Nâng tầm gạo Việt xứng danh “hạt vàng”
LTS: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã mở ra một thời kỳ mới khi quyết định đưa nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với riêng ngành nông nghiệp, ruộng đất được giao cho từng hộ nông dân, sức sản xuất được giải phóng… 3 năm sau, hạt gạo Việt lần đầu tiên đi ra thế giới.
Và hôm nay, hạt gạo Việt đang được tiếp sức để tiến xa hơn, vươn rộng hơn, mang lại giá trị lớn hơn, thực sự trở thành những “hạt vàng”.
Bài 1: Khẳng định vị trí và uy tín với thế giới.
Đánh giá về quá trình phát triển và tái cơ cấu ngành lúa gạo, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, đó là một trong những ngành hàng thực hiện tái cơ cấu thành công nhất, đưa Việt Nam vươn lên dành ngôi vị xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới.
1989 – gạo Việt ra khỏi lũy tre làng
Phải khẳng định, hạt gạo với người Việt không đơn giản là một loại ngũ cốc, nó là linh hồn, là văn hóa, là chứng nhân lịch sử của một chặng đường vượt qua đói nghèo vươn lên no ấm. Hạt gạo Việt – từ bát cơm cứu đói những năm 1945 đã trở thành loại nông sản mang về nhiều tỷ đô la cho đất nước.
Dây chuyền đóng gói gạo đặc sản tại Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May (tỉnh ồng Tháp). Ảnh: An Hiếu
Lịch sử sẽ không bao giờ quên nạn đói năm 1945 diễn ra ở 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra.
Trớ trêu thay, nạn đói khủng khiếp lại xảy ra chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng, với những cánh đồng cò bay thẳng cánh như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng xót xa nhận định: Nạn đói nguy hiểm hơn chiến tranh, bởi trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp mất 1 triệu người, còn nạn đói hơn nửa năm ở Bắc Bộ đã khiến 2 triệu người Việt Nam tử vong.
Vượt qua những ngày tháng đau thương đó, khi đất nước độc lập, miền Bắc tiến lên phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, chỉ sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957), diện tích gieo trồng tăng 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương thực tăng 57%.
Đặc biệt, năm 1974, hai vụ lúa được mùa, sản xuất lúa cả năm của cả nước đạt 5.468.800 tấn (năm 1973 đạt 4.468.000 tấn). Năng suất bình quân một vụ lúa đạt 24,18 tạ/ha; có 9 tỉnh, 107 huyện và 4.226 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc/ha ruộng hai vụ lúa. Thái Bình từ là địa phương có nhiều ngươi chết đói nhất, đã trở thành lá cờ đầu về năng suất lúa của miền Bắc: Đạt trên 7 tấn thóc/ha.
Video đang HOT
Nông dân Thừa Thiên – Huế vui được mùa lúa. Ảnh: T.L
Nhưng phải đến Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986), đường lối đổi mới của Đảng đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất, trong đó có nông nghiệp, góp phần giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới liên tục từ năm 1989 đến nay.
Năm 1989, hạt gạo Việt lần đầu tiên vươn ra thế giới với khối lượng 1,42 triệu tấn, đến nay, sau hơn 30 năm, lượng gạo xuất khẩu đã tăng gấp 5 lần.
Uy tín gạo Việt được khẳng định
Hành trình hơn 30 năm hạt gạo vươn ra thế giới không chỉ là nỗ lực vượt gian khó của nông dân với sự hỗ trợ, đầu tư của Đảng, Nhà nước mà còn là khẳng định uy tín của gạo Việt trên thị trường thế giới.
Điều này được thể hiện rõ nhất trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do dịch thì từ đầu năm 2020 đến nay, xuất khẩu gạo vẫn được coi là điểm sáng với sản lượng xuất khẩu tới 4,5 triệu tấn, trị giá 2,2 tỷ USD, giảm 1,7% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019, có thời điểm giá gạo Việt Nam còn vượt cả Thái Lan.
Cuối tháng 3/2020, khi Việt Nam chủ trương tạm ngừng xuất khẩu gạo để xem lại tình hình cung – cầu trong nước trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Philippines đã lập tức điện đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh bày tỏ sự lo ngại khi Việt Nam xem xét lại việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng.
Bộ trưởng Tài chính Philippines cho rằng, Việt Nam là thị trường nhập khẩu gạo chính và vô cùng quan trọng của Philippines, vì vậy, chỉ cần một thay đổi nhỏ từ phía Việt Nam cũng sẽ khiến thị trường rối loạn. Ông đề nghị Việt Nam đưa Philippines ra khỏi danh sách tạm dừng xuất khẩu gạo.
Tương tự, Hiệp hội Các nhà bán lẻ gạo ở Hongkong cũng gửi thông điệp đến Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) bày tỏ sự lo ngại khi Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo, bởi gạo Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn tại thị trường Hongkong…
Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng: Việt Nam không phải “một mình một chợ” trong xuất khẩu gạo. Chúng ta đang chịu cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia. Nếu không khẳng định được chất lượng, chắc chắn gạo Việt Nam không có được kết quả xuất khẩu ấn tượng như vậy, không được sự coi trọng của nhiều thị trường nhập khẩu như vậy…
Những ngày đầu tháng 9/2020, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực được 1 tháng, gạo Việt lại liên tiếp đón tin vui khi có đến 9 loại gạo thơm được hưởng hạn ngạch thuế quan khi xuất khẩu sang EU (Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào).
Theo ông Cường, hiện diện tích trồng lúa thơm tại các tỉnh vùng ĐBSCL hàng năm đạt khoảng 25% tổng diện tích gieo cấy, tương đương khoảng 1 triệu ha, sản lượng ước đạt 5,5 triệu tấn, tương đương khoảng 3,5 triệu tấn gạo thơm.
Trong khi đó, theo EVFTA, lượng gạo thơm xuất sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi về thuế quan là 30.000 tấn, tương đương với 1,2% lượng gạo thơm sản xuất trong vùng, vì vậy tiềm năng xuất khẩu gạo thơm còn rất lớn.
“Nếu thực hiện tốt các quy định của EU và xuất khẩu được 30.000 tấn gạo thơm nói riêng và 80.000 tấn gạo nói chung theo hạn ngạch sang EU với giá bán cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo của Việt Nam” – ông Cường khẳng định.
Việc được hưởng ưu đãi thuế quan sang EU đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho gạo Việt, sau những nỗ lực bền bỉ thực hiện quá trình tái cơ cấu theo hướng nâng cao chất lượng. “Khối lượng 30.000 tấn chưa phải là lớn nhưng là tín hiệu đáng mừng, nếu người dân, doanh nghiệp làm tốt, kiểm soát tốt chất lượng đáp ứng các yêu cầu của đối tác, được người dân châu Âu chấp nhận thì tôi tin chắc chắn hạn ngạch sẽ tăng” – Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh khẳng định.
Lô tôm xuất khẩu đầu tiên sang EU sau EVFTA có gì đặc biệt?
Ngày mai, 11/9, những lô tôm xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực sẽ bay sang EU, mở ra triển vọng cho việc xuất khẩu tôm vào thị trường này.
Được biết, lễ công bố xuất khẩu tôm sang EU sau hơn 1 tháng EVFTA có hiệu lực được tổ chức tại Ninh Thuận vào ngày mai.
Những lô tôm xuất khẩu đi EU đều đạt chứng chỉ ASC, là tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất áp dụng cho nuôi trồng thủy sản, là bộ tiêu chuẩn dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm.
Đáng ghi nhận là, hiện diện tích nuôi tôm đạt chứng nhận ASC ở Việt Nam đã và đang được nhân rộng, hiện đã đạt 65% diện tích nuôi để đáp ứng yêu cầu thị trường EU.
Đơn cử như tại Thông Thuận Group, đơn vị có lô tôm xuất khẩu sang EU sau khi EVFTA có hiệu lực hiện có hai nhà máy tại Ninh Thuận và Khánh Hòa. Doanh số xuất khẩu của hai nhà máy hàng năm đạt 100-120 triệu USD.
Xuất khẩu tôm sang EU hưởng ưu đãi về thuế sau khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: Thanh Cường.
Quy trình sản xuất của Thông Thuận là một chuỗi sản xuất khép kín từ con giống đến nuôi và chế biến xuất khẩu. Toàn bộ các xí nghiệp nuôi và nhà máy của Thông Thuận đều đạt tiêu chuẩn quốc tế như: BRC, Global GAP, ASC, BAP...
Khi Việt Nam tham gia EVFTA, các đơn hàng của Thông Thuận tại thị trường EU cũng tăng mạnh và có sự dịch chuyển cơ cấu nhóm thị trường xuất hàng của toàn hệ thống. Trong tháng 9/2020 Thông Thuận Group dự kiến xuất khẩu 9,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu vào châu Âu khoảng 4,5 triệu USD.
Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiệp định EVFTA đã mang đến nhiều hy vọng cho xuất khẩu tôm sang thị trường EU những tháng cuối năm.
Thực tế, xuất khẩu tôm sang EU đã có lúc giảm kim ngạch liên tục từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay, bước sang tháng 7, kim ngạch xuất khẩu tôm sang EU đạt 54,2 triệu USD.
EVFTA chính thức có hiệu lực từ mùng 1/8/2020 ngay lập tức đã tạo động lực cho xuất khẩu tôm Việt Nam ngay trong tháng 8 tăng tới 10% so với tháng 7/2020 và tăng tới 20% so với cùng kỳ năm 2019.
EU cũng là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm 13,3% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Được biết, ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU sẽ về 0%, trong khi các đối thủ cạnh tranh với tôm Việt chủ yếu trên thị trường EU như Thái Lan không được hưởng ưu đãi thuế quan, không có FTA nên có mức thuế cơ bản 12%; Ấn Độ chịu thuế 4,2%; Indonesia chịu thuế 4,2%.
"Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU từ nay đến hết năm dự kiến sẽ tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng chưa cao do vẫn chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19. Nhờ lợi thế về thuế của tôm Việt Nam tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh nên nhà NK của EU cũng tìm tới nguồn cung từ Việt Nam nhiều hơn" - VASEP nhận định.
Đánh giá về cơ hội cho tôm Việt cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác ở thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhận định, EVFTA đã tạo cơ hội để hàng hóa Việt Nam hạ giá thành khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu, nâng cao khả năng cạnh tranh với các mặt hàng chưa có FTA với EU.
"Theo đánh giá bước đầu, sau hơn 1 tháng EVFTA có hiệu lực và được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU. Điển hình, từ đầu tháng 8 đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020. Trong đó mặt hàng tăng tập trung nhiều vào tôm và mực..." - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Xuất khẩu tôm sang EU trong tháng 8/2020 tăng đáng kể so với tháng 7/2020. Ảnh: I.T
Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, EVFTA đi vào thực thi, doanh nghiệp thủy sản, trong đó có chế biến xuất khẩu tôm đã có thêm lợi thế về thuế suất cũng như thuận lợi hơn các thủ tục pháp lý liên quan sang EU.
Bởi lẽ EU là thị trường quan trọng với thủy sản và để tận dụng được lợi ích về thuế quan các doanh nghiệp thủy sản đã chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhật thông tin hoạt động chế biến, logistics... nên sẽ đáp ứng được các nội dung đưa ra trong EVFTA.
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 năm 2020 ước đạt 800 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2020 đạt 5,2 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Riêng mặt hàng tôm, trong tháng 7/2020, giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 286,75 triệu USD, chiếm 36,01% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 17,57% so với cùng kỳ năm 2019; tôm sú đạt 50,09 triệu USD, chiếm 6,29%, giảm 12,98%.
Nhận định về xu hướng thị trường tôm châu Âu từ nay đến cuối năm, các chuyên gia cho biết, các nhà hàng, dịch vụ thực phẩm đang từng bước mở cửa trở lại, ngành du lịch cũng đang bắt đầu khởi động tuy nhiên các nhà nhập khẩu tôm tại phân khúc này và các nhà cung cấp của họ vẫn phải chịu áp lực lâu dài do dịch bệnh chưa chắc chắn khi nào sẽ kết thúc. Trong khi doanh số bán lẻ hoặc trực tuyến tiếp tục tăng. Nhu cầu tôm cho phân khúc bán lẻ sẽ còn tốt hơn hơn khi chuẩn bị tới các kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT nói gì về cơ hội xuất khẩu loại gạo ngon nhất thế giới ST25 sang EU? Theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), có 9 giống gạo thơm được hưởng hạn ngạch về thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu. Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, loại gạo ngon nhất thế giới ST25 cũng có thể hưởng ưu đãi này sau khi hai bên thảo luận, bổ sung danh sách....