Nâng kỹ năng hộ đê cho lực lượng phòng, chống thiên tai
Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Để làm tốt nhiệm vụ này, thành phố Hà Nội luôn chú trọng công tác tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng hộ đê cho lực lượng phòng, chống thiên tai ở cơ sở…
Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai xã Đức Hòa ( huyện Sóc Sơn) thực hành kỹ năng xử lý sự cố sạt trượt mái đê tả sông Cà Lồ.
Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội Trần Thanh Mẫn cho biết, những năm qua, thành phố Hà Nội và Bộ NN&PTNT đã dành nhiều nguồn lực đầu tư tu bổ, nâng cấp hệ thống phòng, chống lũ. Vì vậy, các tuyến đê lớn đi qua địa phận thành phố Hà Nội đã cơ bản bảo đảm cao trình chống lũ theo thiết kế. Tuy nhiên, do nhiều năm nay các tuyến sông lớn của Hà Nội chưa xảy ra lũ, một số tuyến đê chưa trải qua thử thách chống lũ nên hệ thống đê của Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn…
Video đang HOT
Để bảo đảm an toàn các tuyến đê, Sở NN&PTNT Hà Nội đã giao Chi cục Phòng, chống thiên tai phối hợp với các quận, huyện, thị xã kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước mùa lũ, xác định các vị trí đê trọng điểm, xung yếu để xây dựng, phê duyệt phương án bảo vệ. Các quận, huyện, thị xã đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ đê…
Theo Phó Trưởng phòng Quản lý phòng, chống thiên tai (Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội) Nguyễn Vinh Nguyên, để nâng cao kỹ năng xử lý các sự cố đê điều cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp cơ sở, từ đầu năm 2020 đến nay, Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội đã phối hợp với các huyện: Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây tổ chức diễn tập thực địa bảo vệ 18 vị trí đê (mỗi điểm diễn tập có lực lượng của 5 xã, phường, thị trấn tham gia). Nội dung diễn tập tập trung xử lý các tình huống: Tuần tra phát hiện và xử lý mạch đùn, mạch sủi phía trong thân đê, nước tràn mặt đê, sơ tán và di dân vào khu vực an toàn để tránh bão, siêu bão… Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, lực lượng tham gia diễn tập đã xử lý nhanh, gọn và đạt yêu cầu của công tác hộ đê.
Đánh giá về cuộc diễn tập hộ đê diễn ra ngày 14-11 vừa qua trên địa bàn xã Đức Hòa, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Nguyễn Kim Lữ cho biết, huyện đã rút ra nhiều bài học, trong đó, đặc biệt là công tác phối hợp và phân công lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát ẩn họa trong thân đê, xử lý giờ đầu các sự cố, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyến đê. Thông qua diễn tập, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá đúng khả năng sẵn sàng ứng phó, xử lý các sự cố đê điều, tình huống thiên tai của các lực lượng liên quan.
Về phía cơ sở, Chủ tịch UBND xã Đức Hòa Trần Văn Hưng cho hay, qua buổi diễn tập, ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của nhân dân đối với nhiệm vụ phòng, chống thiên tai được nâng lên; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và khả năng hiệp đồng của các ban, ngành, đoàn thể địa phương trên địa bàn được củng cố. Ông Quách Văn Hùng, người dân xã Đức Hòa cho biết, thông qua buổi diễn tập, người dân đã học được nhiều kỹ thuật phát hiện, xử lý mạch đùn, mạch sủi trong đê…
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn thông tin, phát huy hiệu quả công tác diễn tập hộ đê, năm 2021, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ tham mưu, đề xuất với các cấp, các ngành tiếp tục tổ chức diễn tập công tác phòng, chống thiên tai, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai cho các địa phương còn lại trên địa bàn thành phố.
Thanh Hóa chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai
Từ đầu năm 2020 tới nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 24 trận thiên tai (15 đợt giông, lốc kèm theo mưa lớn, mưa đá; 3 cơn bão; 6 đợt nắng nóng) gây thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Dự báo trong thời gian tới tình hình thời tiết, thiên tai còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Thực hiện nội dung Điện của Thường trực Ban Bí thư ngày 16 - 10 - 2020 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa, lũ tại các tỉnh Miền Trung, và để chủ động ứng phó với diễn biến của thiên tai trong thời gian tới, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân, ngày 22 - 10 - 2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công điện số 27-CĐ/UBND yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh thực hiện tốt các công việc sau:
1. Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai. Thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ" trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; bình tĩnh ứng phó với mọi tình huống, bảo đảm an toàn cao nhất về người và phương tiện cứu hộ; kịp thời chăm lo, hỗ trợ, sớm ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
2. Cấp ủy, chính quyền các địa phương, các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 - 3 - 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09 - 7 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch hành động số 200-KH/TU ngày 29 - 5 - 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 3753/QĐ-UBND ngày 11 - 9 - 2020 của UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tổ chức quan trắc, đo đạc, theo dõi chặt chẽ, dự báo và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thiên tai và dòng chảy trên các sông phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó; tiếp tục nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; dự báo sớm, dài hạn, bảo đảm thông tin kịp thời, tin cậy, chính xác.
4. Kiểm tra, rà soát ngay các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị, chủ động di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt sâu để đảm bảo an toàn cho người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Rà soát phương án, sẵn sàng triển khai ứng phó, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể huy động các lực lượng, đặc biệt là lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở; huy động và phân bổ các nguồn lực một cách phù hợp, hỗ trợ, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra.
6. Các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chủ động đến các địa bàn được phân công phụ trách để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT và TKCN.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng phát tin về thời tiết, thiên tai để các cấp chính quyền và người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời.
8. Các cấp, ngành, đơn vị tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, thường xuyên báo cáo tình hình về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (qua Văn phòng thường trực) để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp: 230 điểm nguy cơ, uy hiếp đê điều bất cứ lúc nào Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, cả nước có 9.018km đê từ cấp III trở lên, trong đó cấp đặc biệt 2.700km. Thống kê cho thấy, có 230 điểm nguy cơ, uy hiếp đê điều bất cứ lúc nào. Trong khi đó, vi phạm về đê điều có xu hướng gia tăng, ngày càng nghiêm trọng và chưa được xử...