Nắng nóng phơi bày thực trạng thiếu cây xanh ở Paris
Trong tuần này, đợt nắng nóng thứ 3 đã ập đến và thiêu đốt nước Pháp, nhiệt độ tỏa ra từ lớp nhựa đường bên ngoài nhà hát Opera Garnier ở Paris lên tới 56 độ C. Nhưng không ai có thể tìm thấy bóng râm nào vì thành phố này có rất ít cây xanh.
Quảng trường Trocadéro, Paris, Pháp. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin CNA, Place de l’Opera là một trong vô số hòn đảo được mô tả là “đô thị nhiệt” ở thủ đô của nước Pháp. Hòn đảo này có rất ít cây xanh cho bóng mát và hạ nhiệt thành phố cho dù cây xanh được coi là giải pháp quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và mùa hè ngày càng nóng bức. Chỉ cách đó một phút đi bộ, trong bóng râm dọc theo đại lộ Boulevard des Italiens rợp cây xanh, nhiệt kế hiển thị 28 độ C.
Paris xếp thứ hạng thấp về độ phủ xanh trong số các thành phố trên toàn cầu. Theo dữ liệu từ Diễn đàn Văn hóa Thành phố Thế giới, chỉ 10% cơ sở hạ tầng ở Paris được tạo nên từ không gian xanh, như công viên và vườn. Trong khi đó, con số này tại thủ đô London của Anh là 33% và thủ đô Oslo của Na Uy là 68%.
Theo Cơ quan Khí tượng Quốc gia Meteo France, tháng 7 vừa qua là tháng nóng kỷ lục ở Pháp. Nhiệt độ khắc nghiệt này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực tăng cường các biện pháp tự nhiên để bảo vệ thủ đô trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Tòa thị chính Paris muốn tạo ra những hòn đảo trong lành và có kế hoạch trồng 170.000 cây xanh vào năm 2026. Họ đang phá bê tông ở hàng chục sân trường, đổ đất và trồng cây cối.
Jacques Baudrier, Phó thị trưởng Paris phụ trách chuyển đổi năng lượng xanh trong các tòa nhà, cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành dự án trồng cây và thảm thực vật lớn, lớn hơn nhiều so với các chính quyền trước đây”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tham vọng xanh của Tòa thị chính đã gây ra một số cuộc phản đối. Các nhà vận động sinh thái khác cho biết chính quyền địa phương đã chặt hạ nhiều cây cổ thụ hàng chục tuổi chỉ để quy hoạch các khu công viên. Họ nói rằng khi thiết kế lại cảnh quan thành phố, chặt hạ những cây cổ thụ này đi ngược lại tham vọng của chính quyền vì những cây non dễ bị tổn thương hơn trước hạn hán và có khả năng chống bức xạ nhiệt kém.
Vào tháng 4, nhà hoạt động vì môi trường Thomas Brail đã quay video ghi lại cảnh hơn 70 cây xanh bị chặt hạ ở vùng ngoại ô phía bắc Paris. Theo giới chức, động thái này nhằm dọn đường cho tầm nhìn “vành đai xanh” xung quanh thành phố của Thị trưởng Anne Hidalgo.
Mỹ trồng 1 tỉ cây xanh ở các khu rừng bị cháy
Hôm 25-7, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ trồng hơn 1 tỉ cây xanh trên các khu rừng bị cháy ở miền Tây, nhằm đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
Một sườn đồi bị cháy ở bang California - Ảnh: AP
Theo Hãng tin AP, trong những năm gần đây, các đợt cháy rừng lớn tại Mỹ đã khiến hàng triệu cây xanh bị tàn phá nặng nề và khó có khả năng phục hồi tự nhiên.
Theo ước tính, sẽ mất hàng thập kỷ để các cây xanh có thể phục hồi một cách tự nhiên.
Bộ trưởng nông nghiệp Mỹ, ông Tom Vilsack cho biết sự biến mất của rừng có thể khiến kinh tế nông nghiệp và các vùng nông thôn tại đây bị đe dọa trực tiếp.
Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ khẳng định sẽ tăng gấp bốn lần số lượng cây giống cho các nhà vườn nhằm phủ xanh 1,7 triệu hecta rừng và giải quyết vấn đề nắng nóng do biến đổi khí hậu gây ra.
Ông David Lytle, giám đốc quản lý rừng thuộc Cục Kiểm lâm Mỹ, cho biết cơ quan này sẽ mở rộng quy mô phủ xanh rừng hằng năm từ 24.000ha lên 162.000ha.
Việc phủ xanh chủ yếu được thực hiện ở các bang phía tây, nơi cháy rừng có xu hướng diễn ra quanh năm và cấp bách nhất.
Cục Kiểm lâm Mỹ đã chi hơn 100 triệu USD/năm cho công tác trồng lại rừng và dự kiến tăng kinh phí lên 260 triệu USD/năm.
Vào năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật trồng 1,2 tỉ cây xanh trong thập kỷ tới nhằm giúp giảm thiểu nắng nóng do biến đổi khí hậu gây ra.
Tuy vậy, dự luật này ở thời điểm đó đã bị chỉ trích là thiếu tính hiệu quả để giải vấn đề cháy rừng, khi không ưu tiên phủ xanh những cánh rừng thưa thớt do đám cháy gây ra.
Giải thích cho điều này, ông Joe Fargione, giám đốc khu vực Bắc Mỹ của tổ chức Nature Conservancy, cho biết một số nơi khí hậu đã thay đổi đến mức khiến xác suất tái sinh cây thành công là khá thấp. Chính vì vậy, quá trình phủ xanh cũng sẽ cần được nghiên cứu kỹ trước khi trồng.
Trước mắt, việc phủ xanh các cánh rừng sẽ là thách thức lớn khi nhiều cây con sẽ chết trước khi trưởng thành do hạn hán, côn trùng và cả biến đổi khí hậu tác động.
Bên cạnh đó, việc thiếu hụt hạt giống và nhân công cũng đang là những khó khăn cần được giải quyết, ông Fargione chia sẻ thêm.
Hiện chính quyền Mỹ cũng đang xem xét liệu có nên ban bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu hay không để tiến hành các hành động mạnh mẽ hơn cho việc phục hồi rừng.
Nước Anh nguy cơ mất điện diện rộng vì nắng nóng Giới phân tích cảnh báo đợt nắng nóng gay gắt vừa qua đã suýt gây ra tình trạng cắt điện trên diện rộng do các nhà điều hành lưới điện chật vật cung cấp đủ điện đáp ứng nhu cầu. Thời tiết nắng nóng cực đoan đã khiến dây tải điện phồng rộp và giảm khả năng truyền điện. Ảnh: Getty Theo tờ...