Nắng nóng đến ngất xỉu, nhân viên y tế có nhất thiết phải mặc đồ bảo hộ?
Nắng nóng 39-40 độ C, phải mặc trang phục bảo hộ kín mít… khiến nhiều nhân viên y tế, sinh viên tình nguyện mất nước, kiệt sức, ngất xỉu. Theo Bộ Y tế, bỏ trang phục bảo hộ sẽ mất vũ khí bảo vệ.
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài tại Bắc Giang và một số tỉnh thành lân cận khiến đội ngũ nhân viên y tế, đặc biệt là các lực lượng y tế thực hiện nhiệm vụ ở ngoài trời phải mặc quần áo bảo hộ theo đúng quy định phòng dịch đã gặp phải rất nhiều khó khăn, vất vả khi đi làm nhiệm vụ. Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, nhiều nhân viên y tế, sinh viên tình nguyện đã mất nước, kiệt sức, choáng.
Có một số ý kiến đề xuất với lực lượng đi lấy mẫu không nhất thiết phải mặc đồ phòng hộ kín mít mà chủ yếu là khẩu trang N95, kính che mặt, găng tay…
Thời tiết nóng bức, mặc đồ bảo hộ thời gian dài khiến nhiều nhân viên y tế kiệt sức, ngất xỉu.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y cho biết, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, lây lan nhanh nên việc phòng hộ là rất cần thiết và bắt buộc. Đây là biện pháp chống lây nhiễm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, lực lượng lấy mẫu. Tuy nhiên, thời tiết những ngày qua nắng nóng, khiến việc mặc những bộ đồ bảo hộ như vậy gây ra nhiều khó khăn. Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu xem như thế nào cho phù hợp căn cứ trên các vấn đề về đảm bảo an toàn sinh học quốc tế.
Ngoài ra, có thể phải thay đổi, nhân viên y tế không nên làm việc quá nhiều giờ, nếu mệt quá thì cần xin nghỉ để đổi người. Bên cạnh đó, vấn đề cung cấp nước hoa quả, nước bù điện giải… cũng quan trọng để vừa đảm bảo lực lượng lấy mẫu làm tốt công tác chống dịch vừa đảm bảo sức khỏe.
Thời gian lấy mẫu được sắp xếp lại vào sáng và tối, có thể đến 23h.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ chống dịch tại Bắc Giang cho biết thời tiết rất khắc nghiệt như hiện nay, nhiệt độ ngoài trời đều 39-40 độ C đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nhân viên y tế, sinh viên làm việc trực tiếp ngoài cộng đồng. Đây là sự quan ngại rất lớn của Bộ phận Thường trực.
“Để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế, sinh viên tình nguyện, chúng tôi đã chỉ đạo các đoàn công tác phải đảm bảo sức khỏe cho các thành viên, bổ sung dinh dưỡng, các loại nước uống và luôn sẵn sàng để sử dụng”, Thứ trưởng Sơn nói.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thời gian lấy mẫu cũng được sắp xếp lại, cụ thể thực hiện lấy mẫu vào buổi sáng (từ sáng sớm đến 9h sáng) và buổi chiều (từ 19h đến 23h đêm). Các điểm lấy mẫu cũng phải bố trí ở chỗ râm mát, có thông khí, có quạt, buổi tối phải đầy đủ ánh sáng để tạo điều kiện cho việc lấy mẫu thuận lợi.
Bộ Y tế đã giao Viện Vệ sinh lao động nghiên cứu một số cách thức giúp thổi khí từ bên ngoài vào bên trong trang phục bảo hộ để làm mát, hạ nhiệt cho người mặc.
Về ý kiến cho rằng nhân viên lấy mẫu xét nghiệm không cần mặc trang phục bảo hộ kín mít, thứ trưởng Sơn cho rằng tiêu chí an toàn cho những người lấy mẫu xét nghiệm phải đặt lên hàng đầu. Từ trước đến giờ, nhân viên y tế đi lấy mẫu đều được trang bị bộ đồ bảo hộ (PPE) để đảm bảo an toàn.
“Các ý kiến cho rằng nhân viên lấy mẫu không cần thiết phải mặc trang phục kín mít như vậy, chúng tôi sẽ lưu ý và nghiên cứu. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, chúng ta bỏ trang phục bảo hộ sẽ mất vũ khí bảo vệ cho nhân viên y tế tham gia lấy mẫu xét nghiệm”, Thứ trưởng Sơn khẳng định.
Để bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế lấy mẫu trong thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, Bộ Y tế đã giao Viện Vệ sinh lao động nghiên cứu một số cách thức giúp thổi khí từ bên ngoài vào bên trong trang phục bảo hộ để làm mát, hạ nhiệt cho người mặc. Nếu đạt yêu cầu sẽ sản xuất hàng loạt để cung cấp rộng rãi cho nhân viên y tế, đặc biệt là nhân viên y tế làm việc tại bộ phận lấy mẫu xét nghiệm phải làm việc ngoài trời nắng nóng, trong các khu vực thu dung điều trị bệnh nhân và bộ phận hồi sức cấp cứu.
Dù uống ít hay nhiều thì tác hại của rượu bia tới não bộ đều nghiêm trọng, cánh mày râu tuyệt đối không coi thường
Sử dụng rượu bia không chỉ gây tổn thương não mà còn có thể gây ra chứng mất trí nhớ và một số bệnh lý khác. Để tránh tác hại của rượu bia tới sức khỏe, đọc thêm nội dung trong bài viết dưới đây!
Trong số những người có thói quen sử dụng rượu tại Mỹ, khoảng 1/3 sẽ uống ít nhất 1 ly rượu mỗi ngày. Rượu được biết như một loại đồ uống có tính gây nghiện và có khả năng gây nhiều nguy hiểm tới sức khỏe người sử dụng. Thực tế, sử dụng rượu bia là nguyên nhân góp phần gây ra từ 2,6% số ca tử vong ở Mỹ mỗi năm.
Dù bản thân việc uống rượu ở mức độ cho phép, uống đúng cách có thể đem lại một số lợi ích sức khỏe nhất định. Tuy nhiên, uống rượu dù ít hay nhiều thì tác hại của rượu bia tới não bộ là điều không tránh khỏi.
Các triệu chứng tổn thương não do rượu khác nhau ở mỗi người và thường giống với các triệu chứng khác như mất trí nhớ. Tìm hiểu những tác hại của rượu bia tới sức khỏe não bộ, cánh mày râu cần biết:
Tác hại ngắn hạn của rượu bia tới sức khỏe não bộ
Marina Tsoy-Podosenin, một bác sĩ tâm thần chuyên điều trị chứng nghiện, đồng thời là Phó Giáo sư lâm sàng tại Khoa Tâm thần Y khoa Đại học Stony Brook cho biết: Ngay sau khi uống rượu, trong não bộ bạn đã xảy ra những thay đổi hóa học.
Do đó, nếu một người uống nhiều rượu, họ có thể bị mất trí nhớ, điều này đồng nghĩa với việc họ có thể không thể nhớ những gì đã xảy ra sau khi sử dụng rượu bia. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ , một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 40% sinh viên uống rượu cho biết họ đã bị ngất xỉu ít nhất một lần trong năm trước sau khi sử dụng rượu bia.
Những thay đổi hóa học trong não liên quan đến việc uống rượu có thể đưa một người trải qua nhiều loại tâm trạng bao gồm: hưng phấn, trầm cảm, hung hăng, tức giận và bối rối.
Ngoài ra, việc uống quá nhiều rượu bia trong thời gian ngắn thậm chí có thể làm chậm nhịp thở và nhịp tim của người bệnh, gây hôn mê vô cùng nguy hiểm.
Tác hại của rượu bia tới sức khỏe, có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm - Ảnh Internet
Ảnh hưởng lâu dài của rượu lên não
TS. Marina Tsoy-Podosenin cũng cho biết thêm: Tác hại của việc sử dụng rượu bia trong thời gian dài có thể gây ra nhiều thay đổi mãn tính trong hoạt động dẫn truyền thần kinh và thậm chí gây bất thường về cấu trúc.
Các nghiên cứu hình ảnh được thực hiện trên bệnh nhân nghiện rượu cho thấy vùng não chịu trách nhiệm về trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của họ bị teo lại.
Một số tác động lâu dài tiềm ẩn của việc lạm dụng rượu bao gồm:
- Các vấn đề sức khỏe tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Teo não.
- Tuần hoàn não kém.
- Sa sút trí tuệ.
- Thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm tổn thương não hoặc gây ra một loại bệnh mất trí nhớ liên quan đến rượu được gọi là hội chứng Korsakoff.
- Các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm ảo giác và rối loạn tâm thần thay đổi tâm trạng hoặc tính cách.
Ngoài ra, việc tiếp xúc với rượu mãn tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh có thể làm chậm sự phát triển não bộ của trẻ. Trong thời kỳ mang thai, thai nhi tiếp xúc với rượu có thể gây ra một nhóm các triệu chứng phức tạp được gọi là hội chứng nghiện rượu thai nhi.
Ảnh hưởng của rượu bia tới não bộ là không thể phủ nhận và chủ quan - Ảnh Internet
Rượu có giết chết tế bào não không?
Sử dụng rượu có thể giết chết các tế bào não. Thay vào đó, rượu còn làm tổn thương não theo những cách khác như:
Rượu làm hỏng các đầu mút của tế bào thần kinh. Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho các tế bào thần kinh đó trong việc gửi các tín hiệu thần kinh quan trọng.
Sử dụng rượu còn có thể làm tổn thương não do làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như: tăng nguy cơ đột quỵ, chấn thương đầu và tai nạn.
Vì vậy, dù sử dụng rượu bia ít hay nhiều, thời gian ngắn hay dài thì đây là lúc bạn cần hạn chế tối đa việc uống rượu. Thực tế, loại bỏ rượu còn có thể giúp đẩy lùi một số tổn thương não do rượu và đồng thời ngăn ngừa tử vong sớm cũng như giảm các nguy cơ tổn thương thêm do rượu gây ra đối với sức khoẻ.
Tuy nhiên, việc loại bỏ rượu hoàn toàn không hề đơn giản. Do đó, để bỏ rượu hoặc giảm sử dụng rượu bia ở mức thấp nhất muốn thành công cần kết hợp với các biện pháp hỗ trợ sức khỏe tâm thần gồm cả liệu pháp. Ngoài ra, môi trường thích hợp cũng là cách tạo khác biệt, do đó để hạn chế uống rượu nên tránh tụ tập tại các địa điểm kích thích việc uống rượu.
Nghe tòa tuyên án chung thân, bị cáo vận chuyển 2kg ma túy đá ngất xỉu Nghe tòa tuyên án chung thân vì vận chuyển trái phép 2kg ma túy đá từ Campuchia về Kiên Giang, bị cáo La Thị Kiểu liền ngất xỉu. Sau 2 ngày xét xử sơ thẩm và nghị án, chiều ngày 31/5, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt La Thị Kiểu (SN 1970, ngụ huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang)...