Nâng hạng tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên không cần thiết phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Trương Vĩnh Tân về biên chế giáo dục, chủ trương nhập trường tiểu học và THCS có đúng tinh thần của Bộ không? Nếu đúng thì trên cơ sở nào và tính khoa học và thực tiễn của việc sáp nhập là thế nào? Câu hỏi này cũng được gửi đến Bộ GDĐT để làm rõ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trương Vĩnh Tân cho biết, giáo dục thực hiện 3 chỉ tiêu giảm biên chế, giảm số đơn vị trực thuộc và đảm bảo xã hội hóa thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 19, khi xây dựng Nghị quyết này, Bộ GDĐT cũng nhất trí cao về 3 chỉ tiêu này. Bộ trưởng Trương Vĩnh Tân nói thêm, 3 chỉ tiêu này tương đối khó làm.
Nói về biên chế giáo dục, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cho biết, hai Bộ đã có nhiều buổi làm việc về vấn đề này. Đối với giáo dục đào tạo có nhiều đặc thù, đội ngũ giáo viên đông, rất nhiều đặc thù về nghề nghiệp nên về biên chế giáo viên, những vướng mắc, giải pháp… tới đây, hai Bộ sẽ cùng nhau để có các giải pháp tham mưu cho chính phủ và cùng địa phương giải quyết các vấn đề còn đang vướng về biên chế.
Trước thông tin của Bộ trưởng Nội vụ rằng, sắp tới có nhiều đổi mới về tuyển dụng, đặc biệt là nâng hạng tiêu chuẩn nghề nghiệp có quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Bộ trưởng Nhạ cho biết, “qua thực tiễn đối với giáo viên, viên chức giáo dục, có lẽ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết vì đã lồng ghép trong quá trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp trong chuẩn giáo viên đã quy định. Việc này 2 bộ trưởng đã thống nhất về cơ bản.”
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Về sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có trường học, Bộ trưởng Nhạ cho biết, việc tinh giảm bộ máy, sắp xếp trường lớp, Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn địa phương rà soát, sắp xếp các điểm trường lẻ, trường phổ thông có nhiều cấp học…
Mô hình này được hình thành có cơ sở, trong quá trình sáp nhập quy định chặt chẽ, hết sức nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn, quy định về điều kiện, kỹ thuật, mỗi cấp học có đặc trưng tâm sinh lý khác nhau nên khi sắp xếp có tính toán, đảm bảo chuyên môn sư phạm, khoa học. Giảm biên chế nhưng cán bộ lãnh đạo phải đủ điều kiện, giáo viên đủ điều kiện, cơ sở vật chất, các phòng học… đảm bảo, lớp học trong các trường liên cấp này không quá 45 em.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng, việc sắp xếp trên nhu cầu và điều kiện cụ thể, không phải thực hiện một cách cơ học, đảm bảo điều kiện cho việc dạy và học. Tới đây Bộ sẽ cùng các địa phương hướng dẫn, thực hiện việc sắp xếp các trường, đặc biệt các trường liên cấp đảm bảo các điều kiện thì lúc đó mới sáp nhập. Mục đích việc sáp nhập là đảm bảo chất lượng chứ không phải chỉ để giảm biên chế.
Trong quá trình thực hiện, các địa phương cũng nhất trí như vậy. Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết, địa phương nào giao cho sở GDĐT làm đầu mối thực hiện thì tốt còn giao cho sở khác không có chuyên môn thì đôi khi vẫn làm cơ học.
Với việc tinh giản biên chế, tới đây, Bộ GDĐT sẽ phối hợp với các địa phương, cùng Bộ Nội vụ xây dựng Nghị quyết tham mưu Chính phủ về biên chế giáo viên đảm bảo hợp lý, có lộ trình giảm cán bộ quản lý, phục vụ không cần thiết; đối với giáo viên thì tăng nhưng cũng phải hợp lý chứ không phải tăng vô cùng, trên cơ sở đấy các địa phương sắp xếp, rà soát.
Vân Khánh
Theo toquoc
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu: Bỏ viên chức, chẳng thầy cô nào lên dạy ở vùng cao!
Theo chương trình làm việc của Quốc hội, ngày 7/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các nội dung về sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức...
Chia sẻ với PV Infonet, nhiều đại biểu cho biết rất muốn chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ trước những chế độ, chính sách, quy định đối với đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay.
Theo ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội (đại biểu đoàn An Giang) cho rằng, tất cả những thông tư, nghị định của Bộ Nội vụ, đặc biệt là việc tham gia tư vấn ban soạn thảo luật Công chức, viên chức thì phải hướng tới mục tiêu tháo gỡ những bất cập, những vấn đề đang gây khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
"Rất tiếc, hiện Bộ Nội vụ chưa có những giải pháp cụ thể. Đặc biệt có những nghị định, những thông tư do Bộ tham mưu, ban hành còn làm khó khăn hơn cho đơn vị trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
Ví dụ, quy định hiện nay thống nhất giảm biên chế trong cùng hệ thống, tuy nhiên Bộ Nội vụ vẫn bám quan điểm bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo các cơ sở đều phải là viên chức.
Trong khi cứ yêu cầu giảm bớt biên chế viên chức, công chức... nhưng lại đặt ra tiêu chuẩn phải là viên chức, công chức mới được bổ nhiệm. Hai việc này mâu thuẫn nhau.", đại biểu Lân Hiếu bày tỏ.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu
"Điều này tôi đã nhắc rất nhiều lần từ kỳ họp trước nữa. Ngay ở trường ĐH Y Hà Nội, một TS triết học nhiều kinh nghiệm là chủ nhiệm bộ môn triết của trường. Giờ sang bệnh viện ĐH Y bổ nhiệm chức danh một trưởng khoa nhưng vì TS này chưa có bằng trung cấp chính trị nên việc bổ nhiệm đành phải gác lại. Đây là những tình huống cười ra nước mắt. Theo tôi, Bộ Nội vụ cần tìm cách gỡ chuyện này", Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội bày tỏ.
Đối với vấn đề giảm biên chế, theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Bộ Nội vụ thực sự cần phải đi sâu vào thực tế. Bởi có những nơi cần viên chức - đó là các cô giáo, bác sĩ vùng sâu vùng xa, nơi tiền tuyến hải đảo. Những chỗ đấy người lao động cần công chức, viên chức để củng cố niềm tin.
"Nếu bỏ viên chức đối với đội ngũ giáo viên thì tôi tin chẳng có thầy cô giáo nào lên dạy cho các cháu ở vùng cao", đại biểu Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ.
Đồng tình với quan điểm này, ĐB Văn Thị Bạch Tuyết (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cũng nhấn mạnh, việc tinh giản phải phù hợp với thực tế và phù hợp với yêu cầu của từng lĩnh vực với khối lượng, tính chất công việc.
"Ví dụ giáo dục dân số ở một số vùng tăng nhưng biên chế thì yêu cầu giảm, giảm đều hàng năm gắn với chỉ tiêu giảm 10%, trong khi đó viên chức giáo dục chiếm chủ yếu ở các địa phương.
Vấn đề này Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục cũng như Thủ tướng sẽ có hướng để làm sao việc giảm biên chế của chúng ta giảm đúng chỗ cần giảm, giảm đúng người cần giảm góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước nhưng phải phù hợp chứ không phải cứ giảm đều như hiện nay. Điều này hoàn toàn không phù hợp", đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết nêu.
Tương tự, ĐB Thanh Hồng (đoàn Bình Dương) cũng cho biết, trong 4 nhóm vấn đề Quốc hội chất vấn, ông quan tâm đến nhóm vấn đề mà Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ đăng đàn trả lời.
Theo đó, ông mong muốn sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân 4 nội dung. Thứ nhất là việc làm sao để tinh giảm biên chế đi vào thực chất, vừa tinh giảm biên chế nhưng lại phải nâng cao được hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính.
Thứ hai nâng cao trách nhiệm công vụ, kỷ cương, kỷ luật, tránh tình trạng trên nóng dưới lạnh như lâu nay vẫn nói. Thứ ba, hiện trạng cán bộ không dám làm, né tránh trong thực thi công vụ. Và vấn đề thứ 4 là làm sao sớm hoàn thành việc bố trí lao động, sắp xếp lao động gắn với vị trí việc làm; phân loại, xếp loại cán bộ công chức, viên chức thực chất.
"Ngoài ra xử lý một số vi phạm trong công tác cán bộ, bổ nhiệm, xử lý kỷ luật nhất là các cán bộ trước đây là nguyên giữ chức vụ nọ, chức vụ kia", đại biểu Thanh Hồng nhấn mạnh.
Nhiều tiêu cực trong thi nâng ngạch công chức
ĐB Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) rất hy vọng được chất vấn Bộ Nội vụ về việc thi nâng ngạch công chức. Bởi theo phản ánh của cử tri thì có tiêu cực trong thi cử và còn hình thức, xem nặng thì cử và thành tích, giống như việc yêu cầu công chức, viên chức phải có bao nhiêu loại bằng cấp, giấy chứng nhận nhưng đôi khi chẳng biết để làm gì... nên mới phát sinh chuyện bằng mua, bằng giả.
Theo infonet
Đà Nẵng: Trao tặng 20.000 vé vui chơi cho giáo viên và học sinh Với mong muốn mang đến cho thầy cô một chuyến vui chơi với nhiều kỷ niệm đẹp trong tháng đặc biệt tri ân nhà giáo, Khu du lịch Công viên suối khoáng nóng (CVSKN) Núi Thần Tài đã trao tặng 20.000 vé gói phổ thông cho thầy cô và học sinh tại các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mừng ngày...