Nắng nóng trên 40 độ, nhớ những điều này để không chết gục ngoài đường
Hà Nội đã ghi nhận không ít trường hợp đột ngột tử vong trên đường vì nắng nóng. Bác sĩ BV Bạch Mai lưu ý 3 điểm cần nhớ khi ra đường.
Nắng nóng làm gia tăng đột quỵ
Liên tiếp 3 ngày qua, nắng nóng xảy ra diện rộng khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thời điểm giữa trưa, đầu giờ chiều đi ra ngoài đường, nhiệt độ luôn vượt mức 40 độ.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, trời nắng nóng như này sẽ tác động rất nhiều đến sức khoẻ, làm gia tăng các ca đột quỵ, sốc nhiệt.
Mùa nắng nóng năm nào khoa Cấp cứu BV Bạch Mai cũng tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân đột ngột ngất xỉu, đột quỵ khi đang đi đường do nắng nóng. Số ca cấp cứu đột quỵ những ngày này tăng khoảng 20%, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 40 trường hợp
Trường hợp cụ bà 70 tuổi tử vong trên đường do nắng nóng ngay trên phố Xã Đàn
Tuy nhiên PGS Chi nhấn mạnh, nắng nóng không phải là nguyên nhân chính gây đột quỵ nhưng là yếu tố thuận lợi gây ra đột quỵ trên nền những bệnh nhân có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim, bệnh máu, bệnh van tim, bệnh rối loạn chuyển hoá, thừa cân…
Mới đây, một nam bác sĩ 31 tuổi đang công tác tại BV Phụ sản Hà Nội cũng bất ngờ ngã quỵ, tử vong khi đang đá bóng cùng bạn do bị đột quỵ vỡ phình mạch não.
Trong trường hợp này, nam bác sĩ đã có nam bác sĩ đã có sẵn bất thường mạch não, gặp điều kiện thuận lợi là nắng nóng và chơi thể thao gắng sức, làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não, gây đột quỵ xuất huyết não. Trường hợp của nam bác sĩ biến nghiêm trọng do ổ vỡ lớn nên rơi vào hôn mê, ngừng tuần hoàn sau ít phút.
Tháng 6/2017, thời điểm Hà Nội xảy ra nắng nóng kỷ lục trong nhiều chục năm, ngay trên đường Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, một bà củ 70 tuổi đang đi xe máy trên đường cũng bất ngờ loạng choạng dừng lại rồi ngã gục bên đường, người dân nhanh chóng gọi cấp cứu nhưung ít phút sau xe 115 đến nơi thì bà đã tử vong. Trước đó 2 ngày, người dân cũng phát hiện 1 người đàn ông chết gục bên đường tại thôn Lễ Pháp, thị trấn Đông Anh, Hà Nội.
Sốc nhiệt, truỵ mạch do nắng nóng
Ngoài các ca đột quỵ gia tăng do nắng nóng, PGS Chi cho biết, số lượng ca bị sốc nhiệt, ngất xỉu, truỵ mạch nhập viện trong những ngày nắng nóng cũng tăng lên do rất nhiều người như công nhân, nông dân, người đi đường vẫn phải di chuyển, làm việc.
Khi đi dưới trời nắng quá lâu sẽ khiến cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, rối loạn chuyển hoá nhiệt do tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao vượt quá ngưỡng chịu đựng, gây nguy cơ đột quỵ hoặc sốc nhiệt.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi
Video đang HOT
“Nắng gay gắt nhất từ 12 – 16 giờ hàng ngày, thời điểm này đi đường, làm việc lâu ngoài nắng sẽ rất nguy hiểm, có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương não. Vì thế, việc đầu tiên, chúng tôi khuyến cáo người dân hạn chế đến mức tối đa ra ngoài trời trong khoảng thời gian trên”, PGS Chi khuyến cáo.
Do đó tuỳ theo tính chất, đặc thù công việc mỗi người cần chống nắng khác nhau, có mũ rộng vành, áo dài tay, kính mắt để che chắn, giảm tác động của nhiệt, tia tử ngoại. Nếu làm việc trong môi trường cố định phải có bảo hộ lao động, môi trường làm việc thông thoáng, có yêu cầu kiểm soát nhiệt độ.
Thứ 2, người dân cần phải uống đủ nước để phòng mất nước, bởi cơ thể liên tục thoát mồ hôi, nếu không được bổ sung nước sẽ làm cơ thể tăng nhiệt, dễ sốc nhiệt. Khi trời nóng, mỗi người cần uống 2-3 lít nước/ngày.
Thứ 3, khi bị sốc nhiệt với các biểu hiện choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… cần ngồi chỗ thoáng mát, tốt nhất là nơi có điều hoà, nới rộng quần áo, uống nước pha muối hoặc nước chanh… Sau đó chườm mát cho người bệnh ở các vị trí cổ, nách, bẹn, lưng… giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh. Tiếp tục theo dõi thân nhiệt và tiến hành các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống dưới 38,5 độ.
Nếu thấy người bệnh có tình trạng nặng như: Buồn nôn, nôn, sốt cao hoặc hôn mê, cần gọi xe cấp cứu hoặc chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình di chuyển, nếu người bệnh có nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu thấp để đề phòng sặc đường thở.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Bí quyết giúp gia đình đi chơi vui vẻ và khỏe mạnh
Thời tiết dịp 30/4 trên toàn quốc ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có thể xảy ra mưa rào, mưa đá, dông lốc rải rác, sấm sét, gió giật mạnh. Nóng lạnh bất thường dễ làm trẻ nhỏ viêm đường hô hấp, sốc nhiệt... Làm sao để đi chơi mà không bị đau ốm?
Cho con đi chơi cần trang bị đủ đồ chống nắng. Ảnh minh họa
Nắng nóng khiến người lớn cũng khó chịu, cộng với môi trường thay đổi, di chuyển nhiều nên rất dễ ốm. Thời tiết mưa nắng thất thường còn làm các vi khuẩn gây bệnh phát triển rất mạnh và nhanh khiến trẻ nhỏ, người già yếu rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Do đó đi chơi bố mẹ cần nhớ kỹ những điều sau để giúp con không bị ốm và luôn khỏe mạnh.
Uống nước đầy đủ
Theo tài liệu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày nắng nóng đi ngoài trời nhiều sẽ mất nước nhiều, cần chuẩn bị nước lọc, nước hoa quả, các loại đồ uống lành mạnh, hoặc nước đường để giữ cơ thể mát.
Cho trẻ đi chơi dịp lễ, nếu thấy trẻ uể oải, quấy khóc là đã bị mất nhiều nước. Lúc đó bố mẹ cần bổ sung ngay các loại nước dừa, nước hoa quả, nước chanh - muối loãng, nước pha oresol, Aam Panna (kết hợp xoài xanh, đường và các loại gia vị), sữa - bơ làm dịu mát cơ thể, bổ sung chất điện giải. Khi cơ thể đổ mồ hôi cần uống nhiều nước, cần uống 0,4 đến 0,9 lít mỗi giờ.
Kinh nghiệm đi chơi của nhiều người là buổi sáng trước khi ra khỏi nhà nên uống cốc nước chanh pha với chút muối, 1 thìa đường để ngừa say nắng. Nếu trẻ còn bú, mẹ cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn so với bình thường, bản thân mẹ cũng cần uống nhiều nước và dưỡng chất hơn.
Theo bác sĩ Đông y Quốc Lễ (Phòng khám Viên Minh Đường, Hà Nội), nên mang theo chai nước để uống cả khi chưa khát nhằm duy trì đủ nước cho cơ thể hoạt động. Bố mẹ luôn nhắc trẻ uống nước kẻo trẻ mải chơi, khi khát tu cả bình nước sẽ không tốt. Cách uống nước đúng là uống từ từ, từng ngụm một.
Tránh uống những đồ uống nhân tạo, soda, đồ uống ngọt có ga, rượu bia, nước đá, nước quá lạnh, kem đá... vì dễ gây viêm họng cấp, viêm đường hô hấp, có thể làm dạ dày bị co thắt, thậm chí còn làm khát hơn, mất nước nhiều hơn.
Ăn uống
Theo Cục Y tế dự phòng, ngày nắng nóng người dân khi đi xa cần thực hiện ăn chín, uống chín, để tránh nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, có đủ sức khỏe hết chuyến đi các bác sĩ khuyên nhất thiết không bỏ ăn sáng - vì bữa sáng cần nạp nhiều năng lượng để đủ cho một ngày hoạt động. Cần cho trẻ ăn đảm bảo dinh dưỡng 4 nhóm thức ăn là rau quả, ngũ cốc, chất béo, đạm để tăng sức đề kháng. Nên mang theo đồ ăn vặt để trẻ bổ sung dinh dưỡng kịp thời khi đói.
Không nên ăn vặt hàng quán, mà chỉ nên mua trái cây hay rau quả để giúp cung cấp thêm nước, vitamin cho cơ thể.
Vệ sinh
Nắng nóng nhiều, bệnh truyền nhiễm mùa hè gây ra bởi các loại sâu bệnh và vi khuẩn, vi trùng. Do đó cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi... phòng bệnh.
Đi chơi về cần vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối. Chăm sóc đường hô hấp cho trẻ bằng cách rửa sạch vùng mũi họng, giữ khô để các dịch nhầy cản vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Buổi tối trước khi đi ngủ có thể xịt thêm thuốc nhỏ mũi để giữ ẩm cho mũi họng.
Khi mồ hôi ra nhiều ở các vùng cổ, mặt, lưng, bẹn... cần chú ý vệ sinh để không bị bít lỗ chân lông, tránh viêm da và nấm da.
Dùng máy điều hòa
Theo PGS. BS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi - BV Bạch Mai), bố mẹ nên đặt điều hòa ở mức vừa phải, không để quá thấp, không để gió điều hòa, hay quạt thổi trực tiếp gần vào trẻ.
Mỗi khi từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần đứng giữa cửa một lúc rồi hãy ra ngoài để cơ thể kịp cân bằng cơ thể giữa nhiệt độ trong nhà - ngoài trời, tránh bị chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng, nhất là trẻ nhỏ dễ bị sốc nhiệt.
Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng cao điểm
Các bác sĩ khuyên, thời điểm cho trẻ đi chơi nên chọn vào sáng và chiều mát. Nắng nóng thường bừng lên từ 10 - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 11 - 15h. Khoàng thời gian này nên hạn chế chơi bời, không ở ngoài trời quá lâu.
Để bảo vệ sức khỏe của trẻ cần:
Giữ trẻ luôn mát mẻ trong thời tiết nóng, hạn chế đi ra ngoài. Nếu cho trẻ ra ngoài chơi trong trường hợp bất khả kháng, cần lưu ý:
Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, đội mũ và đeo kính... chống nắng đầy đủ. Thoa kem chống nắng trẻ em mặt và các vùng da lộ ra ngoài quần áo 20 phút trước khi ra ngoài và thoa lại sau mỗi 2h.
Không bao giờ để con một mình trong xe ô tô, kể cả khi xe đỗ trong bóng râm, - vì trẻ dễ chết do ngạt khí và sốc nhiệt, dẫn tới tử vong.
Không để trẻ ngủ trong xe đẩy vì trẻ có thể bị quá nóng, khó thở. Nếu cho trẻ di chuyển bằng xe đẩy bố mẹ cần che chắn bằng khăn để tránh bụi, nắng nóng. Đảm bảo cho bé ngủ ngon, thoải mái để tránh dẫn đến ốm, bị mệt.
Những đồ không thể thiếu bảo vệ cơ thể trong thời tiết nắng nóng
Đi chơi kỳ nghỉ ngày nắng nóng thường ngại mang nhiều đồ đạc. Nhưng cần mang đồ chống nắng, khăn ướt vì phải đi nhiều ngoài trời nắng.
Nên
Nên mang đồ rộng rãi, chất liệu cotton để thấm mồ hôi. Mang thêm khăn rộng và dày để che nắng khi cần.
Kính râm, mũ rộng vành, khăn dày, khẩu trang, quần áo chống nắng, giày... là rất cần thiết để giúp tránh nóng và các tia độc hại. Giấy ướt có thể lau đỡ mệt mỏi, khó chịu vì mồ hôi. Quần áo chống nắng còn giúp chống lạnh vì về đêm nhiệt độ hay xuống thấp.
Nên tháo giày khi có thể giúp đôi chân luôn thoáng mát và dễ chịu...
Luôn mang theo ô, hoặc mũ, áo mưa dự phòng. Mũ rộng vành che nắng tốt và giữ đầu mát.
Kem chống nắng bảo vệ da, nhưng phải dùng đúng cách. Nên thoa kem vừa phải sẽ giúp da tránh bắt nắng, mà không bị bít lỗ chân lông.
Chủ động mang một số thuốc bổ, và thuốc dự phòng bệnh mùa nắng nóng như thuốc chống rối loạn tiêu hóa, hạ sốt, thuốc chống dị ứng...
Không nên
Không mang đồ bó sát, đồ chật và nhiều tầng lớp, đồ tối máu vì nó hấp thụ nhiệt, gây nóng bức.
Không nên đeo ba lô nặng khi di chuyển, vì nhiệt độ và mồ hôi không thoát ra ngoài được.
Tránh trang phục dày, tối màu. Nên mặc quần áo nhẹ, chất liệu cotton giữ da khô, phần nào tránh mất nước. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng, thấm hút mồ hôi tốt, không quá chật cũng không quá rộng.
Nếu đi biển thì không nên cho trẻ dưới 1 tuổi tắm nhiều lần trong ngày, hoặc ngâm mình dưới nước lâu vì rất dễ bị cảm lạnh, viêm họng, viêm amiđan cấp...
Theo giadinh.net
Cách phòng tránh sốc nhiệt và mệt lả giữa cái nóng ngày hè Theo các chuyên gia y tế, tình trạng sốc nhiệt và tử vong do nóng bức mùa hè gây ra khá nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể phòng tránh sốc nhiệt bằng một số cách sau. Sốc nhiệt chủ yếu xảy ra vào mùa hè nhiệt độ ngoài trời cao. Sốc nhiệt là hậu quả của quá trình tăng thân...