Năng suất lao động: Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế

Theo dõi VGT trên

Năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Nếu năng suất thấp sẽ là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và tính bền vững.

Do đó, thúc đẩy tăng trưởng năng suất hiện đang là mục tiêu quan trọng được Việt Nam chú trọng; đặc biệt là nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp – khu vực đóng vai trò quyết định tới nâng cao năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế.

Năng suất lao động còn thấp

Năng suất lao động: Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế - Hình 1
Dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô tại Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn – Samco (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu/TTXVN

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Đây là cũng vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, năng suất lao động của Việt Nam tăng đều qua các năm, là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất trong khu vực ASEAN. Năm 2019, thu nhập bình quân đạt 110 triệu đồng/lao động và tăng tới 6,8% so với năm 2018. Tính chung, giai đoạn 2011-2018, năng suất lao động tăng bình quân 4,88%/năm.

Tuy vậy, đến nay, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn hầu hết các nước khu vực ASEAN. Đơn cử, Singapore có năng suất lao động cao gấp 13,7 lần so với Việt Nam; Malaysia cao gấp 5,3 lần; Thái Lan cao gấp 2,7 lần… Việt Nam chỉ đứng trên Campuchia trong ASEAN về năng suất lao động.

Thực tế trên rất đáng quan ngại, tạo áp lực cho việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và thế giới. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thực trạng năng suất lao động thấp đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế, đe dọa đến khả năng tăng trưởng, sức cạnh tranh và tiến trình đi tới thịnh vượng của Việt Nam.

Chỉ ra các nguyên nhân khiến năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, với xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế nhỏ, việc thu hẹp khoảng cách tương đối về thu nhập bình quân và năng suất lao động của Việt Nam với các nước trong thời gian qua là một thành tựu đáng ghi nhận nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách tuyệt đối về giá trị năng suất lao động so với các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất động lực hay huyết mạch của nền kinh tế như: tài chính, ngân hàng, du lịch còn chiếm tỷ trọng thấp. Mặc dù, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn dắt tăng trưởng năng suất lao động nhưng tập trung cao ở những sản phẩm xuất khẩu dựa trên nền tảng công nghệ thấp đến trung bình.

Hiện, phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, tụt hậu 2 – 3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới. Cùng với đó, vẫn còn có những “rào cản” từ cải cách thể chế.

Video đang HOT

Không những thế, khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng năng suất lao động. Hiện, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn hạn hẹp, khả năng đầu tư công nghệ hạn chế, kinh nghiệm quản lý sản xuất yếu và kém năng lực cạnh tranh.

Trình độ công nghệ của doanh nghiệp còn lạc hậu, doanh nghiệp tham gia các hoạt động liên quan đến sáng tạo còn hạn chế, trong khi qua nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) có năng suất lao động cao hơn 19,3% so với các doanh nghiệp còn lại. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ doanh nghiệp chi cho các hoạt động R&D ở Việt Nam vẫn còn thấp.

PGS. TS Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam hiện giờ đang ở mức rất thấp và ngày càng tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; các động lực để tăng trưởng năng suất trở nên dần cạn kiệt và thiếu hiệu quả.

“Do đó, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội để cải thiện mạnh mẽ mức năng suất lao động tổng thể nền kinh tế. Từ đó đạt được phát triển bền vững và đồng thời chống đỡ được các cú sốc từ bên ngoài”, PGS. TS Tô Trung Thành nhấn mạnh.

Đổi mới tư duy để nâng cao năng suất

Năng suất lao động: Yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế - Hình 2
Các học viên thực hành lập trình và vận hành Robot tại Trung tâm Đào tạo khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Nhận định nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định tới việc nâng cao năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê TS. Nguyễn Bích Lâm khuyến nghị, trước hết, các doanh nghiệp cần xác định chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và sở trường, năng lực tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần lựa chọn quy mô phù hợp, phát triển những sản phẩm mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao; tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, cần giữ vững các thị trường truyền thống và từng bước thâm nhập vào các thị trường hoặc những phân đoạn thị trường cao cấp.

Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần đổi mới tư duy để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến trên thế giới có điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù và văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam; đẩy mạnh ứng dụng điện toán đám mây nhằm cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần có chiến lược và thực thi chiến lược nâng cao năng suất lao động thông qua chú trọng tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ; tập trung đầu tư nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, quản trị doanh nghiệp.

Cùng với đó, các doanh nhân phải chủ động nâng cao trình độ, cập nhật tri thức, nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý, năng động, sáng tạo tìm kiếm phương pháp làm việc mới và hiệu quả, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

“Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hướng tới nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất và kinh doanh dựa trên số hóa, tích hợp công nghệ tiên tiến.”, TS. Lâm đề nghị.

Còn theo PGS. TS. Hoàng Văn Cường, những doanh nghiệp muốn đầu tư phát triển một cách hệ thống, bài bản và muốn đi lên không phải dựa vào những kẽ hở của luật pháp và chính sách thì phải mạnh dạn ứng dụng kinh tế số và như vậy không chỉ tạo ra được hướng phát triển của doanh nghiệp theo xu thế của nền kinh tế của thời đại mà cần thay đổi căn bản về nội dung quản trị của doanh nghiệp. Đây sẽ là một yếu tố đòi hỏi phải đầu tư công nghệ và đầu tư về mặt tư duy quản trị.

Mới đây, một trong những giải pháp cũng đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đó là cần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia để tăng năng suất lao động. Theo đó, tại Chỉ thị số 07/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh hoàn thiện thể chế xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; đôn đốc khẩn trương hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia để tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, đáng chú ý là yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp, các ngành trọng điểm, các cơ quan nhà nước và người dân, đồng thời phát triển các yếu tố nền tảng tạo điều kiện cho chuyển đổi số quốc gia.

Đặc biệt là kết nối các doanh nghiệp công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông (ICT) với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp để xây dựng, áp dụng các công nghệ mới vào quá trình sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng năng suất lao động. Cùng với đó, Bộ Tài chính đẩy mạnh việc hoàn thiện khuôn khổ về thể chế tài chính – ngân sách nhà nước để tận dụng vị thế của Việt Nam trong thị trường ASEAN và cơ hội do các hiệp định thương mại tự do tạo ra nhằm thu hút hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; tích cực thực hiện cơ cấu lại thị trường tài chính.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục rà soát, đánh giá triển khai các giải pháp tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, hướng dòng vốn chảy vào lĩnh vực có năng suất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân.

GDP năm 2019 đạt 7,02%: Mừng nhưng vẫn... lo

Quá nhiều đột phá khi tăng trưởng GDP năm 2019 của Việt Nam đạt mức 7,02%, thuộc nhóm các nước cao trong khu vực và thế giới. Dẫu tăng trưởng cao nhưng không thể phủ nhận Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức như: thực trạng doanh nghiệp còn yếu, kém hiệu quả, rất nhiều lĩnh vực trận địa còn bỏ trống. Cách nào giải bài toán tốc độ tăng trưởng đi kèm chất lượng cao?

GDP năm 2019 đạt 7,02%: Mừng nhưng vẫn... lo - Hình 1

Năng suất lao động tăng vọt

Ngày 27/12, Tổng cục Thống kê công bố số liệu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Việt Nam năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra. Đây là năm thứ 2 liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011. Trong cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%...

Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp, chiếm tỷ trọng 13,96% GDP do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng. Ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi. Nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu.

"Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển theo chiều sâu. Tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11% (bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015)", ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Tổng cục Thống kê đánh giá, năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thấp nhất trong 3 năm qua. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 đạt 2,79%. Công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ thị trường đóng vai trò động lực phát triển kinh tế đất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, thu nhập của người lao động tăng lên.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, động lực chính của tăng trưởng kinh tế tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 11,29%) và các ngành dịch vụ thị trường (trong đó ngành vận tải, kho bãi tăng 9,12%; bán buôn và bán lẻ tăng 8,82%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%). Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển theo chiều sâu.

Độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 210,4%, điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước, đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới.

"Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4.791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018. Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) năm 2019 đạt 6,07%, thấp hơn nhiều so với các năm trước đó", ông Lâm cho biết.

Cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch theo hướng tỷ trọng vốn khu vực ngoài nhà nước tăng đều qua các năm, giảm tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực nhà nước. Năm 2019, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đã đạt 46% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, mức tỷ trọng cao nhất từ trước đến nay. Điều này khẳng định rõ chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế ngoài nhà nước trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

10 doanh nghiệp chào đời, 5 doanh nghiệp "chết lâm sàng"

Số doanh nghiệp (DN) thành lập mới năm 2019 tăng cả về số lượng, vốn đăng ký và số lao động so với năm 2018. Trong đó, số DN thành lập mới năm 2019 đạt mức kỷ lục là 138,1 nghìn. Tuy nhiên, cả nước có tới 80.000 DN tạm ngừng hoạt động, chờ thủ tục giải thể, tương đương khoảng 49% tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động. Ông Bùi Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho rằng, đây là tình trạng không mong muốn, nhưng so sánh với các nước cũng không phải là hiện tượng bất thường.

"Nguyên nhân dẫn tới việc DN tạm ngừng kinh doanh do khó khăn của môi trường kinh doanh và là quá trình tự thanh lọc. Các doanh nghiệp yếu rút đi nhường chỗ cho các doanh nghiệp có ý tưởng mới ra nhập thị trường. Theo thống kê, có tới 40% trong số này là các doanh nghiệp dưới 3 năm tuổi", ông Tuấn cho biết.

Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng thống kê Công nghiệp (Tổng cục Thống kê) đánh giá, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tăng nhanh về cơ học. Năng lực của khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế.

"Tăng trưởng ngành công nghiệp là một trong những tăng trưởng quan trọng nhất đóng góp vào GDP. Nhiều năm qua, công nghiệp chế biến chế tạo là ngành mũi nhọn, đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, năm 2019, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến chế tạo thấp hơn 2 năm gần đây. Những năm sau ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng sẽ khó khăn hơn và khó giữ được đà tăng trưởng như những năm gần đây. Cùng với đó, hoạt động của DN ngày càng khó khăn hơn", ông Thúy dự báo.

Tổng cục Thống kê dự báo, năm 2020 nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi trên tất cả địa phương; biến đổi khí hậu, hạn hán, an ninh nguồn nước. Ngoài ra, nền kinh tế phụ thuộc vào bên ngoài nên mọi biến động của thế giới cũng tác động đến nền kinh tế.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2020, Tổng cục Thống kê kiến nghị, cơ quan chức năng hoàn thiện thể chế kinh tế nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, ít rủi ro. Cho phép các doanh nghiệp tiếp cận cơ hội và nguồn lực, phát huy quyền sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của nền kinh tế.

Theo Quỳnh Nga/Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên liên tục "tung chiêu" diễn bikini nhưng gây thất vọng
13:56:44 15/11/2024
Người phụ nữ bị chồng cũ đâm, bò ra khỏi nhà kêu cứu
12:38:10 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên lộ diện, "hóa bướm" cực đã mắt gây bùng nổ sân khấu!
12:30:32 15/11/2024
Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ
11:43:24 15/11/2024
Bạn gái của Huỳnh Hiểu Minh bị chồng cũ gọi là "Kẻ nói dối"
10:02:09 15/11/2024
Sao Hàn 15/11: Kim Tae Hee hiếm hoi nói về đời tư, bạn trai tỷ phú nâng đỡ Lisa
10:05:00 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên diễn dạ hội gây ngỡ ngàng, netizen chê sến sẩm chìm nghỉm giữa sân khấu
14:15:26 15/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây đón tiếp bố mẹ chồng theo cách đặc biệt, đêm khuya ôm hoa đứng trước biệt thự bạc tỷ gây chú ý
10:39:08 15/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

2 ngày cuối tuần (16-17/11), 3 con giáp được báo điềm lành, cầu gì được nấy, công danh thành đạt, tiền tài như mưa

Trắc nghiệm

15:55:45 15/11/2024
Cụ thể, bạn sẽ ngày càng vững bước hơn trên con đường mình đã chọn. Không chỉ sự nghiệp thuận lợi mà tài lộc cũng hứa hẹn có những bước tiến mới.

Israel không kích Damascus, 15 người thiệt mạng

Thế giới

15:54:53 15/11/2024
Cơ quan truyền thông SANA cho biết các tòa nhà bị không kích nằm tại khu ngoại ô Mazzeh và Qudsaya, hai khu ngoại ô phía Tây thủ đô Damascus của Syria, trích một nguồn tin quân đội Syria.

1 người phơi quần áo, cả nhà mắc bệnh: Hóa ra đây là cách làm rất sai

Sáng tạo

15:46:23 15/11/2024
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần giặt xong rồi treo quần áo lên phơi là xong. Nhưng ít ai biết, phơi quần áo không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dài sẽ dễ sinh bệnh.

Bức ảnh chụp bóng lưng của 3 nữ sinh khiến hàng triệu người dừng chân

Netizen

15:37:09 15/11/2024
Có một tình bạn đẹp quả thực là điều vô cùng đáng quý. Tuy không phức tạp, lãng mạn như tình yêu, nhưng tình bạn thực sự là một điều rất đáng được chúng ta chăm chút và trân trọng.

Sự nghiệp Messi chao đảo

Sao thể thao

15:02:48 15/11/2024
Lionel Messi, cái tên đồng nghĩa với sự phi thường trong thế giới bóng đá, đang trải qua những ngày tháng 11 đầy sóng gió.

Hiếm có MV nào được Hồ Ngọc Hà giấu kỹ như Cây Đèn Thần

Nhạc việt

14:57:58 15/11/2024
Tối 13/11, Hồ Ngọc Hà tung poster MV Cây Đèn Thần, gây ấn tượng với visual sắc sảo, thần thái bén ngót chuẩn nữ hoàng Vpop.

Liên tiếp các đêm nhạc tại Mỹ Đình bị huỷ, trách nhiệm thuộc về ai?

Nhạc quốc tế

14:52:34 15/11/2024
Việc show huỷ ngay khi công tác bán vé đã được tiến hành để lại hậu quả khó lường, mà khán giả là người gánh chịu nặng nhất.

Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"

Sao châu á

14:44:55 15/11/2024
Ca khúc Toxic Till The End được cư dân mạng quan tâm đặc biệt vì lời bài hát được cho là hé lộ về mối quan hệ độc hại mà Rosé từng trải qua.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

Tin nổi bật

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt

Sao việt

14:21:25 15/11/2024
Việc ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây bị bắt để điều tra gây xôn xao dư luận và cư dân mạng quan tâm đến mối quan hệ ngoài đời của hai người.

Đề nghị y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn

Pháp luật

12:15:23 15/11/2024
Sáng 15/11, phiên tòa phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 được mở lại sau khi đại diện VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đề nghị ngưng phiên tòa để nghiên cứu hồ sơ vì có một số tình tiết mới.