Nắng nóng ngột ngạt, dân Mỹ lo hóa đơn tiền điện tăng vọt
Một tuần lễ ngột ngạt ở thành phố New York đang gây ảnh hưởng đến mọi tầng lớp cư dân, đồng thời làm dấy lên lo ngại về các hóa đơn mà họ phải chi trả.
Người dân New York đang than thở về việc sức nóng khủng khiếp ở châu Âu và miền Nam Hoa Kỳ cuối cùng cũng xuất hiện ở nơi họ sống. Nhiệt độ tại khu vực có thể lên tới 37 độ C trong ngày 24/7, mức cao kỷ lục ở địa phương.
Tại một trường học, trẻ em được phát cho các túi nước đá để đối phó với nắng nóng. Hai sĩ quan cảnh sát, Shaq Richardson và John Lovett, cho hay, chiếc xe tuần tra có máy lạnh giúp giảm bớt một phần cái nóng trong ca làm việc kéo dài 10 giờ của họ, nhưng chưa đủ. “Bạn liên tục đổ mồ hôi”, Lovett nói.
Video đang HOT
Mùa hè đang trở nên ngột ngạt với nhiệt độ cao ở nhiều nơi tại nước Mỹ. (Ảnh minh họa)
Nhân viên bảo vệ tên David nói, anh chỉ mong được ra bãi biển. Người này cho rằng, dù muốn chạy máy điều hòa nhiệt độ ở nhà cả ngày cũng phải suy nghĩ kĩ khi cân nhắc hóa đơn tiền điện vào cuối mùa hè.
Con Edison, công ty cung cấp năng lượng cho khoảng 10 triệu người sống ở thành phố New York và Westchester, ước tính, hóa đơn tiền điện trong mùa hè này sẽ cao hơn 11-15% so với năm 2021.
Ngoài New York, tình trạng nhiệt độ tăng cao còn kéo dài trên khắp khu vực Great Plains và Texas. Hàng loạt đám cháy ở California đã thiêu rụi nhiều nhà cửa. Ở các nơi khác trên thế giới như Anh đang có nhiệt độ nóng nhất từ trước đến nay, còn Pháp và Tây Ban Nha cũng đang chiến đấu với những trận cháy rừng chết người.
Gustavo Ajche, nhân viên giao hàng của Grubhub, người làm nhiệm vụ trong giờ ăn trưa cao điểm từ 11h đến 15h, thời điểm nóng nhất trong ngày, thông tin, nhân viên cần mang theo nhiều áo phông và thay quần áo thường xuyên vì họ đổ nhiều mồ hôi. Ajche nói, anh và các đồng nghiệp của mình rất biết ơn chủ nhà hàng đã cung cấp nước miễn phí cho họ.
“Bão và thời tiết điên cuồng là những gì khiến nhân viên giao hàng trở nên rất cần thiết”, anh nói thêm.
Các quan chức thành phố chỉ ra rằng, những ngày hè có thể là niềm vui đối với một số người nhưng nhiệt độ cũng có thể gây chết người. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, từ năm 1979 đến năm 2018, 11.000 người ở Mỹ đã chết vì nắng nóng. Từ năm 2010 đến 2019, trong số 100 người New York chết mỗi năm tại những ngôi nhà nóng bức, hơn 80% không có điều hòa hoặc điều hòa không chạy.
New York đang cung cấp các trung tâm làm mát tại các thư viện công cộng, trung tâm cộng đồng, các cơ sở của cơ quan quản lý nhà ở thành phố và người dân có thể tìm thấy những nơi này thông qua công cụ trên trang web.
Nắng nóng thiêu đốt ở châu Âu: WHO kêu gọi hành động chống biến đổi khí hậu
Ngày 22/7, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu đã kêu gọi chung tay hành động chống biến đổi khí hậu trong bối cảnh đợt nắng nóng thiêu đốt hiện nay ở châu Âu đã khiến hơn 1.700 người ở bán đảo Iberia, gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tử vong.
Người dân tránh nóng bên đài phun nước tại Budapest, Hungary, ngày 19/7/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong một tuyên bố, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết trong những thập kỷ qua, hàng trăm nghìn người đã tử vong do nắng nóng gay gắt trong các đợt nắng nóng kéo dài thường đi cùng với bùng phát cháy rừng. Ông Kluge cảnh báo việc tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe vốn có, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ em và người cao tuổi.
Quan chức trên nhấn mạnh đợt nắng nóng cao điểm ở châu Âu trong tuần qua cho thấy sự cần thiết phải có một hành động phối hợp toàn châu lục để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Ông cho rằng các chính phủ ở châu Âu cần thúc đẩy việc thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trong đó đặt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ này xuống dưới 1,5C cho đến 2C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Trong những ngày qua, nắng nóng khắc nghiệt đã bao trùm khu vực châu Âu với mức nhiệt cao kỷ lục ở nhiều nơi lên đến hơn 40C, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người. Các nhà chức trách đã khuyến nghị người dân làm việc từ xa nếu có thể và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nếu làm việc ngoài trời như uống nhiều nước.
Cuộc 'ly hôn đau đớn' về khí đốt giữa Nga và châu Âu Trong khi EU đang tìm cách hạn chế sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, Moskva cũng tuyên bố sẽ giảm nguồn cung cho châu Âu và hướng sang các thị trường khác. Cả Nga và EU đang từng bước "tách" khỏi thị trường năng lượng của nhau. Ảnh: AFP Ngày 21/7, Gazprom đã khôi phục lại hoạt động của đường ống Nord...