Nâng ngực có thể cho con bú được không?
Rất nhiều băn khoăn của chị em bầu xung quanh những thay đổi ở vòng 1 cần được giải đáp.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ nhận ra không chỉ có mỗi chiếc bụng đang dần lớn lên từng ngày, bầu ngực của bạn cũng sẽ có rất nhiều thay đổi. Vòng một của chị em trở nên căng to, quyến rũ hơn nhưng cũng đau tức bất thường, báo hiệu cơ thể bạn đang chuẩn bị sẵn sàng sản sinh sữa để nuôi em bé sắp chào đời. Có rất nhiều thắc mắc của mẹ bầu xoay quanh đôi “gò bồng đảo”. Cùng điểm những vấn đề chính làm các mẹ băn khoăn nhất.
Hỏi: Nhũ hoa của em bị tụt vào trong, em sợ sinh con xong sẽ không cho con bú được. Có biện pháp nào giúp kéo núm vú ra được không?
Có – nhưng không được áp dụng trong những tháng mang thai đầu tiên và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ. Áp dụng các bài tập hoặc dùng thủ thuật kéo núm vú trong những tháng đầu tiên của thai kì làm kích thích núm vú, gây nên các cơn co thắt tử cung, có thể dẫn tới sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sau khi sinh con, sản phụ có thể dùng máy hút để núm vú lộ ra. Kinh nghiệm cho thấy, kiên trì cho con bú thường xuyên và đúng cách giúp cải thiện tình trạng tụt núm vú vì núm vú có xu hướng vươn ra khi bé bú mẹ.
Hỏi: 3 tháng giữa của thai kì thấy núm vú bắt đầu tiết sữa có phải là hiện tượng bình thường không?
Đáp: Hoàn toàn bình thường. Bắt đầu từ tuần mang thai tứ 16 trở đi, cơ thể mẹ bầu bắt đầu sản xuất sữa non. Sữa non chứa nhiều chất kháng sinh giúp bảo vệ em bé ngay từ khi sinh ra. Một số chị em tiết rất ít sữa, và cũng có những người chỉ tiết sữa sau khi sinh con, điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng người, không nên quá lo lắng.
Bắt đầu từ tuần mang thai tứ 16 trở đi, cơ thể mẹ bầu bắt đầu sản xuất sữa non. (ảnh minh họa)
Hỏi: Có nên nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn?
Đáp: Không. Việc nặn không đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú. Hơn nữa, hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm, sinh non.
Video đang HOT
Hỏi: Ngực em bình thường đã nhỏ, khi mang thai cũng không to lên mấy. Liệu ngực nhỏ quá có ảnh hưởng đến khả năng nuôi con bằng sữa mẹ?
Đáp: Đừng lầm tưởng chỉ ngực to mới đủ khả năng cung cấp đủ sữa cho bé bú. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hầu như không có mối liên quan nào giữa kích thước ngực của mẹ với việc sản xuất sữa. Chỉ có một bất lợi là người mẹ ngực nhỏ dung lượng chứa sữa sẽ ít hơn. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục điều này bằng cách tăng số lần bú cho con để con bú thường xuyên hơn.
Hỏi: Em đã từng thực hiện phẫu thuật nâng ngực để cải thiện vòng 1. Liệu em có thể cho con bú được không?
Thực tế có rất nhiều chị em từng trải qua phẫu thuật bơm, nâng ngực mà vẫn có thể cho con bú và không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng việc phẫu thuật có nguy cơ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhân tố gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể là hình thức phẫu thuật mẹ bầu đã trải qua, vị trí phẫu thuật, số lần phẫu thuật và kết quả của lần phẫu thuật gần nhất. Tốt nhất mẹ bầu nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự lựa chọn an toàn nhất.
Theo Khampha
Học chuyên gia cách dồi dào sữa sau sinh
Tâm lý thoải mái trong thời gian cho con bú là vô cùng quan trọng để có nguồn sữa dồi dào.
Công dụng của sữa mẹ với trẻ sơ sinh thì ai cũng biết tuy nhiên không phải mẹ nào ngay sau sinh cũng đủ sữa cho con tu ti, thậm chí có người đẻ xong mà mãi sữa không chịu về hoặc sữa bị tắc hoặc bị mất sữa do rất nhiều nguyên nhân. Trong những trường hợp này, một số mẹ đã chẳng ngần ngại từ bỏ luôn việc cho con bú mẹ và thay vào đó là cho con ăn sữa công thức. Tuy nhiên, các mẹ cần biết rằng nguồn sữa mẹ cực kỳ tốt và không có loại thực phẩm nào thay thế được. Vì vậy để luôn đủ sữa cho con tu ti, các mẹ cần chuẩn bị ngay từ những ngày còn mang thai.
Hãy nghe các chuyên gia khoa sản hàng đầu thế giới mách mẹ cách cho con bú và có nguồn sữa hoàn hảo nhất cho bé.
Học tiền sản
Theo tiến sĩ Ann Borders, bác sĩ sản phụ khoa tại đại học NorthShore cho hay, các bà mẹ nên tham gia lớp học cho con bú từ trước khi sinh con. Tại những lớp học này, các chuyên gia sẽ hướng dẫn cho mẹ cách kích thích nguồn sữa từ khi mang thai, cách ăn uống để có nguồn sữa tốt nhất cho con và đối mặt với những rắc rối thường gặp về việc cho con bú sau ca sinh nở. Trong buổi học này, người chồng cũng nên đi cùng vợ để được học cách chăm sóc sản phụ tốt nhất.
"Có thể bạn sẽ không thể được thực hành tất cả những gì học được ở lớp tiền sản nhưng tại đây sẽ hình thành cho bạn một nền tảng vững chắc về vấn đề cho con bú mẹ.", bác sĩ Ann Borders cho biết. Thực tế hiện nay có rất nhiều lớp học tiền sản miễn phí nên các mẹ hoàn toàn có thể đăng ký để tham gia.
Phương pháp da tiếp da được cho là kích thích nguồn sữa và giúp mẹ nhiều sữa sau sinh. (ảnh minh họa)
Áp dụng phương pháp "da tiếp da"
Phương pháp da tiếp da (Skin to skin) được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các đất nước hiện đại. Phương pháp này ở Việt Nam cũng đang được các mẹ nhiệt tình hưởng ứng. Ngay sau khi bé chào được đặt lên ngực mẹ để da tiếp xúc trực tiếp với da. Cách làm này sẽ giúp cả hai mẹ con được thư giãn sau những đau đớn sau ca sinh nở, giúp nuôi dưỡng tình cảm mẹ con và kích thích cơ thể sản xuất các hormone để sữa về nhanh. Các chuyên gia cho rằng để phương pháp này đạt hiệu quả cần được thực hiện ngay từ đầu sau khi bé lọt lòng mẹ và thực hiện thường xuyên.
Nếu ngay sau sinh mẹ không áp dụng phương pháp này thì cũng đừng nản lòng. Hai mẹ con có thể ôm nhau để da tiếp da bất cứ khi nào sau sinh và nên làm đều đặn thì vẫn có tác dụng.
Nhờ sự giúp đỡ
Khi đang còn ở bệnh viện hoặc những trung tâm sinh nở những ngày sau sinh, mẹ đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ của y bác sĩ. Bởi làm việc trong lĩnh vực này nên họ có chuyên môn trong việc kích thích sữa và và những bí quyết để dễ dàng cho con bú nhất. Ở những đất nước hiện đại, các mẹ còn yêu cầu quyền được giúp đỡ sau sinh và hầu hết các mẹ này không hề gặp các vấn đề về sữa như tắc tia sữa, khó cho con bú trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Đối mặt với triệu chứng căng sữa
Căng sữa từng làm không ít sản phụ sau sinh đau đớn đến mất ăn, mất ngủ. Đây là hiện tượng bình thường sau sinh tuy nhiên nếu không biết cách đối phó sẽ khiến mẹ vô cùng mệt mỏi thậm chí đau đớn và gây sốt. Mẹ cần biết điều này và tham khảo những cách chữa trị như chườm lạnh bằng rau bắp cải, túi đậu Hà Lan hoặc tắm dưới vòi hoa sen nước ấm... Có một số cách giúp các tia sữa thông như massage ngực, hút sữa cũng khá hiệu quả.
Sau sinh chị em cần được nghỉ ngơi nhiều. (ảnh minh họa)
Tạo tâm lý thoải mái
Theo bác sĩ Susan Burger, chủ tịch Hiệp hội tư vấn cho con bú New York cho biết, trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng. "Nếu bà mẹ cảm thấy thoải mái thì sữa mới tiết ra nhiều và có nguồn sữa tốt cho con. Căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân gây mất sữa.", bác sĩ Susan Burger nói.
Sau khi sinh, mẹ có rất nhiều việc phải làm cộng với những mệt mỏi, đau đớn sẽ khiến nhiều mẹ bị căng thẳng, khi đó chị em cần nhờ sự giúp đỡ của người thân để có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.
Cho con bú thường xuyên
Cho con bú ngay sau sinh, thậm chí khi đó sữa có thể chưa về nhưng đây là cách kích thích sữa hiệu quả nhất. Thêm nữa mẹ cần cho con bú thường xuyên theo nhu cầu hoặc bú theo giờ 2-3 giờ/ lần sẽ giúp sữa nhanh về sau ca sinh nở.
Gọi bác sĩ
Những ngày đầu sau sinh không thể không tránh khỏi những khó khăn trong việc cho con bú. Mẹ có thể bị tắc sữa, thậm chí là áp-xe vú do tắc sữa lâu ngày. Khi đó, mẹ nên gọi cho bác sĩ chuyên khoa hoặc đến bệnh viện để được kịp thời khám chữa. Áp-xe vú nặng sẽ gây nguy hiểm cho sản phụ sau sinh.
Theo Khám Phá
Thay đổi lối sống để phòng ung thư vú Cho con bú, giảm uống rượu, cân nhắc sử dụng nội tiết tố thay thế trong giai đoạn mãn kinh có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ảnh: Afamily. Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, phân khoa Phẫu thuật lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, bệnh ung thư vú ở...