Nắng nóng “lịch sử” ở thành phố Lào Cai
Sáng nay, 22-5, Đài khí tượng – thủy văn Lào Cai cho biết, nhiệt độ tại thành phố Lào Cai lên đến 41,8 độ C. Đây là mức nhiệt độ cao nhất do đài này ghi nhận được trong chuỗi số liệu quan trắc tính từ năm 1956 đến nay.
Nắng nóng gay gắt ở thành phố Lào Cai, ngày 22-5.
Theo đó, ngày 21-5, vùng áp thấp nóng phía tây ảnh hưởng đến Lào Cai đạt ngưỡng cực đại, đẩy nhiệt độ các khu vực tăng lên mức đỉnh điểm trong đợt nắng nóng từ đầu mùa hè đến nay. Cụ thể, vào lúc 19 giờ cùng ngày, Trạm khí tượng Sa Pa quan trắc được nhiệt độ tăng lên 27,3 độ C, thị trấn Bắc Hà là 33,7 độ C, thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên) là 39,3 độ C, thành phố Lào Cai nóng nhất, 41,8 độ C.
Người dân các xã, phường trong thành phố Lào Cai bất ngờ với nền nhiệt độ tăng cao bất thường. Nắng nóng kết hợp gió Tây đồng thời xuất hiện, khiến thời tiết càng nóng bức dữ dội, từ gần trưa về chiều, đi ngoài đườn cảm nhận nóng rát bỏng.
Theo ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài khí tượng – thủy văn Lào Cai, đây là lần đầu tiên trong lịch sử có chuỗi số liệu quan trắc tính từ năm 1956 đến nay, Đài khí tượng – thủy văn Lào Cai ghi nhận được nhiệt độ cao nhất ở thành phố Lào Cai lên tới 41,8 độ C.
Trước đó, nhiệt độ cao nhất quan trắc được tại thành phố Lào Cai chỉ ở mức 41 độ C và xuất hiện ba lần vào ngày 22-5-1957, ngày 7-5-2003 và ngày 4-6-2017.
Video đang HOT
Lý giải về nguyên nhân nhiệt độ tăng cao đột ngột, các chuyên gia khí tượng cho rằng, do tác động mạnh của vùng áp thấp nóng phía tây. Ngoài ra, việc đô thị hóa nhanh chóng như xây nhiều nhà bê-tông cao tầng, đường giao thông trải nhựa hết, cây xanh ít cũng đã góp phần làm tăng nhiệt độ lên cao.
Đài khí tượng – thủy văn Lào Cai và chính quyền địa phương khuyến cáo người dân nên ở trong nhà, không đi ra ngoài trời trong thời điểm nắng nóng gay gắt; đồng thời thực hiện các biện pháp chống nóng cho người già và trẻ em, hạn chế tác động xấu đến sức khỏe con người.
Nắng, hạn tiếp tục gây thiệt hại tại nhiều địa phương
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, hôm nay 8-5, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía tây kết hợp với hiệu ứng phơn cho nên ở phía tây Bắc Bộ .
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất từ 36 đến 39oC, vùng núi Bắc Bộ có nơi hơn 39oC, vùng núi bắc và trung Trung Bộ có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày từ 40 đến 42oC; ở phía đông Bắc Bộ có nắng nóng với nền nhiệt độ cao nhất từ 34 đến 37oC.
Nông dân xã Glar (Đăk Đoa, Gia Lai) nạo vét kênh mương để phòng, chống hạn cho cây lúa và cà-phê. Ảnh: ĐINH YẾN
Từ ngày 10-5, nắng nóng ở các khu vực trên dịu dần. Còn tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ cao nhất từ 35 đến 37oC. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.
Ngày 7-5, UBND tỉnh Bình Thuận đã quyết định công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2 trên địa bàn. Gần sáu tháng qua, Bình Thuận hầu như không có mưa. Nắng nóng kéo dài đã khiến diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh giảm gần 15 nghìn héc-ta, hơn 25 nghìn hộ dân với gần 93 nghìn người bị thiếu nước sinh hoạt.
Nắng nóng kéo dài khiến 30 hồ chứa nước của tỉnh Khánh Hòa chỉ còn tổng dung tích khoảng 96 triệu mét khối (bằng 39% dung tích thiết kế). Theo ngành nông nghiệp, các tháng tới, nếu không xuất hiện mưa thì tỉnh sẽ có gần 26 nghìn hộ dân với hơn 100 nghìn người bị thiếu nước sinh hoạt, do hệ thống hồ chứa nước giảm xuống còn 30% và lượng dòng chảy trên các sông suối cũng thiếu hụt từ 40 đến 60% so với cùng kỳ năm trước.
Nắng hạn kéo dài thời gian qua đã khiến hơn 1.902 ha cây trồng tại tỉnh Gia Lai bị thiệt hại nặng. Ngoài ra, nắng hạn còn khiến 1.323 hộ tại huyện Đắk Pơ và Kbang thiếu nước sinh hoạt cục bộ. Ước tính thiệt hại do hạn hán gây ra khoảng 40,656 tỷ đồng. Hiện, lực lượng chức năng đang khẩn trương hỗ trợ bà con giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra...
Từ đầu mùa khô năm 2020 tới nay, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) có khoảng 1.200 ha cây trồng các loại như: lúa, ngô, hồ tiêu... bị khô hạn; trong đó, gần 300 ha bị mất trắng. Khoảng 1.100 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Ngành chức năng đã chi 300 triệu đồng để xây dựng sáu công trình nước sạch; đồng thời, yêu cầu người dân sử dụng nước tiết kiệm.
Trưa 7-5, tại xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) xảy ra cháy rừng, gây thiệt hại khoảng 3 ha keo lai của sáu hộ dân. Sau một giờ, đám cháy rừng đã được dập tắt hoàn toàn. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do người dân đốt thực bì cháy lan ra các rẫy keo chung quanh.
Tổng cục Thủy sản cho biết, khoảng 10 nghìn tàu cá dài 15 đến 24 m chưa lắp thiết bị giám sát hành trình, có nguy cơ phải nằm bờ. Hiện các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bình Thuận, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế... đạt tỷ lệ lắp đặt 90% trở lên. Trong khi đó, các địa phương như: Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Trà Vinh, Bạc Liêu... mới đạt tỷ lệ 20 đến 30%.
Hiện, ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho hơn 1.100 tàu cá trong tổng số 3.175 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên. Phần lớn các tàu đều đạt loại B, cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, vẫn còn một số sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm.
Khoảng 7 giờ ngày 7-5, tuyến đường giao thông Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc qua khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã bị sụt lún nghiêm trọng. Vị trí sụt lún có chiều dài khoảng 50 m, rộng khoảng 10 m và sâu từ 1,5 đến 2,2 m. Ngay sau khi sụt lún xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tiến hành rào chắn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm và điều tiết bảo đảm an toàn giao thông.
Chiều 5-5, cũng xảy ra một vụ sụt lún khác trên tuyến ô-tô về xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), dài gần 60 m, rộng khoảng 5 m và sâu khoảng 2 m.
Cùng ngày 7-5, tỉnh Cà Mau đã thống nhất phương án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách năm 2019 hỗ trợ ngân sách huyện Trần Văn Thời 15 tỷ đồng để khắc phục sụt lún, sạt lở đất. Trước đó, Cà Mau đã kiến nghị Trung ương hỗ trợ tỉnh khắc phục khẩn cấp với nguồn kinh phí dự kiến khoảng 1.690 tỷ đồng, trong đó kinh phí thực hiện các dự án cấp bách khắc phục thiệt hại do hạn hán, mùa khô 2020 là 300 tỷ đồng.
Những ngày qua, người nuôi nghêu trên sông Trường Giang ở huyện Núi Thành (Quảng Nam) vô cùng lo lắng khi nghêu bất ngờ chết hàng loạt. Đến nay, có hàng chục tấn nghêu bị chết, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ngành chức năng đã lấy mẫu kiểm tra, bước đầu nguyên nhân được cho là do vi-rút và môi trường ô nhiễm.
Chiều 7-5, Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh cho biết, đơn vị đang phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành xác minh, điều tra vụ lâm tặc mở đường vào chặt phá rừng phòng hộ giáp ranh giữa hai huyện Sông Hinh và Tây Hòa. Khu vực rừng này là rừng có chức năng phòng hộ phía thượng nguồn hồ thủy điện Sông Hinh. Vụ việc được phát hiện cách đây hơn một tháng, lợi dụng tình hình dịch Covid-19, một số người đã tự mở đường đi sâu vào bên khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện Sông Hinh, làm lán trại ăn ở tại chỗ để chặt phá, vận chuyển một khối lượng gỗ lớn đưa ra ngoài. Loại cây bị chặt hạ chủ yếu là cây giẻ (gỗ nhóm 3) có đường kính 30 cm đến 40 cm; cây trâm, cây da (gỗ nhóm 5) có đường kính 50 cm đến 60 cm. Khu vực rừng này do Hạt Kiểm lâm huyện Tây Hòa và Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh phối hợp Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Tây Hòa và Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Sông Hinh quản lý, bảo vệ. Khi lực lượng bảo vệ rừng tuần tra thì phát hiện rừng đã bị lâm tặc đốn hạ. Hiện khối lượng gỗ bị thiệt hại chưa kiểm đếm được.
Ngày 7-5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tiếp nhận 200 thiết bị lọc, xử lý nước LifeStraw (do Thụy Sĩ sản xuất) từ Chương trình Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai và các nhà tài trợ, nhà hảo tâm gồm: Tập đoàn Masan, Tập đoàn Doji, Công ty cổ phần Na No Phạm Gia và một gia đình tại Hà Nội trao tặng người dân tại tỉnh Sóc Trăng. Các thiết bị lọc, xử lý nước sẽ được bàn giao tặng hộ nghèo, gia đình chính sách bị ảnh hưởng hạn mặn tại hai huyện Long Phú và Cù Lao Dung, nơi hứng chịu nặng nề do hạn mặn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Hiện, tỉnh Sóc Trăng có hơn 26 nghìn hộ dân nông thôn thiếu nước ngọt sinh hoạt và là một trong tám tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề trong đợt hạn, mặn năm nay.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 1523/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh sách các hộ gia đình thuộc đối tượng hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tham gia Hợp phần 1- dự án do Quỹ Khí hậu xanh (GCF) tài trợ, thực hiện năm 2020-2021 tại các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, có 573 hộ ở các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa được hỗ trợ mỗi hộ 1.700 USD từ nguồn vốn ODA để xây dựng 500 ngôi nhà ở phòng, tránh bão, lụt trong năm 2020 và 73 ngôi nhà ở trong năm sau đó.
Thêm một vụ khai thác trái phép rừng pơ-mu lớn ở Đắk Lắk
Ngày 7-5, Chi cục Kiểm lâm vùng IV cho biết, đơn vị vừa nhận được báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk về vụ việc khai thác trái phép gỗ pơ-mu (thuộc nhóm IIA) xảy ra tại Tiểu khu 1219 thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông nằm tại huyện Krông Bông.
Theo đó, từ ngày 9 đến 12-4, trong quá trình tuần tra, nhân viên bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông đã phát hiện tại lô 4, khoảnh 4, tiểu khu 1219 có một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép, khi bị phát hiện các đối tượng đã chạy trốn vào rừng cho nên không bắt giữ được. Lực lượng tuần tra đã mở rộng kiểm tra tại các lô 8, 9, 11, 13 khoảnh 4 tiểu khu 1219 thì phát hiện có 19 cây gỗ pơ-mu bị cưa hạ. Qua kiểm tra ban đầu, khối lượng gỗ còn lại tại hiện trường là 37,219 m3. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Bông đã ban hành quyết định trưng cầu giám định các nội dung về khối lượng, chủng loại gỗ, vị trí khai thác, loại rừng... để hoàn tất hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Chỉ số tia UV tại Hà Nội và TP HCM ở mức gây nguy hại Trong ngày 6/5, chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 9-10, thành phố Hồ Chí Minh có giá trị từ 8-9 ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Thời tiết hôm nay: Nắng nóng có nơi...