Năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng cao kỷ lục trong tổng sản lượng điện toàn cầu
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu Ember, sự tăng trưởng của điện gió và Mặt trời đã đẩy sản lượng điện tái tạo lên mức kỷ lục 30% trong tổng sản lượng điện toàn cầu vào năm 2023, giúp mục tiêu tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo trên thế giới vào năm 2030 trở nên khả thi hơn.
Trang trại điện gió ở gần Toulouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khí thải trong lĩnh vực năng lượng được coi là yếu tố then chốt để đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Hơn 100 quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 ở Dubai vào năm 2023 đã thống nhất tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Báo cáo Tổng quan Điện toàn cầu của Ember cho thấy các nguồn năng lượng tái tạo đã cung cấp 30,3% lượng điện toàn cầu trong năm 2023, tăng so với mức 29,4% của năm 2022 do sự gia tăng các dự án, đặc biệt là năng lượng Mặt trời, giúp nâng cao năng lực sản xuất.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Dave Jones, Giám đốc phụ trách mảng nghiên cứu toàn cầu của Ember, cho biết công suất điện Mặt trời gia tăng trong năm 2023 giúp thể giới có thể thực sự đạt được mục tiêu tăng gấp ba lần công suất đã được cam kết tại COP28.
Tấm năng lượng mặt trời tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo cho biết trong năm 2023, hơn 50% số cơ sở năng lượng Mặt trời và gió đã được bổ sung trên toàn cầu là đến từ Trung Quốc, với tổng sản lượng điện Mặt trời toàn cầu tăng 23,2% và điện gió tăng 9,8%.
Các chuyên gia trong ngành cho biết các vấn đề về kết nối lưới điện và giấy phép cho các dự án mới cần được giải quyết để đạt được mục tiêu.
Báo cáo trên dự đoán sự tăng trưởng liên tục của năng lượng tái tạo sẽ khiến sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch giảm 2% trong năm 2024 và đẩy tổng sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch xuống dưới 60% sản lượng điện toàn cầu lần đầu tiên kể từ ít nhất năm 2000, thời điểm Ember bắt đầu thu thập dữ liệu.
Báo cáo nhấn mạnh việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực năng lượng ở cấp độ toàn cầu đang dần suy giảm và dẫn đến giảm phát thải trong ngành này.
EU thông qua 'hiến chương điện mặt trời'
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.
Nhân viên kỹ thuật làm việc tại nhà máy năng lượng Mặt trời nổi đầu tiên tại thành phố miền Đông Nam Piolenc, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
"Hiến chương điện mặt trời" của EU không chỉ là một cam kết về việc chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo, mà còn hướng tới việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung từ các quốc gia ngoài khối và tăng cường sức cạnh tranh bền vững.
Tại châu Âu, năng lượng tái tạo đang chiếm một vị trí ngày càng quan trọng hơn trong nguồn cung ứng điện. Vào năm 2023, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện năng của EU lần đầu tiên đã vượt qua ngưỡng 40%, trong đó 27% từ điện mặt trời và điện gió.
Để đạt được mục tiêu của EU về ít nhất 42,5% năng lượng tái tạo vào năm 2030 và tham vọng đạt 45%, khối 27 quốc gia này xác định cần đẩy nhanh việc tốc độ triển khai các dự án năng lượng tái tạo, thực hiện các mục tiêu của chương trình giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch từ ngoài khối, trong đó điện mặt trời được xác định là loại hình thay thế chiến lược.
Hồi tháng 3 vừa qua, các Bộ trưởng Năng lượng EU từ bày tỏ quan ngại về năng lực thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nguồn có thể tái tạo, do đó "hiến chương điện mặt trời" được coi là bước hợp lý tiếp theo và nhằm mục đích củng cố quyết tâm và duy trì khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp này trước các đối thủ kinh tế khác trên thế giới.
Ấn Độ xây dựng nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới Công ty Adani Green Energy Limited (AGEL) - thuộc tập đoàn nhập khẩu và khai thác than lớn nhất Ấn Độ Adani, đang triển khai dự án xây dựng công viên năng lượng tái tạo Khavda với kinh phí khoảng 20 tỷ USD ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ. Công viên năng lượng tái tạo Khavda sẽ là nhà máy điện gió...