Năng suất lao động Việt Nam: Thấp do đâu?
Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore, Nhật và Hàn Quốc lần lượt là 15 lần, 11 lần và 10 lần.
Ngay cả so với các nước ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan.
Đáng chú ý là hiện tốc độ tăng của năng suất lao động đang giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2%/năm – mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%/năm.
Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân của tình trạng năng suất lao động ở Việt Nam thấp là do lao động chưa được đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, thể lực người lao động kém, kỹ năng yếu, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thấp v.v…
Theo đó, để cải thiện năng suất lao động thì phải khắc phục những mặt yếu kém này, ví dụ phải củng cố nguồn nhân lực, tăng cường thể chất, kỹ năng và trình độ người lao động, áp dụng kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến.
Dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông của Viettel. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Tuy nhiên theo người viết, mọi chuyện đều không đơn giản, đúng hơn là không thẳng tuột như thế!
Video đang HOT
Để tìm đúng nguyên nhân năng suất lao động thấp trước tiên cần hiểu đúng khái niệm năng suất lao động. Theo định nghĩa chung nhất, năng suất lao động đo lường lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong một giờ lao động.
Vì không thể đo lường năng suất lao động của những người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau tạo ra những sản phẩm và dịch vụ khác nhau, nên người ta sử dụng một đại lượng chung, đó là giá trị GDP ròng, hoặc giá trị gia tăng (đo bằng đơn vị tiền tệ), tạo ra trong một giờ lao động.
Với khái niệm và cách đo lường năng suất lao động như trên, có thể nói một cách khái quát rằng năng suất lao động tỷ lệ thuận với tổng GDP của cả nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với tổng số giờ lao động tiêu tốn trong cả nền kinh tế để làm ra từng đó GDP.
Như vậy, với cùng quy mô dân số và lao động (giả thiết là cùng một cơ cấu dân số) thì nước nào có GDP lớn hơn sẽ có năng suất lao động cao hơn nước kia.
Trở lại với kết quả so sánh năng suất lao động nói trên của ILO. Không có gì đáng ngạc nhiên khi năng suất lao động của Việt Nam lại quá thấp so với những nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, nơi có GDP bình quân đầu người đều cao tới hơn chục lần so với Việt Nam. Cũng tương tự nếu so với Malaysia và Thái Lan.
Do đó, để giảm chênh lệch này thì đương nhiên phải lấp đi khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người. Mà để giảm chênh lệch thu nhập bình quân đầu người thì phải tăng tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này cũng lý giải thực trạng tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam chậm lại kể từ 2008 đến nay: tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tụt giảm đáng kể so với giai đoạn tăng trưởng cao 2002-2007.
Để nâng tốc độ tăng trưởng GDP nhằm tăng năng suất lao động, chúng ta cần giải được bài toán khó vốn đang là đề tài nổi cộm hiện nay mà vì thế mới phải có những việc lớn như tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân và FDI, tăng cường hòa nhập với nền kinh tế thế giới v.v…
Trên thực tế, việc nâng tốc độ tăng trưởng GDP và tăng năng suất lao động cũng giống như chuyện con gà và quả trứng. Vì tăng năng suất lao động cũng là giải pháp chính để cải thiện tốc độ tăng trưởng GDP.
Để tăng GDP hay tăng năng suất lao động thì đều cần phải có vốn tư bản (tiền để đầu tư mua máy móc, công cụ làm việc, càng nhiều tiền thì càng mua được máy móc, công cụ tốt), công nghệ mới (tự động hóa có thể giảm được số người làm việc), và vốn con người (người lao động có kiến thức và kỹ năng tốt thì mới sử dụng và làm chủ được công nghệ mới, thiết bị mới, mới tổ chức được sản xuất một cách hợp lý…).
Nhưng bản thân công nghệ mới và vốn con người, suy cho cùng lại đều phụ thuộc vào vốn tư bản – có tiền thì mới có khả năng đầu tư cho công nghệ cao, hiện đại, đầu tư vào giáo dục, đào tạo nhân lực v.v…
Tuy nhiên, có tiền mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải tiêu số tiền đó ra sao cho hợp lý và đúng đắn nhất. Lời giải cho bài toán, xem ra, nằm ở đó.
Theo Doanh Nhân Sài Gòn
Việt Nam có năng suất lao động thấp nhất châu Á
Năng suất lao động của Việt Nam ở hàng thấp nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trên thực tế, 1/5 lao động Việt Nam làm việc mà không có hợp đồng lao động và tỷ lệ này là 45% đối với lao động trẻ dưới 25 tuổi.
Đó là thông tin do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố tại Báo cáo "Thế giới Việc làm 2014: Phát triển với việc làm". Theo báo cáo thống kê, tại Việt Nam, tỉ lệ người lao động được trả lương đã tăng 22% từ năm 1991 đến năm 2013, cùng với đó là sự giảm mạnh tỷ lệ lao động nghèo (giảm 2/3 trong cùng kỳ), và năng suất lao động đã tăng nhanh.
Theo Điều tra Lao động và Việc làm của Quý 1/2014, tỷ lệ lao động được trả lương tiếp tục tăng 0,2% lên 34,9% so với cùng kỳ năm 2013. Tiền lương danh nghĩa cũng tăng mạnh, tăng 64% từ 2010 đến 2013.
Tuy nhiên, từ khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình năm 2010 đã nảy sinh những thách thức mới bên cạnh những cơ hội. Trong đó, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp là một trong những thách thức lớn đối với thị trường lao động Việt Nam. Báo cáo Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu 2013 xếp Việt Nam đứng thứ 70 trong số 148 quốc gia xếp hạng. Năng suất lao động của Việt Nam cũng ở hàng thấp nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp nhất châu Á.
Điều tra Lao động và Việc làm cũng cho thấy, tỷ lệ việc làm dễ bị tổn thương (bao gồm lao động tự làm hoặc lao động gia đình) vẫn liên tục ở mức cao. Trong khi chỉ có 2% người lao động thất nghiệp, thì có tới 63% làm những công việc dễ bị tổn thương. Những công việc này thường gắn với năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, điều kiện làm việc không đảm bảo và không có các chế độ bảo hiểm. Một phần năm lao động Việt Nam làm việc không có hợp đồng lao động và tỷ lệ này là 45% đối với lao động trẻ dưới 25 tuổi.
"Hội đồng Tiền lương quốc gia đã được thành lập và thông qua Luật Việc làm năm ngoái, cùng với quá trình sửa đổi luật hiện nay (bao gồm dự thảo Luật Vệ sinh An toàn Lao động và Luật Dạy nghề) được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam vượt qua những thách thức đó." - Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki nhận định.
Báo cáo toàn cầu do ILO đưa ra cũng nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc phối hợp hệ thống bảo trợ xã hội được thiết kế hiệu quả với chiến lược tăng năng suất lao động trong nông nghiệp và đầu tư thu nhập từ dầu mỏ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác vào phần còn lại của nền kinh tế.
Báo cáo chung còn phản ánh mức tăng thấp hơn so với những dự báo trước đây, thất nghiệp toàn cầu ở mức gần 200 triệu người vào năm 2013 và được dự đoán sẽ tăng 3,2 triệu trong năm 2014. Đến năm 2019, với những xu hướng và chính sách hiện hành, thất nghiệp sẽ chạm ngưỡng 213 triệu. Thất nghiệp toàn cầu được dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức cao - 6% như hiện tại cho đến năm 2017.
Tỉ lệ thất nghiệp cao nhất tại Bắc Phi và Trung Đông được dự đoán sẽ duy trì ở mức 12,3% và 11,1% trong năm 2014. Trong năm 2014, mức tăng tỉ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở khu vực Trung và Đông Nam châu Âu và các nước thuộc khối Liên Xô cũ (tỉ lệ thất nghiệp ở đây ước tính sẽ khoảng 8,3% vào năm 2014).
Trong vòng 5 năm tới, 90% công việc mới được tạo ra là ở các nước mới nổi và đang phát triển. Điều này được dự kiến sẽ có tác động mạnh mẽ đến các dòng di cư lao động. Hiện tại, di cư Nam-Nam đã tăng lên trong khi lao động cũng đang dần rời khỏi các nền kinh tế phát triển, đặc biệt ở một số nước châu Âu bị thiệt hại nặng nề, để tìm kiếm cơ hội việc làm tại các nước đang phát triển.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Người Việt nghèo vì có tiền cũng chẳng thể mua được...hạnh phúc! Năng suất thấp, kỹ thuật yếu, thu nhập kém hơn nhiều so với các nước, nhưng người Việt vẫn hạnh phúc nhất nhì thế giới, cái hay là ở chỗ đó. Cứ mỗi lần, tổ chức nước ngoài công bố một nghiên cứu là một lần dư luận lại xôn xao bình phẩm ý kiến thì năm bè bảy mối. Người vốn lạc...