Nằng nặc lấy chồng Tây cho bằng được, giờ khổ sở cũng không dám kêu ai
Những tưởng sẽ được cầm lương chồng, là tay hòm chìa khoá như các chị em Việt Nam, ai ngờ tôi khổ sở hàng tháng với đồng lương còm cõi trong khi chồng rủng rỉnh.
Tôi là đứa đã có tư tưởng phải lấy chồng Tây từ khi còn nhỏ. Tuổi thơ của tôi gắn liền với những cuộc cãi vã của ba mẹ. Ba tôi là người đàn ông khá nóng tính và gia trưởng còn mẹ tôi là người phụ nữ luôn nhịn nhường, chịu đựng.
Ngày ấy, chứng kiến mẹ bị ba chửi bới, thậm chí là đánh đập, tôi thương mẹ lắm. Nghe mọi người kể lại, mẹ tôi trước kia vốn xinh đẹp nổi tiếng vùng này, bao người mối lái nhưng không hiểu sao lại lấy ba tôi.
Đứa bé mười mấy tuổi khi đó là tôi chỉ nghĩ rằng, giá như ngày xưa mẹ lấy chồng Tây như cô Ba hay dì Bảy thì cuộc sống đã đâu ra nông nỗi này. Ý nghĩ lấy chồng Tây là sung sướng cứ thế “đóng đinh” trong đầu tôi từ lúc nào không hay.
Ý nghĩ lấy chồng Tây là sung sướng cứ thế “đóng đinh” trong đầu tôi từ lúc nào không hay. (Ảnh minh hoạ)
Ngày vào đại học, tôi có mối tình đầu với một anh chàng bằng tuổi, suy nghĩ phải lấy chồng Tây ngày bé cũng theo thời gian mà quên bẵng đi. Chúng tôi học cùng lớp, cậu ấy rất lo lắng và quan tâm tôi nhưng phải điều tính gia trưởng.
Chúng tôi bên nhau 3 năm thì những mâu thuẫn bắt đầu không kiểm soát được khi cả hai cùng ra trường. Anh vốn tính hay ghen, khi biết tôi xin được vào một công ty nước ngoài lại càng kiểm soát tôi chặt chẽ.
Ngày mới yêu, thấy bạn trai hay ghen tôi cũng thấy thích, nhưng giờ thì ngược lại, tôi cảm thấy mình như tù binh bị giam lỏng. Anh kiểm soát tôi mọi lúc mọi nơi, đi làm về hơi muộn là anh phải nhắn tin gọi điện hỏi cho ra bằng được xem tôi đi đâu làm gì với ai.
Cho đến một ngày, giọt nước tràn ly khi chỉ vì thói hay ghen mà anh khiến tôi xấu hổ với đồng nghiệp. Hôm đó có việc bận đột xuất nên đội tôi phải ở lại đàm phán cùng đối tác đến muộn mới xong. Anh gọi điện nhắn tin cho tôi không được bèn phi xe đến cơ quan.
Video đang HOT
Đúng lúc nhìn thấy tôi đang ôm xã giao chào đối tác nước ngoài, anh xông tới đấm họ thẳng tay. Không thể chấp nhận được người bạn trai ghen tuông vô cớ, coi người yêu như vật sở hữu, tôi quyết định chấm dứt mối tình suốt những năm đại học ở đây.
Anh kiểm soát tôi mọi lúc mọi nơi, đi làm về hơi muộn là anh phải nhắn tin gọi điện hỏi cho ra bằng được xem tôi đi đâu làm gì với ai. (Ảnh minh hoạ)
Sau quãng thời gian ấy, tôi bắt đầu nhớ về những ký ức hồi nhỏ và ý tưởng lấy chồng Tây. Vì sao mình có lợi thế làm trong môi trường tiếp xúc với nhiều người nước ngoài như vậy mà lại bỏ lỡ cơ hội tốt thế được nhỉ? Nghĩ vậy, tôi quyết định sẽ thử mở lòng với những mối quan hệ cùng trai Tây xem sao.
Ngoài những lúc đi làm, tôi hay hẹn hò những người bạn nước ngoài tại các phố Tây rồi cùng nhau uống bia, trò chuyện. Quả là, thế mới thấy hối tiếc những ngày tháng thanh xuân của mình.
Một anh chàng người Mỹ điển trai tìm cách tán tỉnh tôi. Đúng là trai Tây có khác, tôi nghĩ bụng. Họ hài hước, sống phóng khoảng, lịch sự và đặc biệt là không có chuyện sở hữu bạn gái như đàn ông Việt.
Hẹn hò được chỉ 3 tháng, tôi nhận lời cầu hôn của anh và báo bố mẹ chuẩn bị đám cưới. Thú thực, ban đầu tôi cũng chỉ nghĩ đến việc thử xem sao, nhưng có lẽ cái duyên lại kéo chúng tôi gần nhau hơn. Vả lại con gái có thì, tôi nghĩ mình nên chớp lấy cơ hội nghìn vàng này.
Hôn lễ được diễn ra nhanh chóng dù nhiều người cũng can ngăn tôi vì quyết định quá vội vàng. Nhưng mặc ai nói gì thì nói, với tôi đây vẫn là đám cưới trong mơ, điều tôi đã ấp ủ từ khi còn nhỏ.
Thế nhưng đến ngày theo chồng về bên trời Tây sinh sống, tôi mới biết thế nào là vỡ mộng. Ngày hẹn hò, các khoản chi tiêu tiền nong đều do chồng tôi chi trả. Anh luôn rất hào phóng với các món quà đắt đỏ. Vậy mà khi nên vợ nên chồng, anh lại vô cùng sòng phẳng trong chuyện kinh tế.
Những tưởng sẽ được cầm lương chồng, là tay hòm chìa khoá như các chị em Việt Nam, ai ngờ tôi khổ sở hàng tháng với đồng lương còm cõi trong khi chồng thì rủng rỉnh. (Ảnh minh hoạ)
Tiền sinh hoạt hàng ngày rồi nuôi con, tất cả anh đều chia đôi mỗi người góp một nửa, còn lại tiền ai người nấy cầm. Dù lương anh cao hơn hẳn lương tôi nhưng anh vẫn mặc nhiên không để ý chuyện đó. Những tưởng sẽ được cầm lương chồng, là tay hòm chìa khoá như các chị em Việt Nam, ai ngờ tôi khổ sở hàng tháng với đồng lương còm cõi trong khi chồng thì rủng rỉnh.
Sự tự do trong lối sống đôi khi cũng khiến tôi cảm thấy không thể chịu được. Anh coi mỗi người phải có cuộc sống riêng nên nhiều khi đi đâu anh cũng chẳng nói gì, có lần đi công tác gần 1 tuần anh cũng chỉ thông báo một câu gọn lỏn. Chồng thì rủng rỉnh tiền, tôi lại không kiểm soát được anh nên nhiều khi tôi cũng hoang mang không biết chồng có ngoại tình hay không.
Nhưng cơn ác mộng lại chính là chuyện tế nhị của hai vợ chồng. Thực sự nhu cầu của chồng tôi rất cao, trong khi sức khoẻ của tôi không thể chiều lòng hết được. Anh còn có những sở thích rất kỳ quái trong chuyện đó. Tôi luôn trong trạng thái phải cố chiều lòng anh vì không muốn anh chán chuyện chăn gối mà ra ngoài.
Hôm nay, gọi điện về Việt Nam cho một cô bạn mà tôi thấy hối hận quá chừng. Cô ấy lấy chồng Việt Nam rồi được tay hòm chìa khoá, cứ lương đến là chồng đưa vợ, đi đâu vợ chồng cũng nói với nhau một câu. Giờ tôi mới thấm, lấy chồng Tây sướng đâu không thấy, chỉ thấy giờ khổ mà chẳng dám kêu ai!
Theo Eva
Xin lỗi, ở đây không có "máy đẻ" và em không "buôn chồng"!
"Già rồi, lấy chồng đi không là không đẻ được con nữa đâu", "Lấy chồng lãi nhất đứa con", "Vớ đại thằng nào rồi đẻ đi không trứng ung trứng hỏng hết rồi đấy"... nghe những câu này hẳn nhiều chị em ba máu sáu cơn...
Đồng ý rằng việc đẻ con bây giờ vẫn là đặc quyền của phụ nữ. Thảng hoặc đâu đó báo chí nói đàn ông chuyển giới có thể mang bầu nhưng cũng là chuyện lạ lùng. Chứ đặc quyền sinh con hẳn nhiên là thuộc về chị em. Nhưng đó là quyền được sinh con chứ không phải là bắt buộc phải sinh con. Luật pháp đâu có chương nào mục nào yêu cầu phụ nữ phải sinh con? Sao miệng lưỡi người đời cứ bền bỉ áp đặt nhau đến thế? Rằng cứ như là phụ nữ, lỡ đã có buồng trứng rồi thì phải dùng để đẻ vậy. Thậm chí vô duyên hơn, phụ nữ nào đẻ 1 con cũng bị bỉ bai rằng "sao đẻ ít thế?". Phụ nữ sinh con một bề thì bị nói là "không biết đẻ". Giả như đẻ nhiều hơn thì bị mỉa móc rằng "lợn sề chính hiệu". Đến thế kỷ nào rồi mà giá trị duy nhất đong đếm về một người phụ nữ chỉ là chuyện sinh đẻ?
Thế mà cũng có nhiều phụ nữ không vượt qua nổi miệng lưỡi người đời mà nhắm mắt lấy chồng để "lãi" ra đứa con. Thế mà nhiều phụ nữ đẻ con chỉ để "có người chăm sóc ta lúc tuổi già". Thế mà có nhiều phụ nữ chồng chả ra cái khỉ gì, kinh tế thì eo hẹp nhưng vẫn cứ sòn sòn sòn đô sòn mà đẻ con. Thế mà nhiều phụ nữ rặn hết lần này đến lần khác cho ra một quý tử chỉ để đảm bảo mình không bị nhà chồng đuổi cổ. Thế mà có nhiều phụ nữ đẻ con ra cho xong nhiệm vụ rồi quẳng con cho ông bà ngoại rồi đi theo tiếng gọi trái tim. Bao nhiêu đứa trẻ vì miệng lưỡi người đời mà được sinh ra?
Tôi đồng ý! Tôi đồng ý rằng trong "mã gen" của phần đông phụ nữ luôn có thứ gọi là "tình mẫu tử". Nhiều phụ nữ mê đắm chuyện sinh con, muốn sinh con và vô cùng yêu con. Như điều đó cũng có ở đàn ông. Nên có nhiều ông đàn ông cũng sẽ vì muốn có một đứa con mà nhắm mắt nhắm mũi cưới về một cô vợ để làm cái "máy đẻ" cho mình. Thậm chí, nhiều hợp đồng đẻ thuê cũng ra đời từ đó. Nhưng những điều đó đâu có thể được coi là lý do để mọi phụ nữ đều cần phải đẻ?
Nếu nghĩ về những đứa con do mình sinh ra.
Liệu chúng có được sinh ra bởi nỗi lòng mong đợi của chính bản thân mình? Chúng được sinh ra từ chính tình yêu đã đơm hoa đang đợi ngày kết trái? Chúng có được sinh ra khi cha mẹ chúng đã đủ năng lực, hành vi để có thể làm một ông bố bà mẹ tốt? Hay thứ chúng ta thảy ra cuộc đời này là một đứa trẻ có cha có mẹ mà vẫn như một đứa trẻ mồ côi? Sinh con một cách... vô trách nhiệm có lẽ cũng nên bị coi là một tội. Tội cho đứa trẻ được sinh ra. Tội cho những người xung quanh đứa trẻ, gánh nặng cho xã hội sau này.
Chúng ta cứ nói với nhau về bình đẳng giới, về việc phải tôn trọng quyền riêng tư, tự do của nhau nhưng rồi chính chúng ta tự bỏ quyền của mình, sự bình đẳng của mình, giá trị của mình. Tôi nghĩ mãi về những người nói ra cái câu: "Lấy chồng lãi nhất đứa con" dù biết rằng họ đang đau đớn vì lấy sai chồng, lấy phải gã chồng chả ra gì. Bởi nghe câu đó như thể hôn nhân là chuyện mua bán lãi lỗ vậy. Có đứa trẻ nào phát triển được bình thường trong môi trường mẹ thì khinh rẻ bố như thế? Có đứa trẻ nào hạnh phúc được khi chúng phải chứng kiến "thứ bố không ra gì" qua lời mẹ chúng? Tôi tự hỏi, vậy, người mẹ ấy, có thực sự yêu thương và quan tâm thực sự đến con mình? Tiếc thay, nhiều người mẹ miệng nói thương con nhưng tâm thì chỉ toàn thấy con là kết quả thất bại trong hôn nhân của mình. Nghĩ vậy thôi đã thấy đau lòng!
Tôi cũng lại thấy thương hại (chứ không thấy xót xa gì sất) với những phụ nữ vì "già rồi phải cưới chồng để sinh con". Như một cuộc trao đổi. Xin đừng nói đó là sự hy sinh vì đó không phải là hy sinh đâu. Đó là sự toan tính. Đừng đổ lỗi cho số phận hẩm hiu bởi chính bạn đang làm cho nó thêm thập phần hẩm hiu đấy. Đến bao giờ, đến bao giờ thì phụ nữ mới biết thương lấy phụ nữ? Đến bao giờ phụ nữ học được cái trân trọng chính bản thân mình, cho mình được quyền khiến người khác phải trân trọng mình?
Và dành riêng cho những ai vẫn "quen miệng" móc mỉa chuyện phụ nữ là phải sinh con, chuyện phụ nữ phải sinh đủ nếp tẻ, chuyện phụ nữ già rồi phải cưới chồng mau mau để đẻ con... Làm ơn, hoặc là hãy về hành tinh... tinh xa lắc của bạn đi hoặc hãy học cách tôn trọng người khác để nhận về sự tôn trọng. Làm ơn, miệng lưỡi của hôm nay là khẩu nghiệp của mai này. Xin hãy chia sẻ điều đó, gửi gắm điều đó đến những ai đã từng buông câu nói ấy vào người khác!
- Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả -
Theo Afamily
Phụ nữ từng NÂNG NGỰC chẳng lẽ luôn phải chịu sự cấm cản của gia đình nhà trai? Sau đó, em cũng giấu nhẹm mọi chuyện với gia đình người yêu. Em vẫn đinh ninh rằng chuyện mình từng nâng ngực sẽ không bị phát hiện. Nhưng trên đời này làm gì có sự thật nào không được phơi bày chứ? Mấy ngày nay em đang rất đau đầu vì chuyện tình cảm. Chẳng lẽ chỉ vì nhu cầu làm đẹp...