Nắng nóng khốc liệt, nông dân đánh nhau giành nước tưới
Nắng hạn khốc liệt kéo dài, đồng lúa khô kiệt nước, không ít nông dân tại xã Phong Sơn (huyện Phong Điền, TT-Huế) sẵn sàng xô xát gây hấn đánh nhau để tranh giành nguồn nước tưới.
Đã có trường hợp nông dân dùng lưỡi cuốc “xử” người cùng xã khi ra đồng lấy nước gây vỡ quai hàm. Vụ việc hiện được cơ quan chức năng tại TT-Huế thụ lý giải quyết.
Ruộng đồng xã Phong Sơn hoang hóa vì khô hạn khốc liệt
Ngày 28/6, ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền (tỉnh TT-Huế), cho biết, hạn hán xảy ra khốc liệt tại địa phương này làm cho hàng trăm ha lúa có nguy cơ mất trắng, trong khi, hàng trăm nông dân đổ ra đồng để tranh giành đưa nước về ruộng không kể ngày đêm, thậm chí xô xát đánh nhau gây thương tích.
Tại xã Phong Sơn, địa bàn trọng điểm hạn hán của huyện Phong Điền và tỉnh TT-Huế, đích thân cả Bí thư Đảng ủy Nguyễn Bá Nam và Chủ tịch UBND xã Nguyễn Quốc Tuấn đều trực tiếp ra đồng hàng ngày cùng dân chống hạn và huy động lực lượng công an để giải quyết những xô xát giữa nông dân khi ra đồng tranh giành nguồn nước tưới vốn trở nên ít ỏi.
Ông Nguyễn Bá Nam cho biết, nếu trong vòng một tuần nữa trên địa bàn không có mưa, các nguồn nước dự trữ phục vụ nông nghiệp thuộc hệ thống kênh mương ao hồ trên địa bàn sẽ cạn kiệt dẫn đến tình trạng khô hạn, không thể cứu vãn của gần 200ha lúa hè thu, gây mất trắng. Tình trạng thiếu nước không chỉ ảnh hưởng sản xuất mà còn khiến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thêm phức tạp.
Video đang HOT
Người dân xã Phong Xuân canh chờ lấy nước về ruộng không kể đêm hôm khuya khoắt
Mỗi ngày, UBND xã Phong Sơn đều bố trí lực lượng công an đến các điểm tranh chấp nước tưới giữa các nông hộ để làm dịu tình hình.
“Tuần rồi, do tranh giành nguồn nước tưới, một nông dân đã bị đánh vỡ quai hàm. Vụ việc hiện được cơ quan chức năng thụ lý giải quyết. Giải pháp hạ nhiệt căng thẳng nước tưới trên địa bàn là kêu gọi giữa các hợp tác xã, đơn vị sản xuất nông nghiệp liền kề chia sẻ nguồn nước cho nhau”, ông Nguyễn Bá Nam cho biết.
Tương tự, tại xã giáp ranh Phong Xuân (huyện Phong Điền), từ nửa tháng nay, do thời tiết nắng nóng cộng với hiện tượng sụt lún gây mất nước do khai thác mỏ đá vôi của Công ty Xi măng Đồng Lâm, nhiều diện tích lúa của người dân thôn Xuân Lộc, Xuân Điền Lộc bị khô hạn nghiêm trọng, khiến hàng trăm nông dân cứ đêm đến phải trắng tục trực để chờ lấy nước cứu lúa.
NGỌC VĂN
Theo TPO
TT-Huế : Bí thư xã giải trình việc bị tố phá hoại rừng của dân
Chiều 13/6, trao đổi với PV Dân Việt, ông Trịnh Đức Hùng- Chủ tịch UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế) cho biết.
Chiều cùng ngày cơ quan chức năng của huyện đã tổ chức cuộc họp để xử lý vụ việc ông Trần Văn Cân- Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Phong Xuân bị tố phá hoại cây rừng của dân.
Thông tin mới nhất vụ bí thư kiêm chủ tịch một xã ở Thừa Thiên- Huế bị tố phá hoại rừng của dân, chiều 13/6, trao đổi với PV Dân Việt, ông Trịnh Đức Hùng- Chủ tịch UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế) cho biết, chiều cùng ngày cơ quan chức năng của huyện đã tổ chức cuộc họp để xử lý vụ việc ông Trần Văn Cân- Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Phong Xuân bị tố phá hoại cây rừng của dân.
Những cây tràm bị phá hoại nằm cạnh khu rừng cao su của Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Phong Xuân.
Theo ông Hùng, tại cuộc họp, cơ quan có thẩm quyền đã xem xét văn bản giải trình của ông Trần Văn Cân. Trong bản giải trình, ông Cân khẳng định ông không phải là người cạo vỏ cây nhằm phá hoại rừng trồng của ông Nguyễn Đông (54 tuổi, trú thôn Điền Lộc, xã Phong Xuân).
Ông Cân cho rằng, người trực tiếp cạo vỏ cây rừng trồng của ông Đông là người cháu tên Trí của ông Cân. Khuyết điểm của ông là chứng kiến việc làm của cháu mình nhưng không nhắc nhở, ngăn cản. Sau khi sự việc xảy ra, bản thân ông đã đến nhà ông Đông để xin lỗi.
Ông Trần Văn Cân.
Theo ông Trịnh Đức Hùng, cuộc họp đã thống nhất giao cho Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phong Điền trực tiếp vào cuộc kiểm tra làm rõ vụ việc để có kết luận chính xác. Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra, ông Cân sẽ bị kỷ luật hoặc chỉ phải kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Trước đó, ông Nguyễn Đông phản ánh, vào sáng 8/6, ông Cân khi đi thăm rừng cao su tại khu vực Nà Chợ Rộng (xã Phong Xuân) đã tự ý phá hoại cây rừng tràm nằm trên đất rừng được cấp quyền sử dụng của ông Đông. Khu vực cây bị phá hoại giáp ranh với lô rừng cao su rộng 1,1 ha của ông Cân.
Theo ông Đông, ông Cân đã dùng rựa chặt, gọt vỏ quanh thân với mục đích làm cây chết. Việc làm của ông Cân bị bắt quả tang, có nhiều người làm chứng.
Theo Danviet
TT-Huế : Thêm 3 ổ dịch tả lợn châu Phi sau 6 ngày công bố hết dịch Chỉ sau 6 ngày công bố hết dịch tả lợn châu phi trên địa bàn, Thừa Thiên- Huế lại có thêm 3 ổ dịch được phát hiện. Chiều nay (17/5), ông Nguyễn Xuân Ty- Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà (Thừa Thiên- Huế) cho biết, trên địa bàn thị xã vừa xuất hiện 3 ổ dịch tả lợn châu Phi. Trước đó,...