Nắng nóng kéo dài gây thiếu nước sinh hoạt, sản xuất ở Bù Gia Mập
Thời tiết nắng nóng kéo dài nhiều tháng liền đang xảy ra trên địa bàn Bình Phước khiến nhiều nông hộ thiếu nước sản xuất, sinh hoạt.
Cao điểm tại xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) – một xã nghèo biên giới đặc biệt khó khăn, hiện nhiều hộ dân sống nơi đây đang “khát” nước sinh hoạt và nước phục vụ để cứu các vườn hồ tiêu.
Người dân sử dụng nước sạch tại thôn Bù Rên, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập.
Theo ghi nhận, xã Bù Gia Mập có đến 70% hộ nông dân là bà con dân tộc thiểu số. Người dân trong xã này sống nhờ nguồn nước hai công trình cấp nước, lấy nước từ hai hồ chứa ở thôn Bù Rên và Bù Lư.
Hai công trình này đã phục vụ nước sinh hoạt cho gần 300 hộ gia đình. Tuy nhiên, các hồ chứa nước trên hiện đang xuống thấp đe dọa đến cuộc sống của người dân do thiếu nước sinh hoạt và nước phục vụ nông nghiệp.
Nông dân Điểu Thị Vưm ở thôn Bù Rên, xã Bù Gia Mập đang “đau đầu” vì thiếu nước sinh hoạt cũng như nước để phục vụ nông nghiệp tưới tiêu. Hiện nhà có trên 300 trụ hồ tiêu đang chịu cảnh hạn hán.
Chị Vưm cho biết: “Mấy bữa nay gia đình tôi rất khó khăn để có nước xài và tưới tiêu. Hiện tại nước giếng nhà tôi cũng sắp cạn rồi. Trước tình hình khô hạn kéo dài, gia đình tôi cùng các hộ cạnh nhà đã đầu tư 20 triệu đồng để múc ao. Dù đã có ao nhưng nước tưới cũng không đủ vào mùa khô này. Nếu nắng nóng kéo dài thì bà con chúng tôi phải mua nước sinh hoạt”.
Cũng tại thôn Bù Rên, xã Bù Gia Mập, hộ nhà nông dân Điểu Đớt có giếng đào nhưng đã cạn nước. Hiện, ông Đớt mua nước của công trình cấp nước tập trung. Việc hạn hán kéo dài khiến gia đình ông lo ngại điểm cấp nước cũng sẽ bị ảnh hưởng do nguồn nước lấy từ hồ chứa đang cạn kiệt.
Ông Điểu Đớt chia sẻ: “Nước giếng nhà tôi bây giờ cạn hết rồi cho nên xài nước nhà máy, bà con chỉ kiếm được ít tiền để trả tiền nước máy, nếu mà tưới phục vụ cho nông nghiệp thì sao chịu nổi chi phí”.
Theo ghi nhận của phóng viên, từ tháng 12/2018 đến nay, do hơn 3 tháng qua trên địa bàn tỉnh Bình Phước rất ít mưa, có vùng như Bù Gia Mập chưa có mưa xảy ra. Vì thiếu mưa nên khiến các giếng đào, ao hồ dự trữ nước của bà con dùng để tưới cho vườn tiêu, nông nghiệp bị đe dọa rất lớn.
Do thời tiết nắng trong từ đầu năm đến nay khiến nhiều hộ dân ở Bình Phước thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Công suất nhiều điểm cấp nước sạch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa giảm xuống do thiếu nước. Người dân phải khoan giếng, mua nước để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Video đang HOT
Trong khi đó, trạm cấp nước sinh hoạt tại thôn Bù Lư có công suất 270 m3/ngày, cung cấp cho khoảng 150 hộ dân đang mở hết công suất để phục vụ nguồn nước sinh hoạt cho bà con.
Ông Lê Văn Túa, cán bộ giao thông – thủy lợi xã Bù Gia Mập, huyện bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước cho biết: Hiện nay tất cả các khu vực trên địa bàn xã đều thiếu nước nghiêm trọng. Hiện tại có nhà trên thôn Bù Lư, Bù Dốt, Bù Đắc Á, Bù Nga đã phải mua nước sạch về dùng. Mỗi xe chở dao động giá bán từ 100 đến 200 nghìn, tùy theo đoạn đường xa hay gần “.
Trước tình trạng nguy cơ thiếu nước, chính quyền địa phương xã cùng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ thủy nông Bình Phước liên tục kiểm tra các điểm cấp nước tập trung để có các phương án điều tiết nước, hỗ trợ nước cho bà con nếu tình hình hạn hán kéo dài. Tuy nhiên, hồ chưa nước cấp nước tại thôn Bù Rên dự báo trong vòng 10-15 ngày nữa sẽ cạn kiệt, đe dọa đến cả nguồn nước sinh hoạt.
Ghi nhận từ những đợt hạn hán những năm 2016 và 2017, trạm cấp nước trên đã từng ngừng hoạt động do thiếu nước. Và dự báo năm 2019 sẽ tiếp tục rơi vào tình cảnh trên và hiện trạm cấp nước chỉ còn cầm cự trong vòng nửa tháng.
Theo ông Đặng Đình Thuần, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ thủy nông Bình Phước, trước tình hình thiếu nước tại xã Bù Gia Mập, Công ty sẽ kiến nghị đến các cơ quan chuyên môn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa, nạo vét hồ nhằm tăng diện tích trữ nước. Hiện, công trình cấp nước thôn Bù Lư hiện đã lấy thêm nước từ dòng suối vào hồ để phục vụ cho người dân.
Chủ tịch UBND xã Bù Gia Mập Phạm Sỹ Hoàn cho rằng: Xã Bù Gia Mập có 2 hồ cấp nước tập trung ở điểm thôn Bù Lư và thôn Bù Rên. Qua kiểm tra, hồ Bù Lư cơ bản còn nước cung cấp cho bà con. Còn điểm Bù Rên, điểm cấp nước cho 6 thôn đồng bào dân tộc thiểu số, đến này vẫn còn ít nước, nhưng trong thời gian ngắn sẽ không còn nước cung cấp cho người dân.
Trước tình hình dự báo căng thẳng vì thiếu nước, UBND xã Bù Gia Mập đã kiến nghị với đơn vị Đoàn kinh tế Quốc phòng 778 (Bộ đội Biên phòng) cùng với huyện Bù Gia Mập tổ chức hỗ trợ nước để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.
Người dân phải khoan giếng, mua nước để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Theo đó, phương án cùng các đơn vị Đoàn kinh tế Quốc phòng 778 đứng chân trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, Bộ đội Biên phòng sẽ vận chuyển nước từ các hồ thuộc Vườn quốc gia để cấp nước hỗ trợ cho người dân thiếu nước.
Còn về tính lâu dài, xã Bù Gia Mập cũng đã đề nghị cấp trên nạo vét hồ đập, đồng thời sẽ đầu tư thêm điểm cấp nước tập trung tại thôn Đắk Á và thôn Bù Nga để giải quyết nhu cầu nước sạch cho người dân trong thời gian tới.
Trong khi đó, theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bình Phước từ tháng 12/2018 – tháng 3/2019, trên địa bàn tỉnh có mưa nhưng lượng mưa đo được không đáng kể. Toàn tỉnh ghi nhận có đến 43 hồ chứa bị suy giảm, mực nước xuống thấp do hạn hán.
Nước ở các công trình thủy điện chính trên sông Bé đều ở dưới mực nước dâng bình thường. Ghi nhận nhiều huyện đang đối mặt với hạn hán là địa bàn các huyện Lộc Ninh, Đồng Phú và Bù Đăng. Ngoài ra, các vùng chuyên canh hồ tiêu, những cánh đồng lúa trên địa bàn huyện Bù Đốp cũng đang chống chọi với hạn hán.
Cao điểm hồ thủy điện Thác Mơ đạt cao trình 211,9m, thấp hơn mực nước dâng bình thường 6,1m; hồ thủy điện Cần Đơn đạt cao trình 104,76m, thấp hơn mức bình thường 5,24m; hồ thủy điện Srok Phu Miêng thấp hơn mức bình thường 0,5m… Trong khi đó, do ít mưa nên dòng chảy sông suối trong khu vực Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng xuống thấp hơn từ 10-30%.
Để ứng phó với khô hạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước phối hợp tổ chức nạo vét, nâng cấp đập M26 với tổng kinh phí 7,7 tỷ đồng, hiện đã đưa vào hoạt động. Đập M26 có diện tích mặt nước rộng hơn 18 ha, lượng nước tích trữ khoảng 240.000 m3 phục vụ tưới tiêu cho toàn bộ diện tích cây trồng quanh hồ; phục vụ 100 ha lúa tại 2 xã Phước Thiện, Thiện Hưng ở huyện Bù Đốp.
Theo ông Nguyễn Văn Bình, ở xã Thiện Phước, huyện Bù Đốp, việc nhà nước nâng cấp đập M26 để tích trữ nước chống chọi mùa khô hạn, khiến người nông dân ở đây an tâm phần nào. Tuy nhiên, đã ba tháng qua, trên địa bàn không xuất hiện mưa, khô hạn nắng nóng đã làm nông dân trồng lúa lo sợ thiếu nước trong mùa khô. Ông Bình cho hay, thời tiết mỗi năm ngày càng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu, khiến mùa màng của nông dân càng mất mùa.
Cao điểm trong tháng 3/2019 tại huyện Bù Đốp, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên dịch vụ thủy lợi Bình Phước và Nhà máy thủy điện Cần Đơn phối hợp tổ chức xả nước luân phiên từ kênh N1 đến kênh N18.
Trung bình mỗi ngày xả nước ra 4 kênh với lưu lượng xả tối thiểu từ 1 – 3 m3/giây, để chống hạn cho hơn 4.500 ha đất nông nghiệp tại các xã Tân Tiến, Tân Thành, thị trấn Thanh Bình và một phần xã Thanh Hòa trên địa bàn huyện Bù Đốp.
Bài, ảnh: K GỬI H (TTXVN)
Theo Tintuc
Chuyện lạ Bình Phước: Nuôi "con đại bổ" cho nghe nhạc Bolero
Chuyện lạ ở Bình Phước, đó là chuyện những chiếc loa nhỏ đặt rải rác với bản nhạc Bolero được mở cả ngày để phục vụ những "thính giả" hươu, là cách mà anh Trương Văn Nghiệp, 36 tuổi, ở xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đang áp dụng.
Đây là cách chăn nuôi lạ mà hay, rất hiệu quả cho mô hình nuôi hươu lấy nhung-sản vật nhiều người cho là đại bổ đối với sức khỏe. Nhờ phương pháp "lạ lùng" này mà đàn hươu thuần tính hơn và phát triển tốt, cho nhung chất lượng cao
Sau một vài cuộc gọi điện thoại, chúng tôi mới có dịp gặp anh Trương Văn Nghiệp - chủ nhân của mô hình nuôi hươu cho nghe nhạc Bolero "độc, lạ" này. Sau vài ba câu chuyện hỏi thăm, anh Nghiệp dẫn chúng tôi đi tham qua những chú hươu "kỳ lạ" thích nghe nhạc nhẹ, nhạc vàng.
Anh Trương Văn Nghiệp (phải) giới thiệu về mô hình nuôi "con đại bổ"-nuôi hươu lấy nhung cho nghe nhạc Bolero.
Bước chân vào bên trong khu trại có thể thấy những chiếc loa nhỏ được gắn phía bên trên đang mở những bản nhạc Bolero, cho cảm giác rất nhẹ nhàng. Mặc dù có rất nhiều người ghé thăm nhưng những chú hươu vẫn ung dung ăn lá và không có biểu hiện gì của sự sợ hãi.
Chia sẻ về cách làm "lạ lùng" này, anh Nghiệp nói: "Hươu là động vật hoang dã nên rất nhát người. Ngày đầu mới đưa về, tôi không thể đến gần nó được. Nếu đến gần nó sẽ nhảy tung chuồng, khó chăm sóc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề chăn nuôi, tôi thấy đã có người cho heo, dê nghe nhạc thì chắc hươu cũng nghe được nên tôi thử tiến hành cách làm này. Lúc đầu, có nhiều người chọc, việc cho hươu nghe nhạc Bolero là chuyện lạ ở Bình Phước...".
Chúng tôi tò mò hỏi lại: "Vậy chúng có hiểu không?". Anh cười: "Cũng chẳng biết chúng có hiểu không nhưng từ ngày cho nghe nhạc Bolero đến nay thì tôi có thể đến gần và sờ vào nó được. Nhờ âm nhạc mà chúng thuần tính hơn, ăn xong thì ngủ, không quậy phá như trước nữa".
Anh Nghiệp đã từng nhiều năm làm cán bộ thú y xã. Hơn 10 năm qua anh đã từng nuôi heo, dê, rắn, thỏ... Tất cả các mô hình anh nuôi đều đạt và cho năng suất nhưng cuối cùng vẫn không duy trì được, do không đảm bảo đầu ra lâu dài cho sản phẩm.
Trong một lần ghé thăm người bạn ở tỉnh Lâm Đồng đang làm trong một Công ty chăn nuôi hươu lấy nhung, anh Nghiệp được tư vấn về vật nuôi này. Khi trở về nhà, anh Nghiệp đi học tập kinh nghiệm một số trang trại ở tỉnh Đồng Nai và một số hộ dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, thấy mô hình nuôi hươu hay, thêm vào đó có công ty của người bạn đảm bảo việc cung cấp giống và đầu ra là nhung hươu ổn định, anh Nghiệp quyết định gom góp tài sản, vay tiền ngân hàng đầu tư 130 triệu đồng mua 7 con hươu giống (3 đực, 4 cái) từ Lâm Đồng về nuôi.
"Lúc đầu thấy lo lo. Số vốn đầu tư vào mô hình này là không hề nhỏ với gia đình mình, lỡ có rủi ro gì mất trắng thì toi. Nhưng nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ thuật chăm sóc hươu nên mọi thứ đều tiến triển tốt" - anh Nghiệp nói.
Anh Nghiệp cho biết, nuôi hươu lấy nhung không khó, hươu ít mắc các bệnh hiểm nghèo, thức ăn là lá cây, trong đó có lá cây anh hái từ các cây làm trụ tiêu trong vườn.
Theo kinh nghiệm nuôi hươu của anh Nghiệp, nuôi hươu cũng tương đối dễ, ngoài việc đảm bảo tốt về chuồng trại thì thức ăn của hươu cũng giống như dê: lá lòng mức, mít, cỏ...Với gần 2.000 nọc tiêu của gia đình Nghiệp, ngoài nuôi đàn dê 20 con hiện nay thức ăn cũng đủ đảm bảo nuôi 7 con hươu anh đang nuôi.
Về kỹ thuật nuôi hươu, anh Nghiệp lưu ý, hươu cũng ít khi bị bệnh, lâu lâu có thể bị khô mũi hoặc bị cảm. Chỉ cần để ý một chút là có thể nhận biết và cũng rất dễ chữa. Hươu 3 năm tuổi là bắt đầu cho thu hoạch nhung.
Con hươu đực trưởng thành mỗi lần lấy nhung được khoảng 0,5 kg và mỗi năm thu hoạch 2 lần. Với giá thị trường hiện nay khoảng 2,5 triệu đồng/gram thì 1 năm mỗi con hươu cho thu nhập 25 triệu đồng từ nhung. Nhờ chăm sóc tốt nên đàn hươu lớn nhanh, giúp cho gia đình anh Nghiệp có một khoản thu nhập kha khá từ việc lấy nhung.
"Hiện nay mô hình nuôi hươu lấy nhung trên địa bàn huyện chưa nhiều. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng chuồng trại và nhân giống để cung cấp cho người dân địa phương. Và, tôi sẽ đứng ra làm đầu mối liên kết bao tiêu đầu ra cho sản phẩm cho bà con nông dân" - anh Nghiệp cho biết.
Theo Danviet
Đứng chơi giữa đường, bé gái 15 tháng tuổi chết thảm dưới gầm xe tải Do thiếu quan sát, tài xế xe tải đã tông trúng bé gái 15 tháng tuổi đang đứng chơi giữa đường, nạn nhân bị cuốn vào gầm, tử vong tại chỗ. Hiện trường vụ tai nạn thương tâm khiến bé gái 15 tháng tuổi tử vong tại chỗ - Ảnh: Song Ngư Vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra vào khoảng...