Nắng nóng khốc liệt, đất nứt toác, hoa màu chết cháy, nông dân Nghệ An “gồng mình” chống nóng
Nắng nóng khốc liệt kéo dài nhiều ngày khiến cuộc sống người dân Nghệ An đảo lộn.
Đất đai nứt nẻ, hoa màu cùng các loại cây trồng tại các vùng của địa phương này cũng héo khô, chết cháy vì thiếu nước.
Thời tiết nắng nóng đã khiến nông dân tại các vùng của tỉnh Nghệ An gặp khó khăn trong sản xuất, cuộc sống của bà con cũng bị đảo lộn. Nghiêm trọng hơn, tình trạng nắng nóng kéo dài đang khiến nguồn nước tại các đập chứa nước, ao hồ gần như cạn kiệt, hoa màu bị chết cháy vì khô hạn.
Trên các cánh đồng ở một số huyện thuộc tỉnh Nghệ An do thiếu mưa, không có nước về làm cho đất khô nứt nẻ. Nhiều nơi, nông dân chỉ biết “cầu trời” mưa có nước để tiếp tục sản xuất, cứu cây trồng, vật nuôi.
Nhiều ruộng lúa tại một số vùng ở Nghệ An khô hạn, nứt toác vì nắng nóng, thiếu nước.
Là nơi hiếm hoi có nước về từ Đại Phú, trên cánh đồng ở Hưng Yên Nam (huyện Hưng Nguyên) nhờ nguồn nước từ đập chảy về, người nông dân nơi đây phải tranh thủ ra đồng cấy lúa từ sáng sớm để nóng.
Trong thời tiết nắng nóng này, Bà Phạm Thị Hương ở xóm 3, xã Hưng Yên Nam phải tranh thủ ra đồng từ 5 giờ sáng để cấy lúa. “Trời nắng quá, chúng tôi luôn phải bịt khăn kín, đội nón rộng vành, mặc áo dài tay chống nóng”, bà Hương nói.
Hiện nay, nhiều nơi ở huyện Nghi Lộc đã kết thúc mùa lạc, nhiều người dân phải “đội” nắng ra đồng để cải tạo đất, chuẩn bị một vụ mùa mới. Ông Nguyễn Xuân Hai (xóm 1, Nghi Phong) than thở: “Làm việc dưới nắng nóng khổ cực lắm nhưng chúng tôi vẫn phải ra đồng làm cho kịp vụ”.
Video đang HOT
Ông Hai lộ vẻ mệt mỏi bên cánh đồng hoa màu héo khô vì nắng nóng.
Gia đình ông Nguyễn Văn Đồng (HTX hoa cây cảnh xã Nghi Ân, huyện Nghi Lộc) phải đầu tư thêm giàn phun sương nhân tạo để chăm sóc các cây hoa của gia đình. “Nắng gắt hại cây lắm, chúng tôi phải tưới, chăm sóc thường xuyên mới giúp được cây cối sống lại được”- ông Đồng chia sẻ.
Ông Đồng lắp đặt mái che, hệ thống phun nước tự động để chăm sóc hoa của gia đình
Chị Thìn (công nhân của một công ty ở Hưng Tây (Hưng Nguyên) trùm kín khăn và chuẩn bị nước uống đầy đủ, dùng ô để che nắng chống nóng khi làm việc dưới nắng nóng.
Tại các trang trại, gia trại chăn nuôi ở các huyện của Nghệ An, bà con nông dân cũng phải tìm đủ mọi cách để chống nóng cho vật nuôi như phun mưa nước tưới mái, bật quạt cho gà…
Là trại đang nuôi 3.000 gà, gia đình anh Trung (xóm 1, Hưng Yên Nam) đang phải dùng quạt bật 24/24 để chống nóng cho đàn vật nuôi. Ngoài ra anh Trung còn pha thêm nước đá cho gà uống để hạ thân nhiệt trong những ngày nắng nóng.
Anh Trung sử dụng quạt điện để chống nóng cho đàn gà của gia đình
Cùng trong tình cảnh với gia đình anh Trung, gia đình anh Phạm Văn Thành (xóm 6, Nghi Trường) cũng phải tăng cường thêm hệ thống phun sương làm mát, quạt gió và giàn uống nước cho 6.000 gà. “Những ngày này chúng tôi phải trực chuồng 24/24 và dùng mọi biện pháp để cứu đàn vật nuôi, sơ xảy ra là mất của ngay”, anh Thành cho biết.
Gia đình ông Nguyễn Văn Kỳ (xóm 1, Hưng Yên Nam) có hơn 20 con lợn, mỗi ngày đều phải tắm ít nhất 3 lần. “Mỗi ngày tôi phải tắm cho lợn 3 – 4 lần. Nhà có nước giếng khoan sẵn nên nước tắm cho lợn thoải mái hơn”, anh Kỳ chia sẻ.
Trong những ngày thời tiết nóng, ông Kỳ luôn phun nước tắm cho đàn lợn 3-4 lần.
Ông Sơn, nông dân ở Hưng Yên Nam đưa bò ra mương nước tắm mát.
Ông Cao (Hưng Yên Nam) cũng đưa trâu ra đập tắm để hạ nhiệt
Liên tiếp xảy ra cháy rừng, Chủ tịch Nghệ An yêu cầu công an vào cuộc
Trước các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra trong 4 ngày qua, tỉnh Nghệ An yêu cầu công an tìm ra nguyên nhân và thủ phạm gây ra cháy rừng
Cháy rừng thông liên tiếp xảy ra ở Nghệ An
Chiều 30/6, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa ký công điện gửi các địa phương, sở ban ngành về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời yêu cầu công an vào cuộc điều tra điều tra thủ phạm, nguyên nhân gây cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tại công điện, ông Trung yêu cầu các địa phương phân công lực lượng ứng trực, lập chốt kiểm soát người ra vào rừng ở các khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao như: Khu vực lăng mộ bà Hoàng Thị Loan, khu lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, khu lâm viên Núi Quyết, khu vực Đền Cuông.
Đặc biệt, các địa phương xảy ra cháy rừng như: Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Đô Lương, đặc biệt là vụ cháy rừng xảy ra ngày 26/6 ở huyện Yên Thành và Diễn Châu. Sẵn sàng có phương án di dời dân khỏi khu vực nguy hiểm khi xảy ra cháy rừng.
Chỉ tính riêng trong đợt cao điểm từ đầu tháng 6 đến nay, Nghệ An để xảy ra 24 vụ cháy lớn, nhỏ. Công an Nghệ An đã huy động hơn 200 lượt xe cùng 1.500 lượt cán bộ chiến sĩ phối hợp tham gia chữa cháy.
Để động viên kịp thời, trong sáng (30/6), Công an tỉnh Nghệ An tổ chức lễ trao thưởng cho lực lượng PCCC&CNCH 50 triệu đồng; khen thưởng 10 cá nhân tích cực tham gia chữa cháy rừng trong thời gian qua.
Những cánh rừng thông "chết đứng" sau những trận cháy kinh hoàng Ngọn lửa kinh hoàng đã thiêu rụi những cánh rừng thông, tại hiện trường chỉ còn lại lớp tro tàn và những cây thông lớn "chết đứng". Nắng nóng kéo dài suốt 1 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy rừng với quy mô lớn. Mới đây nhất, rừng thông tại địa bàn xã...