Nâng tỷ lệ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, tham nhũng đạt trên 60%
Bộ Tư pháp vừa giao chỉ tiêu năm 2017 ngành thi hành án dân sự phải tích cực xác minh, xác định điều kiện thi hành án, đảm bảo thi hành án phần dân sự trong các bản án hình sự có hiệu quả, nâng tỷ lệ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, tham nhũng đạt trên 60%.
Cơ quan thi hành án dân sự đang “đau đầu” trước những vụ việc lớn nhưng tài sản rất ít như vụ Huỳnh Thị Huyền Như (Ảnh: Trung Kiên)
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa ký ban hành chương trình công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự năm 2017. Trong đó yêu cầu phải ra quyết định thi hành án đối với 100% các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; phấn đấu nâng cao chất lượng, tỷ lệ thi hành án dân sự xong trên 70% về việc và trên 30% về tiền trên tổng số án có điều kiện thi hành. Thi hành xong các khoản thu cho ngân sách nhà nước đạt tỷ lệ cao hơn năm 2016 về việc và về tiền trên tổng số có điều kiện thi hành.
“Tích cực xác minh, xác định điều kiện thi hành án, đảm bảo thi hành án phần dân sự trong các bản án hình sự có hiệu quả, nâng tỷ lệ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, tham nhũng đạt trên 60%. Cơ bản khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự. Hệ thống thi hành án dân sự phải kéo giảm số lượng công chức vi phạm, đặc biệt là vi phạm nghiệp vụ thi hành án dân sự so với năm 2016″- kế hoạch nêu rõ.
Bộ Tư pháp yêu cầu hệ thống thi hành án chỉ đạo thực hiện quyết liệt các chỉ tiêu, nhiệm vụ ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2017, chấm dứt hiện tượng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm chạy chỉ tiêu”, kéo giảm rõ rệt lượng án chuyển kỳ sau có điều kiện nhưng chưa thi hành xong.
Tăng cường giám sát và thẩm định, bán đấu giá tài sản. Trước phiên đấu giá yêu cầu các tổ chức bán đấu giá tài sản phải báo cáo quá trình và các thủ tục theo quy định của pháp luật. Trường hợp có dấu hiệu sai sót trong quy trình bán đấu giá phải dừng phiên đấu giá để hoàn thiện đầy đủ thủ tục;
“Chỉ đạo giải quyết dứt điểm đối với trên 11.000 vụ đã kê biên chưa xử lý được tài sản, 340 vụ việc chưa cưỡng chế giao tài sản, 258 vụ việc bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá”- Bộ Tư pháp giao chỉ tiêu.
Video đang HOT
Đồng thời yêu cầu tăng cường kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ có hiệu quả đối với những vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng; tổ công tác giải quyết án tín dụng ngân hàng tại các địa phương cần chủ động, kịp thời phối hợp với các chi nhánh ngân hàng tại địa phương để giải quyết hoặc báo cáo những khó khăn, vướng mắc về Tổng cục Thi hành án dân sự.
Trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, hệ thống thi hành án phải thực hiện đúng thời hạn, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Cục trưởng, Chi cục trưởng thi hành án phải tiếp công dân định kỳ, lắng nghe, đối thoại để giảm thiểu các khiếu nại, tố cáo kéo dài, đông người.
Về kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: “Nghiêm túc xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới đối với Cục trưởng, Chi cục trưởng thi hành án dân sự để xảy ra việc công chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực”.
Trước đó như Dân trí phản ánh, năm 2016, ngành thi hành án dân sự đã kỷ luật 96 trường hợp (tăng 14 trường hợp so với năm 2015). Trong đó khiển trách 44 trường hợp, cảnh cáo 27 trường hợp, cách chức 5 trường hợp, hạ bậc lương 8 trường hợp, buộc thôi việc 12 trường hợp. Ngoài ra có 14 trường hợp vi phạm nghiêm trọng, Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự các địa phương đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự hoặc cơ quan điều tra phát hiện, đang xem xét trách nhiệm hình sự”
Thế Kha
Theo Dantri
Khám xét nhà riêng nguyên chấp hành viên thi hành án dân sự lừa đảo
Khi còn là chấp hành viên của chi cục Thi hành án dân sự quận 3, bà Đinh Thị Anh Đào đã giả mạo người được thi hành án để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Sáng 18/11, tại trụ sở Công an phường Bình Thọ (quận Thủ Đức), Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Đinh Thị Anh Đào - nguyên là chấp hành viên chi cục Thi hành án dân sự quận 3, để điều tra về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Đinh Thị Anh Đào tại cơ quan điều tra
Theo điều tra ban đầu, tháng 10/2012, bà Đào là người được giao tổ chức thi hành một bản án dân sự. Trong quá trình thi hành án, bà Đào đã tạo dựng người khác, giả mạo người được thi hành án là bà Nguyễn Thị Nga (ngụ quận 3) để chiếm đoạt số tiền hơn 181,4 triệu đồng của người được thi hành án.
Sau thời gian điều tra, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố vụ án, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Đào.
Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đức nơi bà Đào đang làm việc
Trước đó, trong thời gian bị cơ quan kỷ luật sau khi phát hiện vụ việc, bà Đào xin thôi việc để làm thừa phát lại. Hiện bà Đào đang làm việc tại Văn phòng Thừa phát lại quận Thủ Đức.
Ông Nguyễn Tiến Pháp - Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quận Thủ Đức, xác nhận việc bắt bà Anh Đào diễn ra tại văn phòng nay. Tuy nhiên, ông Phát cho biết, hành vi vi phạm của bà Anh Đào không liên quan gì đến Văn phòng Thưa phat lai.
Sau khi đọc lệnh bắt, bà Đào được đưa về trụ sở Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đức, nơi bà làm việc. Tại đây, các cán bộ điều tra Viện Kiểm sát Nhân Dân tối cao thực hiện việc khám xét.
Sau gần một giờ khám xét tại nơi làm việc, các cán bộ điều tra không thu giữ tài liệu đồ vật gì.
Cơ quan điều tra VKSND tối cao đọc lệnh khám xét nhà.
Đến 9h30 cùng ngày, bà Đào được đưa về nhà riêng ở đường Trịnh Đình Trọng, phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM để tiếp tục chứng kiến việc khám xét. Việc khám xét nhà riêng của bà Đào kết thúc, các cán bộ điều tra cũng không thu giữ tài liệu, đồ vật gì.
Việc khám xét này có sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương và luật sư của bà Đào.
Hiện tại bà Đào đang đang bị tạm giam tại trại giam K35 Quân khu 7 thuộc Bộ quốc phòng.
Xuân Duy
Theo Dantri
Khởi tố nguyên Chi cục trưởng thi hành án dân sự Đại diện CQĐT Viện KSND tối cao vừa đến tỉnh Sóc Trăng để tống đạt quyết định khởi tố (cho tại ngoại) đối với Hứa Xuân Hương (nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mỹ Xuyên) về hành vi "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Trụ sở Chi cục thi hành án dân sự...