Nắng nóng trên 30 độ có thể khiến cụ rùa bị ’sốc’
“Để cụ rùa ở bể chứa như hiện nay, nếu nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 30oC sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cụ”, TS. Bùi Quang Tề, trưởng nhóm chữa trị bệnh cho rùa Hồ Gươm khuyến cáo.
Theo TS. Tề hiện tại sức khỏe của cụ rùa sau hơn một tháng điều trị đã có thể coi là ổn định, không còn lo ngại.
Cụ thể, 5 chủng vi khuẩn gây nên những vết thương lở loét, đốm trắng và sinh vật bám trên mai, chân và cổ cụ rùa đã được loại bỏ, chỉ còn hai chủng vi khuẩn yếu khí còn tồn tại nhưng có thể tự lành khi thả cụ về môi trường tự nhiên.
Video đang HOT
Nằm trong bể chứa dưới thời tiết nắng nóng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cụ rùa.
“Với tình hình sức khỏe cụ rùa như hiện nay, nhóm chữa trị bệnh khẳng định đã có thể thả cụ xuống hồ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan khiến việc làm sạch môi trường nước hồ Gươm diễn ra chậm trễ so với dự tính ban đầu”.
Trong tuần sau Ủy ban Thành phố sẽ tiến hành hội thảo để bàn về tiêu chuẩn môi trường nước an toàn cho rùa Hồ Gươm. Tuy nhiên, để cụ rùa trong bể chữa bệnh với thời tiết nắng nóng như hiện nay, tôi lo ngại rằng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cụ. Đặc biệt, nếu nhiệt độ lên tới trên 30oC sẽ có thể khiến cụ rùa “sốc”, gây hậu quả khó lường.
Cuối tuần này, cấp trên đã quyết định sẽ làm mái che, liên tục thay nước, để giảm độ nắng nóng trong bể, tuy nhiên, tôi cho rằng, chậm nhất trong 2 tuần nữa nên tiến hành thả cụ xuống nước để đảm bảo sức khỏe”, TS. Tề khuyến cáo.
Cũng theo TS. Tề, sau khi thả, rùa Hồ Gươm có thể sẽ được gắn chíp điện tử để đánh dấu. Còn một số ý kiến đưa ra như gắn thiết bị để xác định địa điểm định vị cụ rùa cũng được các nhà khoa học cân nhắc.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xây thêm hạng mục cho "bệnh viện cụ Rùa"
Rùa hồ Gươm là "cụ bà", cân nặng 169 kg, chiều dài toàn thân của Rùa là 185cm; chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm.
Thông tin đưa ra trong cuộc họp Báo cáo kết quả việc chăm sóc, chữa trị; thống nhất công bố các thông số về Rùa Hồ Gươm và đề xuất các giải pháp bổ sung chăm sóc và chữa trị tổ chức chiều 22-4 tại Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Ông Lê Xuân Rao, phó trưởng ban Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa hồ Gươm cho biết, cụ Rùa ngày càng khỏe, các vết thương lở loét trước đây đã lành lại. Thức ăn chính của cụ Rùa là cá trôi.
"Ban chỉ đạo sẽ tiến hành làm mái che nắng có cửa cơ động để thuận lợi cho việc đưa Rùa ra hồ và ngược lại. Đồng thời, làm đài phun nước giữa bể để làm mát trong mùa hè và cung cấp thêm oxi".
Công nhân hoàn thiện "bệnh viện" cho cụ Rùa
Ông Rao nói thêm, ngoài ra, sẽ đưa lồng cao 1,5 m vào vận hành để chuyển Rùa từ bể nuôi dưỡng ra hồ để Rùa quen dần trở lại với môi trường tự nhiên. Tần suất đưa Rùa lên để kiểm tra và bôi thuốc là 2 tuần/lần; thời gian và tần suất đưa Rùa từ bể nuôi dưỡng ra hồ là 1 tuần 1 lần, mỗi lần 6 tiếng vào buổi trưa.
Tại cuộc họp, GS Lê Trần Bình, người trực tiếp làm xét nghiệm ADN cho cụ Rùa cho biết, so sánh mẫu ADN của Rùa hồ Gươm và rùa Quảng Phú - Thanh Hóa (QP1), rùa Bảo tàng Hà Nội (HK1) cho kết quả giống nhau tuyệt đối, và giống với rùa tại đền Ngọc Sơn. Từ đó có thể kết luận, rùa mai mềm lớn đang sống ở hồ Gươm cùng loài với các mẫu rùa đã mô tả và phân tích trước đây.
"Cụ Rùa hiện đang ở bể dưỡng thương không cùng loài với rùa Đồng Mô", ông Bình nhấn mạnh.
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Hồ Gươm chỉ có một cụ rùa' Nhà "rùa học" Hà Đình Đức vẫn khẳng định, hồ Gươm chỉ có một cụ rùa và đang được đưa lên điều trị. Hiện, sức khỏe của cụ rùa ổn định, không bị sốc. Sáng nay, đối thoại với độc giả trên mạng xã hội go.vn, nhà "rùa học" Hà Đình Đức khẳng định, hiện ở Hồ Gươm chỉ tồn tại một cụ...