Nắng nóng đạt kỷ lục mới ở Mỹ, hàng loạt hoạt động gián đoạn
Ngày nóng nhất của đợt nắng nóng chưa từng có đã thiêu đốt vùng tây bắc Thái Bình Dương, khiến hàng loạt hoạt động bị tạm ngừng.
Thành phố Seattle, bang Washington hôm 28/6 ghi nhận mức nhiệt cao nhất 108 độ F (42 độ C) vào buổi tối, cao hơn mức cao nhất mọi thời đại được ghi nhận hôm 27/6 là 104 độ F (40 độ C). Thành phố Portland, bang Oregon, đạt 115 F (46 độ C) sau khi đạt kỷ lục 108 F (42 độ C) hôm 26/6 và 112 F (44 độ C) hôm 27/6.
Đây là mức nhiệt cao nhất tại khu vực nổi tiếng mưa nhiều. Nhiệt độ cao trung bình của Seattle vào tháng 6 là khoảng 70 độ F (21,1 độ C) và chưa đến 50% dân cư trong thành phố có điều hòa nhiệt độ, theo dữ liệu Điều tra dân số Mỹ.
Nắng nóng buộc các trường học và doanh nghiệp phải đóng cửa, gồm hồ bơi ngoài trời và cửa hàng kem, nơi mọi người thường tìm đến để giải nhiệt. Các điểm xét nghiệm Covid-19 và điểm tiêm chủng lưu động cũng không còn hoạt động.
Bé gái dưới vòi nước tại công viên ở Seattle, bang Washington, Mỹ hôm 28/6 trong đợt nắng nóng kỷ lục. Ảnh: Reuters .
Seattle đã đóng cửa một hồ bơi trong nhà sau khi không khí bên trong trở nên quá nóng. Tình trạng mất điện xảy ra trên toàn khu vực khi nhu cầu sử dụng quạt và điều hòa của người dân tăng cao, khiến lưới điện bị quá tải.
“Đây là khởi đầu của tình trạng khẩn cấp vĩnh viễn. Chúng ta phải giải quyết gốc rễ của vấn đề này là biến đổi khí hậu”, Thống đốc Washington Jay Inslee nói.
Tại Portland, dịch vụ đường sắt nội thành và xe điện bị đình chỉ do cáp điện lực bị nóng chảy và nhu cầu điện tăng vọt.
Sự giãn nở liên quan đến nhiệt khiến mặt đường bị vênh hoặc bong ra ở nhiều khu vực, gồm xa lộ liên bang ở Seattle. Công nhân phải xả nước xuống cầu kéo ít nhất hai lần một ngày để ngăn thép nở ra, cản trở cơ chế đóng mở của cầu.
Giới chức cũng mở nhiều trung tâm làm mát để phục vụ người dân, khuyến cáo họ luôn làm mát cơ thể, cung cấp đủ nước và tránh các hoạt động mất sức.
Ở phía đông bang Washington, các học khu Richland và Kennewick đã tạm dừng dịch vụ xe buýt mùa hè vì phương tiện này không có máy lạnh, không đảm bảo an toàn cho học sinh. Các nhà vườn trồng cây ăn quả ở trung tâm Washington đang nỗ lực cứu những cây cherry khỏi nắng nóng như dùng tán che, lắp vòi phun nước và thu hoạch trong đêm.
Hãng hàng không Alaska Airlines có trụ sở tại Washington cho biết họ đang cung cấp “xe tải làm mát” cho nhân viên tại các sân bay quốc tế Seattle-Tacoma và Portland, nơi nhiệt độ trên đường băng có thể cao hơn 20 độ so với những nơi khác.
Video đang HOT
Tại hạt Multnomah, nơi có thành phố Portland, gần 60 đội tiếp cận cộng đồng đã làm việc từ 25/6 để hỗ trợ người vô gia cư nước uống, chất điện giải, cách giữ mát. Hạt có 43 phòng cấp cứu và chăm sóc khẩn cấp vì các triệu chứng liên quan đến nắng nóng từ 25-27/6, dù bình thường chỉ có 1-2 phòng.
Tiến sĩ Jennifer Vines, nhân viên y tế của hạt Multnomah, tin rằng sẽ có những trường hợp tử vong do đợt nắng nóng này, dù con số này hiện chưa được xác định.
“Chúng tôi lo lắng cho người già và những người sức khỏe yếu, nhưng trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng”, bà Vines nói. “Ngay cả những người lớn khỏe mạnh cũng phải nhập viện cấp cứu trong điều kiện nhiệt độ như thế này”.
Zeke Hausfather, nhà khoa học tại tổ chức phi lợi nhuận về dữ liệu khí hậu Berkeley Earth, cho biết khu vực tây bắc Thái Bình Dương đã ấm lên khoảng 1,7 độ C trong nửa thế kỷ qua. Điều đó đồng nghĩa đợt nắng nóng hiện nay ấm hơn khoảng1,7 độ so với trước đây và sự khác biệt là đáng kể, đặc biệt là đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương.
“Kể cả không có biến đổi khí hậu, đây vẫn sẽ là một đợt nắng nóng thực sự cực đoan”, Hausfather cho hay. “Điều này còn tồi tệ hơn sự kiện tương tự xảy ra cách đây 50 năm”.
Người Mỹ rệu rã vì nắng nóng kỷ lục
Các thành phố Portland, bang Oregon và Seattle, bang Washington đang trải qua đợt nắng nóng lịch sử, khiến nhiều người phải điều trị y tế.
Ba người phụ nữ mệt mỏi vì nắng nóng khi tham gia cuộc diễu hành Pride ủng hộ người đồng tính ở Seattle trong đợt nắng nóng kỷ lục.
Seattle hôm 26/6 ghi nhận mức 102 độ F (gần 39 độ C), nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 6 và cao thứ hai trong bất kỳ tháng nào tại thành phố này. Nhiệt độ được dự báo tăng từ 27/6 sang tuần này.
Hai thiếu niên giải nhiệt dưới lều phun sương tại hội chợ ở thành phố Anderson, bang California.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) đã phát cảnh báo nắng nóng với các bang Washington và Oregon, cùng một số khu vực thuộc bang Idaho, Wyoming và California, do nhiệt độ tăng đột ngột trong ngày 26-27/6 và cả tuần này.
Người dân cắm trại làm nơi tránh nóng gần công viên Laurelhurst ở thành phố Portland. Họ liên tục phun nước lên mái lều để làm mát.
Portland hôm 26/6 tăng mức nhiệt lên cao nhất sau hơn 80 năm, lên 108 độ (42 độ C), phá vỡ kỷ lục 107 độ F năm 1981.
Một dãy lều tránh nóng xếp dọc đại lộ Wheeler khi nhiệt độ tăng ở Portland.
Nhân viên y tế điều trị cho người đàn ông bị sốc nhiệt ở thành phố Salem, bang Oregon.
Người dân đi tránh nóng tại trung tâm hội nghị Oregon ở thành phố Portland.
Người phụ nữ đắp khăn lạnh lên trán và ngực để làm mát cơ thể tại trung tâm cộng đồng Sunrise Center ở thành phố Gresham, bang Oregon.
Tình nguyện viện tại văn phòng về người vô gia cư ở Portland chuyển các chai nước lên xe, chuẩn bị đi phân phát trên đường phố.
Người dân ngồi trong một căn phòng làm mát ở thành phố Anderson, bang California.
Một quán cà phê ở Portland đóng cửa sớm vì nắng nóng.
Đợt nắng nóng diễn ra sau khi chính phủ Mỹ công bố số liệu cho thấy 88% diện tích miền tây nước này đang trong tình trạng hạn hán do biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ. Mực nước các hồ chứa ở mức thấp nhất lịch sử, giới chức toàn khu vực đã ban hành quy định hạn chế sử dụng nước.
Đồ uống trên kệ gần như trống rỗng tại một siêu thị ở Portland.
Giới chuyên gia lo ngại hạn hán do biến đổi khí hậu làm cạn các hồ chứa và góp phần khiến mùa cháy rừng diễn ra sớm hơn.
Cặp song sinh chơi đùa cùng vòi nước dưới cái nóng kỷ lục trong một công viên ở Seattle.
Người mẹ bên cạnh các con đang nghịch nước trong công viên ở Seattle.
Kristie Ebi, chuyên gia về hiện tượng nóng lên toàn cầu, cho biết hiệu ứng "vòm nhiệt" quy mô lớn sẽ thường xuyên xuất hiện tại khu vực tây bắc Thái Bình Dương trong tương lai, khi biến đổi khí hậu tái định hình các mô hình thời tiết trên toàn thế giới.
Quỹ 500 triệu USD bồi thường thân nhân hành khách gặp nạn trên Boeing 737 MAX Hãng tin Reuters ngày 22-6 đưa tin quỹ trị giá 500 triệu USD để bồi thường cho thân nhân của 346 người thiệt mạng trong 2 vụ tai nạn máy bay Boeing 737 MAX đã được mở. Một chiếc Boeing 737 MAX bay thử tại Seattle, bang Washington, Mỹ - Ảnh: REUTERS Vào tháng 1, Hãng bay Boeing đã đồng ý trả 500...