Nắng nóng trên cả nước, hàng chục bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ
PGS.TS Nguyễn Văn Chi – Phó trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội – cho biết thời tiết nắng nóng là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đột quỵ.
Những ngày qua, nắng nóng xuất hiện ở hầu hết vùng trên cả nước. Trong đó, nhiều nơi nắng nóng rất gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên đến 40-43 độ C.
Theo Washington Post, Việt Nam đang hứng chịu đợt nắng nóng chưa từng thấy. Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh vừa chạm mốc nhiệt độ 43,4 độ C, phá vỡ kỷ lục nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Sáp màu mềm nhũn, chocolate bị chảy và nhiệt độ trong ôtô có thể lên tới 60 độ C nếu để ngoài trời.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Việt Nam cũng dự báo từ nay đến ngày 28/4, nắng nóng gia tăng và diễn ra trên diện rộng tại các tỉnh Nam Bộ, Tây Bắc Bộ và Trung Bộ, nhiều nơi có nắng nóng đặc biệt gay gắt.
PGS Nguyễn Văn Chi – Phó trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai (giữa) – thông tin về nguy cơ đột quỵ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: HQ.
Video đang HOT
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, nắng nóng tác động nhiều tới sức khỏe người dân. “Trung tâm chúng tôi là nơi tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ lớn nhất khu vực miền Bắc. Trong những ngày nắng nóng, số bệnh nhân được ghi nhận tăng lên. Mỗi ngày có khoảng vài chục bệnh nhân. Chúng tôi làm việc 24 giờ để hội chẩn, đưa ra phương án cứu chữa bệnh nhân kịp thời”, ông Chi nói.
Chuyên gia này cho hay thời tiết nắng nóng không phải nguyên nhân gây ra đột quỵ mà là “một yếu tố thuận lợi”.
“Đột quỵ phải có yếu tố nguy cơ, các điều kiện mới xảy ra. Các yếu tố nguy cơ phải kể đến cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì… Nếu bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ, gặp điều kiện thờ tiết nắng nóng, dễ bị đột quỵ”, ông Chi cho biết.
Thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc điều kiện khắc nghiệt khác làm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ phát huy, tác động mạnh mẽ đến người bệnh, khiến nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Bên cạnh đó, thời tiết nóng bức sẽ gây căng thẳng, khó chịu, người bệnh quên uống thuốc, ngại đi khám…, dẫn đến tình trạng bất ổn tăng lên. Nhiều bệnh nhân không kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Đó chính là lý do đột quỵ, cũng như các bệnh mãn tính khác, gia tăng trong thời tiết nắng nóng.
PGS Chi cảnh báo đột quỵ không phải chỉ gặp ở người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi cũng bị.
“Hiện mô hình bệnh tật ở nước ta khá giống các nước phát triển, khi bệnh nhiễm trùng giảm, không nhiễm trùng tăng lên. Những người trẻ cũng mang các yếu tố nguy cơ không khác người lớn tuổi. Do đó, nguy cơ xảy ra đột quỵ cũng tương tự”, chuyên gia này cảnh báo.
Theo PGS Chi, môi trường, nhiệt độ vượt quá ngưỡng cơ thể chịu đựng có thể xảy ra nhiều biến cố. Để đối phó thời tiết nắng nóng của mùa hè, người dân cần lưu ý tránh thời gian cao điểm 12-16h, đồng thời chú ý bù đủ nước, có các phương tiện hỗ trợ khi ra ngoài hoặc làm việc.
Theo Zing
Chủ động bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng bất thường
Cứ mỗi khi thời tiết nắng nóng bất thường, số bệnh nhân nhập viện lại gia tăng. PGS.TS. Nguyễn Văn Chi - Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, đã cảnh báo những nguy cơ có thể xảy đến với người dân, nhất là người già và những người phải lao động ngoài trời.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về nguy cơ với sức khỏe trong mùa nắng nóng chiều 23/4.
Tại cuộc trao đổi với báo chí chiều 23/4, PGS.TS. Nguyễn Văn Chi cho biết, nhóm người cao tuổi, trẻ em và người phải làm việc trong điều kiện ngoài trời khi nắng nóng, là những người cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe trong mùa hè.
"Người từ 60 tuổi trở lên được coi là nhóm người cao tuổi, người già. Họ thường có nhiều bệnh mạn tính trong như huyết áp, đái tháo đường,... Bên cạnh đó, các phản xạ của người già rất kém, sức chống đỡ không tốt. Vì vậy, khi tiết trời nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố nguy cơ, các bệnh trong cơ thể bất ổn thì rất dễ bị đột quỵ, mắc bệnh phải nhập viện" - PGS.TS. Nguyễn Văn Chi cho biết.
Nhóm trẻ em thì ngược với nhóm người già, cơ thể còn non nớt, rất nhạy cảm với thời tiết. Nhiều trẻ có sức đề kháng không tốt, dễ bị tác động bởi nắng nóng. Thêm vào đó, trẻ rất hiếu động nên có nhu cầu uống rất nhiều nước, sử dụng nhiều chất dinh dưỡng khi đùa nghịch. Vì vậy trong những ngày nhiệt độ cao, trẻ dễ bị say nắng, sốc nhiệt, cần phải tới bệnh viện điều trị.
Đối với nhóm người dân đang trong độ tuổi lao động, PGS.TS. Nguyễn Văn Chi đánh giá nhóm này có sức chịu đựng tốt, có thể chịu đựng thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt. Song, nhiều người lao động phải làm việc ngoài trời, trong điều kiện nắng nóng vượt quá sức chịu đựng của cơ thể vẫn có thể khiến họ bị hôn mê, đột quỵ.
Từng cấp cứu cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ, sốc nhiệt trong điều kiện thời tiết nóng nực, nhiệt độ cao, PGS.TS. Nguyễn Văn Chi nhận định, thời tiết tác động rất lớn tới sức khỏe con người, là yếu tố thuận lợi khiến cho các nguy cơ về sức khỏe phát triển. Vì vậy, ông khuyến cáo, người dân cần biết bảo vệ cơ thể, nếu thời tiết quá nóng, quá nắng không thể làm việc thì phải nghỉ ngơi, tạm dừng công việc. Đặc biệt là những người lao động có điều kiện làm việc đặc thù như cầu thủ bóng đá, công nhân lò cao, người nông dân,...
"Tại Việt Nam, mùa hè luôn rất nóng, vì vậy người dân cần tránh ra ngoài trời vào thời gian nắng nóng cao điểm (từ 12h - 16h hàng ngày), nếu không có việc cần thiết. Khi phải ra ngoài trời nắng nóng, cần có phương tiện dụng cụ để tránh tác động của nhiệt và tử ngoại. Trong các môi trường làm việc cố định, mỗi người cần phải tự tạo điều kiện bảo hộ tốt, có yêu cầu kiểm soát nhiệt độ tại nơi làm việc, chủ động sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe" - PGS.TS. Nguyễn Văn Chi khuyến cáo.
Theo viettimes
Nắng nóng, nhiều dịch bệnh gia tăng Tuần qua, một số dịch bệnh như: Sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà... có xu hướng gia tăng so với tuần trước. Nguyên nhân là thời tiết nắng nóng tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh sinh sôi và phát triển. Ngành Y tế khuyến cáo người dân cần hợp tác, thực hiện...