“Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”
Khu vực Sơn Tây có núi, gò đồi và núi Ba Vì cao hơn 1.000m chắn gió nên tạo ra vùng tiểu khí hậu.
Theo “Dư địa chí Hà Tây”, vào mùa hè, nhiệt độ ở vùng này cao hơn đồng bằng từ 0,3 – 0,4 độ C và nhiệt độ trong nhà có năm lên đến 39 độ C.
Phong cảnh sơn thủy hữu tình ở dãy Ba Vì.
Theo thống kê của ngành Khí tượng, trong nửa cuối thế kỷ XX, tổng số giờ nắng ở Sơn Tây trung bình một năm là 1.881 giờ, trong khi ở trạm Láng chỉ là 1.651 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 211 giờ và thấp nhất là tháng 3 với 52 giờ. Nhiệt độ cao nhất ở Sơn Tây là từ tháng 6 đến tháng 8. Nhiệt độ cao, cộng thêm gió khô nóng từ phía tây thổi qua (người Kinh gọi là gió Lào, người Mường gọi là gió Chảng) khiến không khí như thiêu đốt. Trung bình mỗi năm Sơn Tây có 10 ngày gió Chảng. Những ngày này, trời Sơn Tây trong vắt, thỉnh thoảng có đám mây trắng lững lờ qua. Không chỉ nắng, mưa ở Sơn Tây cũng nhiều hơn khu vực xung quanh. Sau mưa, nhiệt độ giảm nhưng vì độ ẩm cao nên không khí oi bức, ngột ngạt.
Năm 1884, khi quân đội Pháp đến Sơn Tây và chân núi Ba Vì, gió Chảng khiến lính lê dương Algérie vốn quen với cái nóng ở Bắc Phi cũng không chịu nổi. Trong cuốn “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ”, tác giả Charles-Édouard Hocquard đã mô tả: “Suốt ngày, ai cũng cảm thấy bức bối, oi ả giống như khi sắp có giông lớn ở Pháp. Những người lính Algérie cũng không thoát khỏi cảm giác nặng nề, bức nồng. Họ cũng bị vã mồ hôi đầy mình và phải quạt luôn tay. Nhiều người say nắng ngất đi… Màu da hồng hào đã biến mất và chứng thiếu máu bắt đầu làm giảm quân số”.
Video đang HOT
Với người dân sống ở vùng này, cái nóng đi vào câu thành ngữ: “Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”. Thế nhưng, cái nắng vùng Sơn Tây lại làm vị chua chát trong hoa quả kết thành đường mê hoặc người ăn. Quả vải ở Tây Đằng xưa được gọi là vải đường và mít thì ngọt không nơi nào so được. Cũng vì nắng nhiều nên đá ong dưới bề mặt quả đồi trở thành thứ vật liệu bền chắc nhưng rẻ tiền. Mấy ai biết, nhiều móng điện ở Huế được xây bằng đá ong vùng Sơn Tây.
Núi Ba Vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Ở độ cao 100m, nhiệt độ giảm khoảng 0,5 – 0,6 oC; độ cao 400 – 600m giảm 2,5 – 3 oC; lên 1.000m thì nhiệt độ mùa hè thấp hơn đồng bằng từ 6 – 7 oC. Mây là do không khí đi qua vùng nhiệt độ thấp ngưng tụ lại thành những hạt li ti. Đứng ở xa nhìn lên núi Ba Vì thấy mây dường như đứng yên, bao quanh núi. Người dân vùng Sơn Tây nhìn núi Ba Vì có thể đoán biết được thời tiết nên có câu: “Đội mũ sớm mai, thắt đai chiều tối”, có nghĩa là trời đang cơn mưa mà thấy mây trùm lên đỉnh Ba Vì thì sáng hôm sau thế nào cũng mưa, còn mây đọng ở sườn núi tức là trời sắp mưa.
Vào mùa hè, ở độ cao 600m trở lên, mây liên tục chuyển động lúc dày, lúc mỏng, thi thoảng thấy le lói ánh nắng nhưng có lúc mặt trời lại bị mây che lấp. Vào mùa xuân, mây nhẹ nhàng len qua kẽ lá. Vì núi gần đồng bằng nên nhiệt độ chênh lệch làm cho không khí đối lưu. Bởi vậy, mây Ba Vì không bị “cầm tù” như những vùng núi khác…
Năm 1902, Công sứ Pháp ở tỉnh Sơn Tây là Theodore Muselier cùng một đoàn người thám hiểm đỉnh Ba Vì. Ông ta vô cùng ngạc nhiên vì mây ở đỉnh núi này như sắc cầu vồng. Sự thay đổi màu sắc chóng vánh ở đỉnh Ba Vì khiến Muselier và đoàn tùy tùng vô cùng thích thú. Trong hồi ký, Muselier mô tả: “Đang chìm vào suy nghĩ, bỗng nhiên tôi giật mình khi nhìn một quầng sương như một chiếc thuyền khổng lồ màu bạc lao thẳng đến. Cú va chạm nhẹ nhưng thảng thốt đầy cảm xúc. Vừa kịp thấy cái lạnh phả vào mặt, tôi đã thấy nắng rực rỡ bừng lên. Sương bị nắng bào mòn, mỏng như khói bao phủ lên cây rừng khiến màu xanh của đại ngàn bỗng chốc bị đổi màu giống như một tấm ảnh cũ vì thời gian. Vài phút sau, cảnh vật bật nét trở lại, xanh ngắt…”.
Trước Muselier, vào năm 1790, hương cống Đoàn Nguyễn Tuấn đã leo núi Ba Vì thưởng ngoạn cảnh sắc, sau đó ông làm bài thơ bằng chữ Hán “Tản lĩnh vân gian” (“Núi Tản trong mây”). Bài thơ có câu: “Quang tạnh trong mây núi ngút ngàn/ Mây trên núi Tản hiện mơ màng…”.
Thời hiện đại, có một nhà thơ cũng bị mây, nắng đặc biệt của xứ Đoài ám ảnh, đó là Quang Dũng. Trong bài thơ “Đôi mắt người Sơn Tây”, ông viết: “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm”. Và bài hát “Ba Vì mờ cao” của thi nhân xứ Đoài này cũng nhắc đến mây Ba Vì: “Gió đưa mây lang thang lối về ngàn xưa”, “Hồ mây dâng sóng dưới trăng mờ”. Có thời kỳ cánh sinh viên, học viên các trường, học viện đóng trên địa bàn cũng lan truyền mấy vần thơ vui: “Nắng Sơn Tây đốt đời trai trẻ/ Mây Ba Vì che khuất cả tương lai”…
Mùa vàng nơi thung lũng Măng Ri
Dưới thung lũng Măng Ri sát chân núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) có những ngôi làng của người Xơ Đăng.
Bà con nơi đây tận dụng nguồn nước ngầm chảy từ trong núi để làm ruộng bậc thang trồng lúa nước. Đến Măng Ri vào mùa lúa chín, bạn không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng một trong những tuyệt sắc cảnh đẹp mơ màng của xứ cao nguyên mà còn được khám phá cuộc sống dân dã của người Xơ Đăng bản địa.
Thung lũng Măng Ri mùa lúa chín.
Những con suối len lỏi giữa cánh đồng Măng Ri.
Người Xơ Đăng ra đồng thu hoạch lúa.
Niềm vui được mùa của người phụ nữ Xơ Đăng.
Tách hạt lúa bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Các bạn nhỏ phụ giúp thu hoạch lúa.
Quan sát toàn cảnh 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Vì Thế núi Ba Vì vững chãi, sừng sững như một điểm tựa của Hà Nội. Các đỉnh nhọn như mác thường chỉ có ở các khối núi kiến tạo từ nền đá vôi cổ, cằn cỗi ít cây cối mọc, nhưng núi Ba Vì vừa có dáng hùng vĩ lại vừa có thảm thực vật xanh mướt quanh năm. Theo các nghiên cứu...