Nắng nóng chán cơm, làm bún riêu ốc tuyệt ngon, cả nhà ‘đánh bay’ trong chớp mắt
Với vị ngọt rất đặc trưng của ốc, thơm béo của nước xương cùng với vị cay cay của ớt hòa quyện vào nhau sẽ khiến bạn bị “nghiện” ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Bún riêu ốc là một trong những món ăn nổi tiếng của người dân Hà thành mà chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên nếu một lần được thưởng thức. Được làm từ những nguyên liệu bình dân, phổ biến nhưng bún ốc có vị ngon rất lạ, nước dùng trong, đậm đà với vị ngọt của xương ống, mùi thơm của ốc, vị chua nhẹ của giấm bỗng, những con ốc to, giòn sần sật, đậu hũ thơm bùi cùng đủ thứ ra sống tươi mát.
Áp dụng cách làm bún riêu ốc dưới đây của chị Lã Thu Giang để có thể tự nấu và thưởng thức bún ốc ngon chuẩn vị ngay tại nhà mình nhé!
Nguyên liệu: (cho 5 bát)
- 1kg ốc nhồi
- 0,5kg xương lợn.
- Bún khô 1/4 gói.
- 3 quả cà chua to.
- Rau sống: tía tô thái sợi, xà lách thái, thơm, mùi, hành lá thái nhỏ.
- Dấm bỗng
- Gia vị: mắm tôm, nước mắm, muối, hành khô
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu: Phần thịt ốc về bóp dấm, ở miệng ốc cắt bỏ phần hạt như hạt tiêu đi, rửa sạch, để ráo nước.
Video đang HOT
- Xương rửa sạch, luộc sơ qua rồi rửa sạch lại thêm 1 lần nữa, cho xương vào nồi và ninh xương tiếp sau khi sôi thì mở hé vung khoảng 2 tiếng để lấy nước dùng.
- Phi hành thơm xào sơ ốc với chút mắm và muối rồi để riêng.
- Nước canh riêu:
Cà chua bổ miếng cau to, phi hành khô xào cà chua, sau đó nước dùng xương đã ninh sẵn vào đun sôi, cho mắm, muối vừa ăn. Trước khi chan nước dùng thì cho dấm bỗng lấy đủ vị chua và sau đó cho mắm tôm nêm nếm vừa miệng. Nước dùng có vị thơm nồng của mắm tôm, chua thanh của dấm bỗng, cà chua, kích thích vị giác.
Trước khi ăn trần bún khô vớt ra rổ để ráo tơi.
Cho bún vào bát, sau đó dải hành lá, tía tô, ốc đã xào, rồi chan nước riêu vào và thưởng thức.
Cách làm dấm bỗng – một nguyên liệu không thể thiếu khi nấu canh riêu ốc.
- Mua 1 kg rượu nếp để làm dấm bỗng.
- Để cơm rượu nếp vào lọ sau 3 ngày thì sẽ có vị chua ngắt thì cho khoảng 3l nước lọc, để nguyên nơi thoáng mát sau 2 – 3 tháng là có thể lấy dấm bỗng dùng. Càng lâu càng ngon. Dùng phần nước dấm bỗng nấu canh riêu, chua chuẩn vị thanh, thơm, rất khác biệt.
Cách làm bún riêu ốc rất đơn giản đúng không nào? Bỏ túi công thức làm bún riêu trên để làm cho cả nhà thưởng thức các chị em nhé!
Chúc các bạn chế biến thành công!
Những quán ăn sáng không đến sớm là mất phần
Buổi sáng Hà thành có rất nhiều món để dằn bụng ngày mới, những món ngon nức tiếng thường đóng cửa sớm vì luôn hết hàng trong buổi sáng, khách đến ăn thường hay nói vui: Đến muộn thì ăn ngó thôi!
Bánh cuốn Bà Xuân - 16 Hòe Nhai
Một trong những quán đắt hàng đó là bánh cuốn dốc Hòe Nhai. Hà Nội có nhiều quán bánh cuốn nổi tiếng (Hàng Cót, Bà Triệu, Tô Hiến Thành...) nhưng quán bánh cuốn Bà Xuân, nằm ở 16 Hòe Nhai, với không gian nhỏ bé, không hề bắt mắt lại là điểm đến những người sành ăn hay chia sẻ với nhau.
Bánh cuốn của quán này nổi tiếng bởi cách làm không chứa hàn the, có thể thấy ngay trong miếng bánh mềm, không cần phải tráng dày lớp nhưng bánh tuyệt nhiên không bị vỡ, vẻ trong trẻo của chiếc bánh hấp dẫn bất cứ ai tới ăn, bà chủ tráng bánh đều tay, xong chiếc nào lại hết chiếc đó. Mỗi chiếc bánh cuốn đầy đặn, cuốn nhiều nhân ăn rất đậm đà đầy miệng. Lớp vỏ bánh tráng vừa mềm, vừa dai, thơm mùi bột gạo mới, bên trong nhân thịt, nấm, mộc nhỉ, bánh cuốn ăn kèm chả lụa hoặc lạp xưởng, chấm thêm nước mắt vắt quất chua chua. 25.000/suất bánh, 10.000/quả trứng, chỉ thế thôi là đã có một bữa sáng ngon lành, hài lòng bất cứ ai.
Bánh cuốn nóng hổi của Bà Xuân phố Hòe Nhai.
Bún ốc Cô Huê - 16 Đặng Dung (ngày trước là Ngõ Nhà Chung, Hàng Trống)
Ở đây bán bún ốc gánh kiểu bắc nhưng có cả ốc to và ốc bé. Nhìn bát bún nước trong veo, ngập ốc, ai nhìn cũng cảm thấy vị giác thòm thèm. Khi ăn cảm nhận được vị chua ngọt, mát mát của cà chua trong nước dùng, mùi thơm của dấm và cái vị hơi ngai ngái của tía tô được thả vào bát bún nóng, tất cả hài hòa kì lạ. Từng gắp bún trắng phau ăn cùng ốc giòn sật, thỉnh thoảng đưa lên miệng vài ba thìa nước dùng ăn kèm, cái vị ấy khiến người ta phải nhớ mãi.
Trước kia bún ốc cô Huê nằm ở ngõ Nhà Chung, nhưng nghe đâu là chủ nhà không cho thuê nữa, sau cô Huê phải chuyển qua Đặng Dung. Thời gian sau, lại thấy cũng có hàng bún ốc khác ở đấy, ai không biết ăn nhầm lại cứ ngỡ là bún cô Huê nên ngao ngán, chẹp miệng, chẳng ngon "nức nở" đến thế. Cũng lại có đợt cô Huê bị ốm, con gái cô bán thay không được đậm đà bằng, hoặc do không quen tay người nấu, bún ốc cô Huê bị người ta chê nhiều. Nhưng từ khi cô Huê trở lại, quán ốc này lại đông vui như cũ. Cô Huê không bán mùng 1 và ngày rằm, các ngày khác cứ từ 6 giờ sáng là cô đã mở hàng, quán bán cho tới lúc hết hàng, nhưng vì đông khách nên hay hết sớm. Nhiều người đủng đỉnh trưa muộn ra ăn là lại phải ấm ức đi về.
Bát bún ốc ngon lành phố Đặng Dung.
Xôi xéo chị Mây - Ngã tư Hàng Bài và Lý Thường Kiệt
Ở góc đường Hàng Bài, Lý Thường Kiệt, sáng nào cũng như sáng nào, đông đúc người ngồi ăn, người tới mua mang về. Ai nấy cũng hau háu chờ chị Mây gói xôi cho. Cái mùi xôi nếp ả đào được đồ trên chõ đất có một dư vị rất lạ, đặc biệt hơn nữa là mùi thơm của hành phi, của mỡ hành hoà quện. Cái mùi xôi lúa thơm lành hương vị quê hương khiến nhiều người trở thành tín đồ của chị. Khách ở đây, có người kể ăn ở đây hơn chục năm rồi, gọi tín đồ cũng thật không ngoa, người ta chia sẻ, cái gạo ở đây ngon nhất nhì Hà Nội: "dẻo lắm, ăn một lần là nhớ mãi". Chị Mây bán hàng vui tính và xởi lởi, tay bào đậu xanh nhanh thoăn thoắt, trời phú cho chị đôi bàn tay khéo léo, vừa đơm xôi, vừa bốc hành rồi niềm nở với khách chẳng sót một ai. Mỗi lần ăn xôi chị Mây là lại cảm nhận được sự mới mẻ của thứ gạo khoe đầy đủ mùi thơm như ở trên chính quê hương của nó vậy. Vị ngọt ngào, vừa đủ ngậy mà không quá béo, vừa đủ độ mềm dẻo mà không quá ướt hay quá khô để người thưởng thức khó tính nhất cũng phải tấm tắc.
Gói xôi ẩn chứa hương vị Bắc đặc trưng.
Gạo nếp ả đào có khi chẳng cần "bầy đặt" phải thêm chả, thêm ruốc, thêm thịt cho đậm đà mùi vị, chỉ xôi gạo với đỗ hành thôi mới thấy hết sự mộc mạc vốn có của nó. Đặc biệt, ở chỗ chị Mây có thêm lọ đường, chẳng ai ăn xôi xéo với đường, nhưng chị cứ để đấy, ai ăn thử một lần thì kiểu gì lần sau cũng tự giác lấy thêm vào phần mình. Gói xôi nhỏ bé thế nhưng nhiều cái thú vị ẩn chứa làm nổi bật cái nét Bắc đặc trưng, ai cũng muốn một lần được thử.
Cái màu vàng như vệt nắng dễ dàng quyến rũ mọi thực khách...
Bánh bao cô Yến - Quán Thánh
Quán bánh bao cô Yến nằm ngay giữa phố Quán Thánh. Quán nhỏ hẹp nếu không để ý và không nhờ có đông khách đứng mua bánh rất dễ đi qua. So với các hàng bánh bao khác thì bánh bao ở đây kém đa dạng hơn hẳn khi chỉ có 2 loại bánh bao thịt và bánh bao chay. Tuy vậy cứ khoảng 7 giờ sáng, khi vừa mở cửa, cửa hàng của cô đã rất đông người chờ mua bánh.
Bánh bao, sữa đậu nành - combo tuyệt vời cho bữa sáng.
Điểm hút khách của hàng bánh bao này là bánh được làm thủ công, chiếc bánh hình vuông chứ không hình tròn như thường lệ. Phần vỏ bánh mềm xốp, nhân thịt dù không có trứng cút, lạp xưởng nhưng vẫn cực ghi điểm bởi sự ngọt thơm của thịt tươi. Quán đông khách đến mức dù chỉ có đúng bánh bao và sữa đậu nành mà 4, 5 nhân viên phục vụ luôn chân luôn tay mới đủ.
Điểm trừ của quán là quán nhỏ, lại đông khách nên chủ yếu phục vụ cho khách mang về. Giá bánh bao ở đây là 13.000 đồng/chiếc bánh nhân thịt, 6.000 đồng/chiếc bánh chay. Bánh bao ở đây phải thật nhanh chân, vì cứ bán đến khoảng 9h sáng là hết, khách phải nhận cái xua tay: hết bánh, là cảnh thường xuyên ở quán ăn này.
Mỳ tim, cật chua cay - Hàng Tre
Nhắc đến mỳ tim, cật, Hà Nội cũng không thiếu quán ngon như ở: Hàng Khoai, Ngõ Gạch, Hàng Bột... Nhưng Hàng Tre cũng ngon "nức nở" theo kiểu của nó, vì chỉ đến 10h sáng quán đã dọn dẹp, thông báo: hết hàng. Sinh sau đẻ muộn, chỉ mới bán được hơn 1 năm, nhưng quán mì tim chua ngọt ở góc phố Hàng Tre đã có lượng khách rất đông, thường tập trung trước giờ làm buổi sáng. Vẫn là gói mì quen thuộc nhưng chủ quán đã chế biến thêm tim cật và rau cải để ăn no bụng hơn. Chủ quán sở hữu một bí quyết về món dấm tỏi để chế biến nước dùng, cho mùi vị thơm, chua chua ngọt ngọt, không ngấy cho bát mì đơn giản. Không chỉ đầy đặn mà từng nguyên liệu đều chất lượng. Thịt bò là loại bắp hoa, nhiều gân. Tim cật được xào qua cho chín tới, rau cải cũng được chủ quán thêm vào khá hào phóng nên một bát mì đầy đủ ở đây là no bụng cho một bữa sáng.
Bát mỳ tim cật có vị chua ngọt đặc biệt của dấm tỏi, ớt.
Ai đến quán lần đầu cũng sẽ thấy quen bởi đây chính là địa chỉ bánh tráng trộn nổi tiếng trên phố Hàng Tre, nhưng chủ quán tranh thủ bán mì tim vào buổi sáng. Điểm đặc biệt là phần bếp chế biến được đặt ngay trước cửa ra vào, sát vỉa hè. Nào nồi đun dấm tỏi, chảo xào tim cật, nồi nước dùng, tất cả đều bày ngay trước mắt khách ăn, nên bạn có cảm giác yên tâm hơn về khâu vệ sinh.
Khách ăn ngồi ngay trên vỉa hè, chỉ vài chiếc bàn nhựa và mấy chiếc ghế con con nhưng khách đã quen thì luôn tìm tới. Quán chuyên bán mì kết hợp với thịt bò, tim, cật, bầu dục. Cuống tim và bò bắp là món được khách yêu thích nhất. Mỗi bát giá 40.000 đồng, không rẻ cho một bữa sáng bình dân ngồi vỉa hè song thực sự đáng tiền.
Quà quê Hà Nội cuối tháng 4 mà vẫn còn lạnh, đêm trời mưa và gió, nhiệt độ chỉ còn 18 độ C. Mẹ cứ đi ra đi vào, bảo: "Ôi nàng Bân năm nay bị làm sao mà cứ chào tạm biệt đến bốn, năm lần rồi mà còn đầy vấn vương, mãi không chịu đi cho nắng đến?". Mẹ ở trong nhà suốt...