Nâng tầm cho di tích miếu Ông – miếu Bà
Khoảng chục năm trước, dường như chỉ những ai hay qua lại trên dòng sông Ba Chẽ mới quan tâm đến 2 ngôi miếu nhỏ, được xây dựng thô, nằm đối xứng nhau bên đôi bờ sông Ba Chẽ, đó là miếu Ông – miếu Bà. Chỉ khi tuyến đường 29B nối từ cầu Ba Chẽ vào trung tâm huyện được hình thành năm 2012 thì việc tiếp cận 2 ngôi miếu này mới dễ dàng hơn, nhiều người quan tâm đến tham quan, thờ phụng tại miếu.
Di tích miếu Ông.
Năm 2013, miếu Ông – miếu Bà được thu thập tài liệu, hiện vật, nghiên cứu khoa học, hình thành lý lịch trích ngang cho di tích và được UBND tỉnh cấp bằng xếp hạng di tích. Năm 2014, từ nguồn lực của tỉnh và huyện Ba Chẽ, miếu Ông – miếu Bà được tôn tạo, phục dựng kiến trúc và lễ hội. Đây là nền tảng căn bản để di tích miếu Ông – miếu Bà của Ba Chẽ là di tích duy nhất của Quảng Ninh được Chính phủ cấp bằng di tích quốc gia đợt cuối tháng 10 vừa qua.
Giờ đây giá trị văn hóa, lịch sử của miếu Ông – miếu Bà đã được làm rõ. Là di tích có từ thời Trần, được tôn tạo và tồn tại qua nhiều giai đoạn lịch sử, kéo dài đến ngày nay… Miếu Ông – miếu Bà có tên cổ là Tam Trĩ linh từ, thờ Đức thánh phù Trần, tả tướng quân Lê Bá Đức. Ông có công phò 2 vua Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn xuôi dòng Ba Chẽ tạm lánh thời điểm khoảng năm 1285 để sau đó tính kế chống giặc Nguyên Mông dài lâu, giữ nguyên bờ cõi.
Hiện nay miếu Ông ngoài thờ Đức thánh phù Trần, tả tướng quân Lê Bá Đức còn phối thờ vua Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông; miếu Bà thờ mẫu Thượng Ngàn – bà chúa của rừng xanh. Lễ hội miếu Ông – miếu Bà được tổ chức vào ngày 1/3 âm lịch cũng được đánh giá đặc sắc, riêng có với lễ rước nước, tắm tượng, hội đua thuyền bằng chân…
Di tích miếu Bà.
Có thể thấy di tích miếu Ông – miếu Bà được tôn tạo, phục dựng, từng bước trở thành di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia, là niềm tự hào lớn của người dân Ba Chẽ, cho thấy một vùng đất và con người Ba Chẽ từ hàng trăm năm trước đã ghi những dấu ấn lịch sử. Từ chỗ chủ yếu dành cho những người đi lại trên sông Ba Chẽ, dân tộc Kinh đến thờ cúng cầu may thì nay miếu Ông – miếu Bà trở thành địa chỉ tín ngưỡng tâm linh linh thiêng của toàn thể người dân thuộc 10 dân tộc anh em trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
Lễ hội miếu Ông – miếu Bà được tổ chức hàng năm vào ngày 1/3 âm lịch luôn là ngày hội lớn của anh em các dân tộc Ba Chẽ, đặc biệt cùng với người Kinh, bà con dân tộc Dao, dân tộc đông dân nhất của Ba Chẽ đã trở thành nòng cốt của các hoạt động lễ và hội…
Với di tích miếu Ông – miếu Bà, ngoài là điểm tín ngưỡng linh thiêng, huyện Ba Chẽ còn kỳ vọng hình thành tuyến du lịch tâm linh, sinh thái dọc theo dòng sông Ba Chẽ. Trong đó miếu Ông – miếu Bà là trung tâm nối với đảo nổi Nô Tôn Chuông cách đó 1km, Làng văn hóa dân tộc Dao Sơn Hải cách đó 4km, khu đất ngập nước Đồng Rui cách đó 4km với dải rừng ngập mặn xanh ngút ngàn, mũi Lòng Vàng thoai thoải bờ cát trắng và hệ động vật biển vô cùng phong phú.
Video đang HOT
Lễ rước nước di tích miếu Ông, miếu Bà. Ảnh Công Thành
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, huyện vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Ước mơ về cây cầu vòm ngang sông, nối 2 điểm miếu Ông – miếu Bà được đặt ra ngay từ thời điểm phục dựng di tích song đến nay chưa thực hiện được. Việc bảo vệ cảnh quan dòng sông Ba Chẽ cũng như thảm thực vật núi rừng xung quanh 2 điểm di tích cần phải được quan tâm hơn, trong đó trước mắt vận động chủ rừng sản xuất trong khu vực hạn chế khai thác trắng, chuyển dần từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, đồng thời về lâu dài, cần phải tính chuyện thu hồi lại diện tích rừng sản xuất và chuyển đổi thành rừng phòng hộ để duy trì cảnh quan.
Tiến độ hoàn thiện Làng văn hóa dân tộc Dao Sơn Hải cũng cần được đẩy mạnh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch độc đáo của Ba Chẽ; khu vực đảo nổi Nô Tôn Chuông cũng cần được nhân rộng và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, cây gỗ bản địa thay vì trồng keo như hiện nay…
Thi bơi thuyền trải trong lễ hội miếu Ông – miếu Bà. Ảnh Công Thành
Ông Hà Ngọc Tùng, Trưởng Phòng VHTT huyện Ba Chẽ cho biết: Huyện Ba Chẽ đã lên kế hoạch tổ chức lễ đón bằng Di tích cấp Quốc gia cho Di tích miếu Ông – miếu Bà gắn với hoạt động lễ hội Trà hoa vàng lần 3 và lễ hội Bàn Vương lần thứ nhất vào ngày 26, 27/12 tới. Đây sẽ là lễ hội lớn, ý nghĩa và sôi động nhất trong năm của vùng đất và con người Ba Chẽ.
Kiến trúc đa văn hóa trong toà nhà trăm tuổi
Trụ sở UBND TP HCM có sự pha trộn của nhiều phong cách kiến trúc châu Âu và vẫn giữ đẹp vẻ đẹp nguyên bản sau hơn một thế kỷ.
Trụ sở UBND TP HCM (đường Lê Thánh Tôn, quận 1) do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế và xây dựng từ năm 1989 đến 1909. Thời Pháp thuộc, tòa nhà có tên Hôtel de ville hay còn gọi là Dinh xã Tây, đến năm 1954 đổi tên thành Toà đô chánh Sài Gòn và sau năm 1975 thì mang tên như hiện nay.
Công trình lấy hình mẫu từ tòa thị chính ở Paris theo phong cách Phục Hưng, thiết kế theo dạng lầu chuông đúc cao - kiểu kiến trúc phổ biến ở miền Bắc nước Pháp. Phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối.
Mặt tiền công trình có sự pha trộn của nhiều phong cách kiến trúc châu Âu như bố cục mặt bằng kiểu Phục Hưng, trang trí kiểu baroque và rococo, cửa sắt kiểu art - nouveau... mang độ tinh xảo cao.
Trong đó riêng 30 m mặt tiền trích dẫn hầu hết các yếu tố tạo thành phong cách kiến trúc thời Đệ tam Cộng hòa Pháp (1870-1940) như tháp chuông, tràng hoa, huy hiệu...
Chính giữa mặt tiền là lầu chuông đúc cao, có gắn đồng hồ cùng nhiều phù điêu đắp nổi. Những phần tượng trang trí nổi gắn ngoài trụ sở ban đầu do họa sĩ điêu khắc Ruffier đảm trách. Đến năm 1907, hợp đồng của Ruffier bị bãi bỏ và một họa sĩ khác là Bonnet đảm nhận.
Dưới tháp chuông, ở vị trí trung tâm toà nhà là phù điêu đắp nổi hình tượng nữ thần Marianne bác ái. Vị nữ thần trong tư thế và trang phục Phrygia, tà áo bay linh động hài hòa với tất cả chi tiết trong cụm điêu khắc. Hình ảnh đứa trẻ chế ngự 2 con sư tử ách chung với nhau cũng nhằm thể hiện thuộc tính về sự bác ái.
Ở bên phải và trái của tháp chuông cũng là tượng Marianne với tay dựng thanh gươm biểu tượng công chính và tấm bia luật, chim câu hòa bình đậu trên mũ tự do Phrygia. Khẩu đại bác và cây súng dưới chân nhắc đến cuộc cách mạng Pháp.
Bên cạnh kiến trúc tổng thể và các phù điêu mang đậm nét văn hóa Pháp, công trình còn thể hiện sự giao hòa với kiến trúc Italy giai đoạn Phục Hưng. Nét kiến trúc Italy với các hàng cột tròn chống đỡ phần trung tâm của lầu một, được xen kẽ với các cửa vòm cung, tạo sự thông thoáng, mềm mại cho tòa nhà.
Lối chính vào bên trong toà nhà gồm 5 cổng nhỏ hình vòm liên tiếp nhau. Cổng làm bằng sắt uốn hình hoa cầu kỳ, đặt ngay giữa tòa nhà. Bên trong cổng trang trí bởi những chiếc đèn cổ, phù điêu nổi trên từng cột thiết kế đăng đối nhau.
Sảnh chính ở tầng trệt trụ sở UBND TP HCM có không gian sang trọng, trang trí rất đa dạng và cầu kỳ; là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc, điêu khắc và hội họa.
Từ sảnh chính của tầng trệt là cầu thang dẫn lên lầu một với thiết kế sang trọng cho một công trình mang tính biểu tượng của thành phố. Phía trên trần có gắn hình ảnh Quốc huy Việt Nam.
Các bức tường và trần nhà vẽ trang trí bằng những bức tranh nhiều mắc sắc, chủ đề về những thiên thần, vòng hoa, lá cọ, cành nguyệt quế, ruy băng... rất thời thượng lúc bấy giờ.
Các phù điêu trong toà nhà được trang trí khắp cầu thang, cột, trần... và vẫn giữ được nét tinh xảo sau hơn trăm năm tồn tại.
Phía trước trụ sở UBND TP HCM là phố đi bộ Nguyễn Huệ, hướng ra bờ sông Sài Gòn. Mới đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa quyết định công nhận tòa nhà trụ sở UBND TP.HCM là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Bí ẩn tháp Pô RôMê Di tích tháp Pô RôMê xây dựng trên ngọn đồi dốc 'Bôn A Cho', cao khoảng 50m, nằm về phía Tây thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tháp cách trung tâm thị xã Phan Rang-Tháp Chàm 22km và trung tâm huyện Ninh Phước 7km, là nơi thờ một vị thần. Tháp Pô RôMê. Nơi thờ một vị...