Nâng mũi không phẫu thuật, người phụ nữ ngậm quả đắng
Nghe bạn bè rủ chỉ bằng vài mũi tiêm filler là đã có sống mũi cao, thẳng thon gọn như ý mà không cần đụng đến dao kéo, người phụ nữ đã quyết “chơi lớn”… Hệ quả là, mũi cao đâu không thấy, chị phải vào viện cấp cứu gấp.
Nghe xúi dại “ nâng mũi mà không phẫu thuật”, người phụ nữ ngậm quả đắng
Ham rẻ, người phụ nữ suýt mất mũi
Chia sẻ với phóng viên, Ths. BS Lê Thị Mai – Khoa nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào gốc cảnh báo, bệnh viện Da liễu Trung ương từng tiếp nhận khá nhiều ca biến chứng do tiêm filler như hoại tử vùng tiêm, mù mắt, biến dạng mặt, môi….
Gần đây, Khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc tiếp nhận một bệnh nhân sau tiêm filler mũi ở cơ sở spa. Bệnh nhân đến viện trong tình trạng mũi sưng nề, nhiều mủ, chảy dịch và biến dạng mũi.
“Bệnh nhân đau nhức nhiều. Theo lời kể kết hợp khám lâm sàng, chúng tôi nhận định bệnh nhân có thể được tiêm chất làm đầy rởm, tiêm không đúng lớp tại cơ sở mà vấn đề vô trùng không được đảm bảo. Điều này gây hệ luỵ nghiêm trọng đến bệnh nhân”, BS Lê Thị Mai bày tỏ.
Sau 4 tuần điều trị tích cực bằng các thuốc tại chỗ và toàn thân, may mắn bệnh nhân vẫn giữ được cấu trúc mũi ban đầu. Tuy nhiên, Ths. BS Lê Thị Mai cho biết điều này “ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý người bệnh”.
Với kinh nghiệm nhiều năm “sửa chữa” hậu quả cho những chị em đi làm đẹp tại các spa, Ths. BS Lê Thị Mai cho biết, thông thường tại các cơ sở làm đẹp không được cấp phép, bệnh nhân được tiêm chất làm đầy với giá rất rẻ và do các bạn không có chuyên môn về y học thực hiện.
Video đang HOT
Do đó, các biến chứng xảy ra thường trầm trọng do tiêm sai vị trí giải phẫu, sai kỹ thuật cộng thêm chất làm đầy không đảm bảo chất lượng.
Những trường hợp như vậy, việc điều trị khá phức tạp. Theo đó, việc đầu tiên các bác sĩ phải tiến hành là loại bỏ ổ viêm và loại bỏ chất làm đầy đã được tiêm càng nhiều càng tốt. Tại chỗ sẽ được tiêm thuốc chống viêm pha theo tỷ lệ nhất định, toàn thân dùng kháng sinh phối hợp, cocticoide…
“Nếu bệnh nhân đến viện sớm thì việc khắc phục hậu quả sẽ tốt hơn rất nhiều, nhiều trường hợp giữ nguyên được cấu trúc giải phẫu. Tuy nhiên những trường hợp đến muộn, hoại tử rộng, vùng tiêm bị biến dạng vĩnh viễn trong khi đó chi phí cho việc khắc phục hậu quả sẽ cao hơn rất nhiều so với việc đến ngay cơ sở y tế đảm bảo về kỹ thuật cũng như chuyên môn ngay từ đầu, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí, đảm bảo về thẩm mỹ”, Ths. Bs Lê Thị Mai bày tỏ.
Đừng để mất bò mới lo làm chuồng
Theo Ths. BS Lê Thị Mai, tiêm chất đệm/làm đầy filler có nguồn gốc từ axit hyaluronic vào mô mềm trong các dịch vụ làm đẹp được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ít khi gặp phải tác dụng phụ không mong muốn bởi chất axit hyaluronic được thấy là chất dung nạp tốt đối với cơ thể.
Tuy nhiên y văn cũng đã mô tả những biến chứng do tiêm filler có thể xảy ra trong giai đoạn sớm ( trước 14 ngày sau tiêm) hoặc muộn ( sau 14 ngày sau tiêm). Các tác dụng phụ phổ biến xuất hiện sớm sau tiêm bao gồm sưng, đỏ, bầm tím và đau tại chỗ tiêm thường tự qua đi hoặc điều trị bằng giảm đau, chống viêm thông thường không để lại di chứng”, BS Lê Thị Mai phân tích.
Môi một thiếu nữ bị hoại tử vì tiêm fller
Trong đó những trường hợp “mất môi”, “thủng má” thậm chí mù mắt… là những trường hợp biến chứng rất nặng của tiêm filler. Những trường hợp trên có thể xảy trong trường hợp do áp xe nhiễm trùng hoặc/và hoại tử tắc mạch ở khu vực tiêm do kỹ thuật tiêm không đúng hoặc chọn chất làm đầy không phù hợp với vùng giải phẫu hoặc chất làm đầy rởm. Các biến chứng này nếu được xử lý bài bản tại cơ sở chuyên môn thì sẽ hạn chế hoặc không để lại di chứng, nhưng nếu để lâu hoặc can thiệp không đúng cách thì sẽ dẫn đến những di chứng rất khó khắc phục.
Đặc biệt, Ths. Bs Lê Thị Mai cũng nhấn mạnh, dù tiêm chất làm đầy ở môi hay bất cứ vị trí nào thì cũng đều có thể có biến chứng và có thể xảy ra sớm ngay sau khi tiêm hoặc muộn (vài tuần đến cả năm sau) nếu việc tiêm này không được thực hiện đúng chuyên môn.
Làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của chị em, chị em tiêm filler cần xác định nguồn gốc chính thống và sản phẩm được FDA hoặc cơ quan quản lý dược phẩm có thẩm quyền phê chuẩn.
“Mất lòng trước nhưng được lòng sau. Hãy tìm hiểu kỹ cơ sở làm đẹp, trình độ của người tiêm trước khi sử dụng dịch vụ tại đó. Không nên sử dụng dịch vụ của các cơ sở làm đẹp không được cấp phép cũng như tự tiêm các chất filler trôi nổi trên thị trường, mạng xã hội, người tiêm không được đào tạo về y khoa và chất làm đầy”, Ths. BS Lê Thị Mai nói và khuyến cáo, khách hàng cần lựa chọn cơ sở y tế có chuyên môn tốt về lĩnh vực này để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Tin vui cho người mắc bệnh bạch biến
Bệnh viện Da liễu trung ương đã áp dụng thành công phương pháp "Ghép tế bào thượng bì tự thân không qua nuôi cấy" điều trị bệnh bạch biến và các rối loạn giảm sắc tố da khác
Dù không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh nhân mắc bạch biến thường mặc cảm về những mảng trắng loang lổ trên cơ thể, nhất là trên gương mặt.
Phương pháp mới
Sau 2 tháng được ghép tế bào thượng bì tự thân không qua nuôi cấy chữa bệnh bạch biến, chị Trần Thị T. (27 tuổi; ngụ quận Hà Đông, TP Hà Nội) nở nụ cười rạng rỡ bởi mảng da trắng loang lổ trên vầng trán của con trai đã dần chuyển về sắc thái bình thường. Chị T. cho biết tháng 7-2017, bé N.C.V (3 tuổi) bỗng xuất hiện một số nốt nhỏ, lốm đốm như hoa giấy màu trắng trên trán. Những đốm trắng này ngày càng lan rộng khiến vợ chồng chị T. không khỏi lo lắng.
"Càng lớn, con càng ý thức về cơ thể mình. Có những lúc thấy con mặc cảm, ngại vui chơi cùng bạn bè vì những mảng da khác màu trên khuôn mặt, vợ chồng tôi rất xót xa. Chúng tôi đưa con đi khám khắp nơi. Hết dùng thuốc bôi, thuốc uống đến chỉ định chiếu đèn... Suốt 3 năm kiên trì, kết quả vẫn không thuyên giảm, các mảng trắng cứ lan rộng trên trán" - chị T. kể.
Bé N.C.V là bệnh nhân được ghép tế bào tự thân chữa bạch biến, màu da ở trán đã có thay đổi rất tốt sau điều trị
Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Phó Trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày Bệnh viện Da liễu trung ương, cho biết các biện pháp điều trị bạch biến kinh điển cho thấy mức độ đáp ứng kém, hầu như bệnh không có biến chuyển gì nhiều. Đầu năm 2020, sau thời gian chuẩn bị, Bệnh viện Da liễu trung ương đã áp dụng một hướng chữa trị bệnh bạch biến mới là ghép tế bào thượng bì tự thân không qua nuôi cấy. Đến nay đã có hơn 100 trường hợp (trong đó có 10 bệnh nhân là trẻ em) được ghép thành công với kết quả rất khả quan.
"Năm 2018, tổn thương trên da của bé N.C.V đã lan rộng xuống dưới mang tai, vùng quai hàm nhưng nặng nhất vẫn là vết tròn trắng chính giữa trán. Bé N.C.V là bệnh nhân đầu tiên được ghép tế bào tự thân chữa bạch biến và đã có thay đổi rõ rệt 1 tháng sau ghép. Bệnh đã giảm đến hơn 80%" - bác sĩ Hoàng Văn Tâm cho biết.
An toàn, ít tác dụng phụ
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng Bệnh viện Da liễu trung ương, bạch biến là một trong các bệnh da thường gặp trên thế giới, chiếm từ 0,5%-1% dân số thế giới. Bệnh bạch biến biểu hiện bởi những đám trắng trên da, đặc biệt ở vùng da hở.
Ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có tỉ lệ mắc bệnh chính xác nhưng tại Bệnh viện Da liễu trung ương những năm qua, số lượng bệnh nhân bạch biến đến khám tăng dần đều từng năm. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây tổn thương tâm lý với người bệnh, người mắc căn bệnh này thường thu mình khỏi xã hội, có xu hướng trầm cảm.
Bác sĩ Hoàng Văn Tâm cho biết phương pháp dùng tế bào thượng bì của chính cơ thể bệnh nhân ghép vào tổn thương bạch biến áp dụng cho những trường hợp đã chữa trị với thuốc bôi và liệu pháp ánh sáng mà không hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là có thể thực hiện được trên tổn thương có diện tích lớn, trong khi vùng lấy da lành diện tích nhỏ, ít để lại sẹo, ít gây đau, thời gian thực hiện chỉ từ 60-90 phút.
Kỹ thuật ghép tế bào thượng bì tự thân không qua nuôi cấy được thực hiện như sau: các bác sĩ sẽ gây mê tĩnh mạch (với người lớn, tổn thương nhỏ thì chỉ cần gây tê tại chỗ), sau đó lấy một miếng da nhỏ ở phía trước đùi, tỉ lệ chỉ bằng 1/5 vùng cần ghép (khoảng 5 cm). Miếng da này được đưa vào trong dung dịch, qua các công đoạn sẽ tách lấy tế bào thượng bì, nuôi dưỡng, đếm tế bào, rồi ghép vào vùng da bị bạch biến. Tế bào ghép sẽ được cố định trong khoảng một tuần bằng gạc.
Ngoài điều trị bạch biến, phương pháp này cũng được chỉ định điều trị giảm sắc tố bẩm sinh, giảm sắc tố sau viêm (sau phẫu thuật, sau điều trị laser, bỏng...).
"Thông thường bệnh nhân chỉ cần ghép 1 lần, tuy nhiên, cũng có thể ghép hơn 1 lần để hiệu quả cao hơn. Sau điều trị, bệnh nhân có thể hoạt động và làm việc bình thường. Hiện nay, chi phí điều trị phương pháp ghép này dao động từ 25-35 triệu đồng tùy diện tích tổn thương. So với chi phí ở một số nước lên đến 200 triệu đồng một lần ghép, mức phí điều trị ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều" - bác sĩ Hoàng Văn Tâm thông tin.
Theo bác sĩ Hoàng Văn Tâm, điều trị bệnh bạch biến là một quá trình lâu dài, cần sự phối hợp kiên trì giữa bệnh nhân và bác sĩ. Người bệnh cần giữ vững tâm lý, tránh bi quan, lo lắng.
Ung thư vú: Làm thế nào để phát hiện sớm Bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa thành công rất cao. Ung thư vú đang là mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của chị em phụ nữ, bởi số lượng người mắc ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Tầm soát để phát hiện sớm ung...