởng.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bổ nhiệm bà Susie Wiles làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng

08:54:57 08/11/2024
Chánh Văn phòng Nhà Trắng là vị trí đầu tiên trong chính quyền mới được Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố. Đây là vị trí bổ nhiệm không cần sự phê chuẩn của Thượng viện Mỹ.

Philippines đối phó bão Yinxing

08:49:43 08/11/2024
Với sức gió mạnh nhất lên tới 175 km/giờ, bão Yinxing có thể đổ bộ vào miền bắc Philippines vào cuối ngày hoặc sáng sớm mai 8.11, theo AFP dẫn lại thông báo từ cơ quan thời tiết nhà nước Philippines.

Đa số nghị sĩ Quốc hội Đức ủng hộ nghị quyết chống chủ nghĩa bài Do Thái

08:29:32 08/11/2024
Trong trường hợp có hành vi bài Do Thái ở trường học và trường đại học ở Đức, nghị quyết kêu gọi loại bỏ những người để xảy ra tình trạng này hoặc thậm chí đuổi việc họ.

Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ

08:27:32 08/11/2024
Nhân vật này nói thêm rằng sự thay đổi lãnh đạo ở Mỹ hay áp lực quân sự đều không thể thay đổi lập trường của nhóm này về vấn đề Palestine.

Phi hành gia nhập viện sau khi về trái đất hiện ra sao?

08:19:55 08/11/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã cập nhật tình hình của phi hành gia nhập viện sau khi từ Trạm không gian quốc tế (ISS) hồi cuối tháng trước.

Ai sẽ làm bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao dưới thời 'Trump 2.0'?

08:07:26 08/11/2024
Nhiều tên tuổi nổi bật trong cuộc đua giữ những chức vụ hàng đầu trong chính quyền nhiệm kỳ mới mà ông Donald Trump sẽ cầm quyền sau khi được dự phóng đắc cử.

Chuyện gì đang xảy ra ở chính trường Đức?

08:02:55 08/11/2024
Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa cách chức bộ trưởng Tài chính, báo hiệu sự sụp đổ của liên minh chính phủ đương nhiệm.

Công tố viên đặc biệt có động thái mới về hai vụ kiện chống ông Trump

07:58:03 08/11/2024
Chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 không chỉ đưa ông trở lại Nhà Trắng mà còn giúp ông thoát khỏi các cuộc chiến pháp lý, theo AFP.

Có thể bạn quan tâm

Đám cưới đồng giới Hà Trí Quang: Xúc động lời thề ước, Việt Hương khóc nức nở

Sao việt

10:37:03 08/11/2024
Tối ngày 6/11, đám cưới của Thanh Đoàn và Hà Trí Quang diễn ra tại Phú Quốc. Hôn lễ được tổ chức tại bãi biển của 1 khu nghỉ dưỡng sang trọng, trang trí với tông màu chủ đạo là tím, gồm nhiều hoa tươi và chong chóng.

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ

Pháp luật

10:15:52 08/11/2024
Ngày 8/11, cơ quan CSĐT Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết đang tạm giữ hình sự Phạm Minh Tiến (SN 2008, ngụ phường 2, TP Sóc Trăng) về hành vi cố ý gây thương tích.

Bản viết tay bài tập về nhà thời đại học của tỷ phú Elon Musk bị đào lại

Netizen

10:13:00 08/11/2024
Mới đây, loạt ảnh về bài tập về nhà môn Vật lý với điểm tuyệt đối 5/5 của CEO Tesla Elon Musk được chia sẻ rầm rộ trên mạng. Được biết, những hình ảnh được một người dùng tên Dima Zeniuk chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội X (trước đây là...

Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu

Sao châu á

10:06:53 08/11/2024
Ngày 7/11, tờ 163 đưa tin hình ảnh Triệu Lộ Tư với biểu cảm lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng , có thái độ lồi lõm với bạn diễn Lưu Vũ Ninh được chia sẻ rầm rộ trên MXH Weibo.

Gái trẻ đôi mươi lấy chồng già 84 tuổi, ai nghe cũng mỉa mai vì danh lợi nhưng khi biết nguyên nhân đều xót thương

Góc tâm tình

10:06:50 08/11/2024
Em kết hôn được hơn một năm thì chồng qua đời. Đối với em, đây là một giải thoát, nhưng cũng là một nỗi buồn. Chào mọi người, em năm nay 25 tuổi.

Uống trà xanh mỗi ngày, loại nào tốt cho sức khỏe?

Sức khỏe

10:06:34 08/11/2024
Tất cả các loại trà xanh đều có những lợi ích riêng. Tuy nhiên, matcha và sencha được coi là hai loại trà tốt nhất cho việc giảm cân nhờ hàm lượng catechin cao, giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa.

Cách chữa bệnh quái dị của 'thầy lang' ở Quảng Ninh

Tin nổi bật

10:00:02 08/11/2024
Không được cấp phép, không chứng chỉ hành nghề, nhưng ông Phùng Văn Tuyển ở khu Vành Kiệu 2, phường Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tự khám, chữa bệnh tại gia. Người này tự nhận có khả năng chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo.

5 thói quen hàng ngày giúp trẻ trung hơn tuổi

Làm đẹp

09:38:53 08/11/2024
Giữ cho làn da sạch sẽ là điều khá quan trọng để có được vẻ tươi trẻ rạng rỡ. Hãy tạo thói quen rửa mặt ít nhất hai lần mỗi ngày - một lần vào buổi sáng, một lần trước khi đi ngủ và khi cần thiết như sau khi đổ mồ hôi.

Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh thổi bùng lễ khai mạc LHP QT Hà Nội có 800 nghệ sĩ dự

Nhạc việt

09:29:14 08/11/2024
Hai ca khúc đình đám từ phim La La Land và The Greatest Showman trở thành điểm nhấn ấn tượng trong đêm khai mạc LHP Quốc tế Hà Nội tối 7/11 bên cạnh tiếng hát của Mỹ Linh.

Dự đoán ngày mới 8/11/2024 cho 12 con giáp: Mão gây họa thị phi

Trắc nghiệm

09:26:17 08/11/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 8/11/2024, tử vi ngày mới nhận định Mão cần đặc biệt chú ý đến cách cư xử và lời ăn tiếng nói.

ĐTCL mùa 12: 3 đội hình được Riot buff "tới nóc" giúp game thủ leo hạng thần tốc cuối mùa

Mọt game

09:11:47 08/11/2024
Sau một loạt đợt chỉnh sửa có lợi đối với cả Syndra lẫn hệ Hóa Hình, đội hình này đã trở lại đầy mạnh mẽ tại bản 14.22 của ĐTCL mùa 12.