Nắng nóng kỷ lục, Trung Quốc ‘thay trời làm mưa’ chống hạn
Sau khi phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng hơn 60 năm qua, nhiều địa phương ở miền trung và miền nam Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp thay đổi thời tiết để tạo mưa.
Ngày 26/8, Thời báo Hoàn cầu đưa tin, sau các nỗ lực “gieo mây” hôm 25/8, dự báo, một số địa bàn thuộc tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) sẽ có mưa vừa, mưa to kéo dài từ hôm nay đến 30/8.
“Gieo mây” là thuật ngữ giới chuyên gia sử dụng để đề cập tới biện pháp gây mưa nhân tạo bằng cách rải hóa chất như i ốt bạc lên các đám mây gây ngưng tụ. Ngoài Tứ Xuyên và Trùng Khánh, nhiều tỉnh thành khác ở Trung Quốc như An Huy, Giang Tô, Hồ Bắc… Cũng sử dụng “gieo mây” với hy vọng gây mưa nhân tạo.
Tên lửa ‘gieo mây’ được phóng lên ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Trong ngày 25/8, một số địa bàn ở Trùng Khánh đã xuất hiện mưa sau khi chính quyền địa phương quyết định phóng 4 tên lửa chứa hóa chất gây ngưng tụ lên trời. Đây là những trận mưa đầu tiên ở thành phố này kể từ ngày 7/8. Các đám mây được can thiệp cũng giúp giảm nhiệt độ của thành phố. Ngoài tên lửa, Trùng Khánh còn sử dụng máy bay không người lái (UAV) để “gieo mây”.
Nắng nóng kỷ lục, Trung Quốc ‘ thay trời làm mưa’ chống hạn
Video đang HOT
Chuyên gia thuộc Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) cho biết, từ ngày 1/8 đến 25/8, nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đã đồng loạt “gieo mây” chống hạn. Tổng cộng, có 91 máy bay rải hóa chất gây ngưng tụ đã cất cánh với tổng thời gian bay hơn 260 giờ. Khoảng 116.000 quả “bom” chứa i ốt bạc và 25.000 tên lửa “gieo mây” cũng được sử dụng.
Việc ‘gieo mây’ bằng i ốt bạc được sử dụng phổ biến trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ.
Theo Bloomberg, Trung Quốc đã ứng dụng công nghệ này trong quy trình tưới tiêu hoặc làm mát những thành phố phải chịu hạn hán, nắng nóng. Máy bay tạo mưa còn được sử dụng để đảm bảo thời tiết đẹp cho những sự kiện quan trọng như Olympic.
Nhiệt độ cao kéo dài suốt hơn 2 tháng đã khiến cho các sông và hồ lớn tại quốc gia tỷ dân dần khô cạn và làm gián đoạn nguồn cung điện.
Một số hãng tin phương Tây cho rằng, việc Trung Quốc đang “kiểm soát thời tiết” bằng các thiết bị “gieo mây” và điều này có thể ảnh hưởng đến lượng mưa tự nhiên toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu. Newsweek (hãng tin Mỹ) cho rằng, i ốt bạc mà Trung Quốc sử dụng để “gieo mây” có thể gây hại cho môi trường.
Rủi ro nghiêm trọng khi nắng nóng xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn ở Đông Á
Trong một nghiên cứu gần đây, giới khoa học dự báo các đợt nắng nóng ở khu vực Đông Á sẽ xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn.
Nhiệt độ từ 35 độ C trở lên, kết hợp với độ ẩm cao, đặc biệt nguy hiểm cho con người. Ảnh: Reuters
Theo tờ StraitsTimes, hiện tượng nắng nóng xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn có thể làm tăng rủi ro đối với sức khỏe con người và ảnh hưởng lớn đến hoạt động canh tác nông nghiệp ở khu vực Đông Á. Điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết trong phát triển các chiến lược thích ứng ở các quốc gia.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Giáo sư Kyung-Ja Ha tại Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc) dẫn đầu đã phân tích mức độ phổ biến của hai loại nắng nóng ở Đông Á: nóng khô và nóng ẩm. Mục đích của nghiên cứu là tìm ra những khu vực dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của cả hai loại nắng nóng trên.
"Các đợt nắng nóng sẽ trở thành hiện tượng phổ biến hơn ở nơi có khí hậu ấm hơn. Và nắng nóng có tác động tàn phá đến đời sống con người, nông nghiệp và tài nguyên nước. Xác định rõ các khu vực dễ bị tổn thương có thể hỗ trợ cơ quan quản lý phát triển các chiến lược nhằm giảm thiểu tác động của các đợt nắng nóng nghiêm trọng", Giáo sư Ha nói.
Sử dụng dữ liệu lịch sử về khí hậu, nhóm các nhà khoa học đã lần đầu xác định được cách thức và vị trí của hai loại nắng nóng và cũng dự đoán sự xuất hiện của chúng trong tương lai, theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau.
Nóng khô mang đặc tính ổn định, có nhiệt độ cao và độ ẩm thấp. Trong khi đó, các đợt nóng ẩm thường đi kèm với tình trạng ngột ngạt, ẩm ướt vào cả ban ngày lẫn ban đêm.
"Chúng tôi nhận thấy rằng hiện tượng nóng ẩm có thể nguy hiểm hơn hiện tượng nóng khô", Giáo sư Ha nói và cho biết thêm rằng các hiện tượng nóng khô có ảnh hưởng đáng kể đến tài nguyên nước và nông nghiệp. Còn với nhiệt độ từ 35 độ C trở lên kết hợp với độ ẩm cao, điều kiện thời tiết này cũng đặc biệt nguy hiểm cho con người vì cơ thể không thể đào thải mồ hôi, làm tăng nguy cơ bị căng thẳng hoặc say nắng.
Theo nghiên cứu, các đợt nóng khô xảy ra chủ yếu ở phía tây bắc Đông Á, chủ yếu gần các vùng sa mạc ở phía bắc Trung Quốc và Mông Cổ. Trong khi đó, các đợt nóng ẩm phổ biến ở phía nam Đông Á, chủ yếu là nam Trung Quốc và các nước Đông Dương.
Dựa trên dữ liệu lịch sử từ năm 1958 đến năm 2019, cả hai loại nắng nóng này đều tăng cường cả tần suất và thời gian trong suốt 60 năm qua. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Climate and Atmospheric Science, nhóm nghiên cứu đã định nghĩa nóng khô là đợt không khí có độ ẩm tương đối là khoảng 33%, con nóng ẩm có độ ẩm trên 66%.
Người dân tắm biển tại Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 1/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Sử dụng dự báo mô hình máy tính, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các đợt nắng nóng sẽ trở nên thường xuyên hơn và kéo dài hơn trên khắp Đông Á trong tương lai, ngay cả khi lượng phát thải khí nhà kính được giữ ở mức tối thiểu.
Nếu lượng khí thải tiếp tục tăng, các đợt nắng nóng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Kết quả là những đợt nắng nóng kỷ lục đã khiến hàng nghìn người trên khắp Bắc bán cầu tử vong trong năm nay, bao gồm Nam Á, Trung Quốc, châu Âu và Mỹ, gây ra cháy rừng và làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán.
Các nhà khoa học cho rằng những thảm họa trên có mối liên hệ rõ ràng với biến đổi khí hậu. Khi nhiệt độ tăng lên, rủi ro cũng ngày càng tăng và điều quan trọng là các quốc gia cần đưa ra biện pháp thích ứng cấp thiết, như cung cấp nhiều cơ sở tránh nóng hơn cho những người dễ bị tổn thương.
"Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin chính xác về các loại nắng nóng để giúp các quốc gia lập kế hoạch tăng cường sử dụng điện ở những nơi có nguy cơ trải qua nóng ẩm và quản lý nguồn cung nước ở những vùng dễ bị ảnh hưởng bởi nóng khô. Từ đó, chính sách thích ứng với nông nghiệp, tài nguyên nước và sức khỏe con người sẽ được áp dụng hiệu quả hơn", Giáo sư Ha nói.
Cả thế giới bị Mặt trời thiêu đốt Tuần qua, người dân khắp nơi trên thế giới đã phải hứng chịu các đợt nắng nóng hoành hành. Ở châu Âu, nhiệt độ có nơi lên đến 46 độ C, trong khi nhiệt độ mặt đường ở Trung Quốc được đo ở mức 65 độ C. Một công nhân uống nước dưới cái nóng gay gắt tại công trường xây dựng dự...