Nâng tổng mức đầu tư sân bay Sa Pa lên hơn 7.000 tỷ đồng
Tổng mức đầu tư toàn bộ các công trình của cảng hàng không Sa Pa được điều chỉnh từ 5.903 tỷ đồng lên 7.110 tỷ đồng…
Cục Hàng không Việt Nam – Bộ Giao thông Vận tải cùng UBND tỉnh Lào Cai vừa chính thức công bố điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Sa Pa đến năm 2030. Điều chỉnh quy hoạch được công bố tại quyết định số 2108/QĐ-BGTVT ngày 7/11/2019.
Theo quy hoạch điều chỉnh, Cảng Hàng không Sa Pa là cảng hàng không nội địa với tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự được đầu tư xây dựng tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Cảng Hàng không Sa Pa là sân bay 4C với công suất 3 triệu hành khách/năm; khai thác loại máy bay code C hoặc tương đương với 9 vị trí đỗ máy bay.
Tổng mức đầu tư toàn bộ các công trình của cảng hàng không Sa Pa cũng được điều chỉnh từ 5.903 tỷ đồng lên 7.110 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tổng nhu cầu sử dụng đất của Cảng Hàng không Sa Pa đến năm 2030 và có dự trữ phát triển sau năm 2030 là 371 ha; trong đó diện tích sử dụng chung là 160,1 ha, diện tích đất khu hàng không dân dụng là 141,15 ha, diện tích khu quân sự là 68,75 ha…
Như vậy, so với quy hoạch chi tiết trước đây, nhiều hạng mục đã được điều chỉnh tăng như: công suất được điều chỉnh từ 1,5 triệu hành khách/năm lên 3 triệu hành khách/năm; diện tích đất sử dụng điều chỉnh từ 261 ha lên 371 ha.
Chiều dài đường băng cất hạ cánh được điều chỉnh từ 2.400 m lên 3.050 m, đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế.
Ông Phạm Văn Hảo – Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đề nghị Cảng vụ Hàng không miền Bắc phối hợp UBND tỉnh Lào Cai và các cơ quan đơn vị liên quan trong công tác quản lý mốc giới, quản lý đất, khu vực lân cận cảng hàng không Sa Pa phải thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt.
Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp Cảng vụ Hàng không miền Bắc trong việc bàn giao, quản lý mốc giới quy hoạch, quản lý đất, quản lý xây dựng phát triển không gian, phát triển kết cấu hạ tầng xung quanh Cảng Hàng không Sa Pa đảm bảo hiệu quả, đồng bộ với quy hoạch đã điều chỉnh được phê duyệt.
Theo K.Linh/Vneconomy
Điện Gia Lai muốn mua đứt dự án điện gió V.P.L Bến Tre
Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (HoSE:GEG) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về việc phê duyệt chủ trương mua lại dự án nhà máy điện gió V.P.L Bến Tre từ Công ty Cổ phần Năng lượng VPL.
Điện Gia Lai muốn mua đứt dự án điện gió V.P.L Bến Tre (Ảnh minh hoạ)
Theo đó, Điện Gia Lai sẽ mua 90% cổ phần tại dự án nhà máy điện gió V.P.L Bến Tre với chi phí nhận chuyển nhượng bằng chi phí phát triển toàn bộ dự án đến thời điểm hiện tại, không quá 77,256 tỷ đồng.
HĐQT uỷ quyền cho Tổng giám đốc GEG đàm phán nhận chuyển nhượng 10% cổ phần còn lại với giá trị tương tự như trên.
Điện gió V.P.L Bến Tre có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, nằm tại xã Thừa Đức và Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án là 1.320 tỷ đồng, tương đương suất đầu tư 44 tỷ đồng/MW.
Công suất lắp máy của V.P.L Bến Tre là 70MW. Trong đó, giai đoạn 1 - từ 2017 đến 2020 có công suất 30 MW; giai đoạn 2 từ 2019 - 2021 công suất đạt 40 MW.
Tiền thân của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai là Công ty Thủy Điện Gia Lai - Kon Tum trực thuộc UBND tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Hiện, GEG sở hữu trực tiếp và gián tiếp 14 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, 8 nhà máy điện mặt trời, trong đó có 6 nhà máy được đưa vào hoạt động năm 2019. Đến năm 2025, GEG tham vọng trở thành tổ chức tư nhân dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính, lũy kế 9 tháng, doanh thu của GEG đạt 805 tỷ đồng, tương đương 80% kế hoạch năm và gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu bán điện chiếm 90%, tăng 124% cùng kỳ với điện mặt trời chiếm 59% và thủy điện là 31%.
10% còn lại là doanh thu tới từ các hoạt động bán hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ như cung cấp dịch vụ vận hành, dịch vụ quản lý dự án, tư vấn thiết kế.
Lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế 9 tháng năm nay đạt 449 tỷ đồng và 217 tỷ đồng, tăng lần lượt 125% và 62% so với cùng kỳ năm ngoái.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
Vinachem xin ưu đãi cho dự án 'sa lầy' là ngược quy luật thị trường Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng những đề xuất của Vinachem về việc ưu đãi giá cho dự án nghìn tỉ thua lỗ DAP số 2 - Vinachem là đi ngược với quy luật của thị trường. Đó mới chỉ là những giải pháp mang tính giải quyết tình thế chứ chưa đi vào bản...