Nàng Mona Lisa là… người Trung Quốc?
Nàng Mona Lisa trứ danh trong bức tranh của đại danh họa Leonardo da Vinci thực chất là một nô lệ người Trung Quốc và là mẹ của Da Vinci, AFP dẫn giả thiết của một sử gia người Ý.
Bức họa trứ danh Mona Lisa
Angelo Paratico, một sử gia người Ý sống tại Hồng Kông, giải thích rằng: “Phía sau lưng nàng Mona Lisa là phong cảnh Trung Quốc, mặt của bà trông cũng giống người Hoa”, The Straits Times (Singapore) ngày 3.12 dẫn nguồn tin AFP.
Theo South China Morning Post (SCMP – Hồng Kông), Paratico hiện đang hoàn thành cuốn sách phi hư cấu mang tên Leonardo Da Vinci: Học giả Trung Hoa giữa nước Ý thời Phục Hưng. Cuốn sách là một cuộc khảo cứu lại mối liên hệ giữa người họa sĩ, nhà sáng chế, nhà toán học người Ý với phương Đông xa xôi.
Paratico nói rằng ông “chắc chắn đến một mức độ nhất định rằng mẹ của Da Vinci là người phương Đông, tuy nhiên, để nói rằng bà là người Trung Hoa thì phải dùng đến cách suy diễn”, SCMP dẫn lời.
Các học giả về cơ bản chấp nhận rằng cha của Da Vinci là một công chứng viên. Tuy nhiên, người ta lại biết rất ít về bà Caterina, mẹ của danh họa này, một số người tin rằng bà là một nông dân người địa phương.
Video đang HOT
Paratico đưa ra một giả thiết khác. Theo đó, “một khách hàng giàu có của cha Da Vinci có người nô lệ tên là Caterina. Sau năm 1452, năm Da Vinci ra đời, Caterina biến mất khỏi các tài liệu. Bà không còn phục vụ tại nơi làm trước nữa”.
Danh họa Leonardo da Vinci
Giả thiết tiếp tục rằng Caterina được đưa đến cho ông Da Vinci (cha) ở một nơi cách Florence (Ý) gần 50km, và tại đó bà đã hạ sinh danh họa Leonardo. Vào thời đó, mối quan hệ với nô lệ không được chấp nhận.
Sử gia Paratico nói thêm rằng vào thời Phục Hưng, ở Ý và Tây Ban Nha tràn ngập nô lệ đến từ phương Đông. Một “manh mối” khác cho nguồn gốc Trung Hoa của Leonardo da Vinci là nhà đại danh họa ăn chay, “một điều hiếm gặp” với người châu Âu, theo Paratico.
Bức họa nàng Mona Lisa hiện được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp). Danh tính nhân vật trong bức họa là một ý ẩn từng gợi ra rất nhiều cuộc tranh luận và giả thiết. Theo AFP, cộng đồng mạng đã bày tỏ sự kinh ngạc lẫn ngờ vực sau khi thông tin trên được đưa ra.
Trong khi đó, bản thân sử gia Angelo Paratico nói rằng cách duy nhất để chứng minh chắc chắn cho giả thiết của ông là khai quật ngôi mộ của họ hàng Leonardo da Vinci tại Florence và xét nghiệm ADN, theo SCMP.
Hà Chi
Theo Thanhnien
13.000 người đang sống cảnh nô lệ ở Anh
Báo cáo số nô lệ ở Anh đưa ra con số 10.000 đến 13.000 người, cao gấp 4 lần ước tính trước đó khiến Chính phủ Anh sốc và nhanh chóng thực hiện nỗ lực mới để kết thúc nạn nô lệ ở nước này, theo The Guardian hôm nay 29.11.
Một phụ nữ người Lithuana là nạn nhân của nạn buôn bán người và bị ép hoạt động mại dâm tại Anh - Ảnh: The Guardian
Trung tâm chống nạn buôn người của Cơ quan điều tra tội phạm quốc gia Anh trước đó đã đưa ra số nạn nhân trong năm 2013 là 2.744 người.
Song, trên thực tế, con số bản phân tích đưa ra cho chính phủ mới đây là trong khoảng 10.000 đến 13.000 người. Nạn nhân bao gồm những phụ nữ bị buộc hoạt động mại dâm, người giúp việc nhà và công nhân làm nghề đánh cá hay làm việc trên các cánh đồng, nhà máy bị bóc lột.
Con số này được tổng hợp từ nhiều nguồn, trong đó có cơ quan cảnh sát, lực lượng biên phòng Anh và các tổ chức từ thiện.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May cho biết, con số này thực sự gây sốc. "Bước đầu để xoá bỏ nạn nô lệ là nhận thức và đối mặt với sự tồn tại của nó. Con số này gây sốc và buộc chúng ta phải có một hành động cấp thiết để chấm dứt vấn đề", bà May nói với tờ The Guardian.
Theo đó, dự luật về nạn nô lệ thời hiện đại nếu được thông qua bởi Nghị viện Anh sẽ giúp các toà án ở Anh, và xứ Wales bảo vệ các nạn nhân của nạn buôn bán người. Scotland và Bắc Ireland cũng đang xem xét các biện pháp tương tự.
Bộ Nội vụ Anh cho biết một trong các nội dung là lực lượng biên phòng sẽ có các cảnh báo về những tổ chức buôn người lớn tại các sân bay và cảng chính. Song song, khuôn khổ pháp lý mới sẽ được tăng cường để tịch thu tiền từ tội phạm.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Giải cứu hơn 600 nạn nhân suýt bị giết hoặc bán làm nô lệ Các nạn nhân định đến Malaysia nhưng bị bắt cóc và đưa đến một khu rừng rậm tại Thái Lan. Một con tàu chở người vượt biên (ảnh minh họa) Nguồn tin được dẫn từ lực lượng hải quân Bangladesh cho biết, hơn 600 nạn nhân từ Myanmar và Bangladesh vừa được giải cứu khỏi một tàu của bọn buôn người ở ngoài...