Nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi, xu hướng phù hợp với tình hình thực tế
Hạn mức bảo hiểm tiền gửi được hiểu là khoản tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trả cho tất cả các khoản tiền gửi của một người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Việc chi trả BHTG cho người gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi bị mất khả năng thanh toán là một trong những hoạt động bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Đồng bộ với mục tiêu chung của chính sách BHTG
Vấn đề hạn mức luôn thu hút sự quan tâm của công chúng và đây là một trong những công cụ bảo vệ cũng như tác động trực tiếp đến người gửi tiền. Mới đây, Chính phủ đã công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức trả tiền BHTG với định hướng nâng lên so với mức áp dụng hiện nay.
Mục tiêu chính của hạn mức BHTG cần phải đồng bộ với mục tiêu chung của chính sách BHTG là bảo vệ người gửi tiền, đặc biệt là những người gửi tiền nhỏ lẻ và đồng thời góp phần nâng cao niềm tin của người gửi tiền, ngăn chặn sự rút tiền ồ ạt mất kiểm soát, ổn định hệ thống tài chính – ngân hàng. Bên cạnh đó, hạn mức phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, quy mô tiền gửi của người gửi tiền cũng như năng lực tài chính của tổ chức BHTG. Chính vì lẽ đó, các quốc gia trên thế giới đều định kỳ đánh giá lại hạn mức để thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.
Theo Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả (2014) và Hướng dẫn của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI), hạn mức bảo hiểm tiền gửi nên có giới hạn, đáng tin cậy và bảo hiểm cho phần lớn người gửi tiền, cụ thể là bảo vệ toàn bộ 90-95% người gửi tiền.
Theo số liệu khảo sát của IADI năm 2019, trong số 54 tổ chức bảo hiểm tiền gửi tính toán tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ thì 44 tổ chức (chiếm 81%) bảo vệ toàn bộ trên 90% người gửi tiền được bảo hiểm. Mức chi trả tối đa bảo hiểm tiền gửi gấp 3-5 lần GDP/người tại từng quốc gia. Có thể kể đến hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Mỹ hiện là 250.000 USD, tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) là 100.000 EUR, tại Nga là khoảng 32.000 USD, tại Indonesia là hơn 150.000 USD, tại Malaysia là gần 60.000 USD…
Điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm là cần thiết
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập vào năm 1999, hạn mức trả tiền bảo hiểm đã được điều chỉnh từ 30 triệu đồng năm 1999 lên 50 triệu đồng năm 2005 và gần đây nhất, ngày 15/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 21/2017 về hạn mức trả tiền bảo hiểm, theo đó hạn mức bảo hiểm tiền gửi được nâng lên là 75 triệu đồng.
Tại thời điểm đó, với hạn mức 75 triệu đồng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam có khả năng bảo vệ toàn bộ được 87,32% số lượng người gửi tiền, vẫn thấp hơn mức khuyến nghị của IADI là 90 -95%. Tỷ lệ này cũng thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (99,83%), Mông Cổ (99,80%), Đài Loan (98,30%), Malaysia (98%), Singapore (91%).
Video đang HOT
Đánh giá về hạn mức bảo hiểm tiền gửi hiện nay, Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhận định, hạn mức trả tiền bảo hiểm 75 triệu đồng tại thời điểm hiện nay thấp hơn so với mong muốn, kỳ vọng của người gửi tiền.
Đến nay, có nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô đã khác, việc điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm theo hướng tăng lên để phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam đã được các cơ quan chức năng, trong đó có Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam nghiên cứu, tính toán và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến sẽ nâng lên mức 125 triệu đồng.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, hệ thống ngân hàng Việt Nam có nhiều thay đổi, việc điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm là cần thiết. Nếu như trước đây, hạn mức 75 triệu đồng đã bảo vệ được toàn bộ khoảng hơn 87% người gửi tiền đã tiệm cận thông lệ quốc tế. Với mức điều chỉnh dự kiến từ 75 triệu đồng lên 125 triệu đồng mỗi người gửi tiền được bảo hiểm tại một tổ chức tham gia BHTG trong Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đang được đưa ra lấy ý kiến, tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ tại Việt Nam sẽ đạt 90,94%.
Đây là mức độ bảo vệ phù hợp, khi năng lực tài chính của tổ chức BHTG có thể ứng phó khi có rủi ro, đồng thời chi trả kịp thời cho người gửi tiền nếu phát sinh nghĩa vụ chi trả. Đặc biệt, dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế cũng sẽ gánh chịu áp lực lớn.
Việc gia tăng hạn mức đạt thông lệ quốc tế ở thời điểm này mà không kèm theo việc tăng phí BHTG sẽ là một nỗ lực của hệ thống ngân hàng cũng như tổ chức BHTG để nâng cao hiệu quả bảo vệ người gửi tiền, đồng thời hỗ trợ cho quá trình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.
Giá tăng vọt, các kho trữ vàng lo tìm cách chống cướp
Giá vàng tăng phi mã khiến rủi ro của các vụ cướp vàng gia tăng. Điều này khiếp áp lực bảo vệ kim loại quý đè nặng lên những công ty chịu trách nhiệm lưu trữ vàng.
Giá vàng tăng phi mã trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn, những chính sách nới lỏng tiền tệ và mở rộng tài khóa của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đè nặng lên lãi suất thực và làm gia tăng rủi ro lạm phát.
Khi giới đầu tư đổ tiền vào các quỹ ETF vàng, một số ngân hàng lớn như JPMorgan Chase & Co. và HSBC Holdings cũng được hưởng lợi. Đó là những tổ chức giữ vàng và bạc thay cho các quỹ ETF trong những hầm ngầm.
Áp lực lưu trữ và bảo hiểm đè nặng lên các công ty giữ vàng khi giá kim loại quý tăng phi mã. Ảnh: Reuters.
Giá tăng vọt
Theo ông Amrit Shahani, Giám đốc nghiên cứu tại Coalition Development, hoạt động trữ vàng thường chiếm 10% trên tổng số tiền 1,1-1,2 tỷ USD mà các ngân hàng kiếm được từ kim loại quý mỗi năm. "Con số này sẽ tăng gấp đôi trong năm nay", ông nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nhu cầu vàng tăng vọt cũng đè nặng lên hệ thống lưu trữ và bảo hiểm. Trong các thế kỷ qua, vàng đã là mục tiêu của nhiều vụ cướp. Mặc dù hiếm vụ cướp xảy ra với quy mô lớn nhưng thiệt hại vẫn đáng kể. Hồi năm 1983, những tên cướp có vũ trang đã cướp 3 tấn vàng từ một nhà kho gần Sân bay Heathrow (London), thị trường bảo hiểm Lloyd's tại London phải trả giá cho số vàng bị mất với tổng giá trị hơn 180 triệu USD.
Do giới hạn về bảo hiểm, số thỏi vàng được bảo hiểm trong một hầm vàng sẽ thu hẹp lại khi giá vàng tăng. Ảnh: Bloomberg.
Khó khăn nằm ở chỗ các công ty bảo hiểm đưa ra giới hạn về mức độ rủi ro tài chính cho mỗi kho vàng. Vì vậy, khi giá vàng tăng, số lượng ounce vàng được bảo hiểm tại mỗi kho sẽ thu hẹp lại. Trong năm nay, giá kim loại quý đã tăng đến 37%.
Giới quan s át nhận định đà tăng của giá vàng sẽ kéo dài do rủi ro lạm phát cao. Hồi cuối tháng 7, Bank of America dự báo giá vàng có thể chạm ngưỡng 3.000 USD/ounce trong vòng 18 tháng tới.
Đó không phải là mối bận tâm đối với những tổ chức nắm giữ số lượng vàng thỏi lớn nhất với khối vàng trị giá hàng chục tỷ USD. Bởi dù sao thì những kho dự trữ đó cũng quá giá trị, buộc họ phải bảo vệ nghiêm ngặt.
Các ngân hàng thương mại lớn như JPMorgan Chase & Co. và HSBC Holdings Plc là những tổ chức như vậy với các kho vàng lớn nhất London.
Đau đầu với bảo hiểm vàng
Tuy nhiên, đối với các cơ sở lưu trữ vàng khác trên khắp thế giới, giá vàng tăng vọt đòi hỏi họ phải đảm bảo rằng giá trị vàng mà họ nắm giữ không vượt quá phạm vi bảo hiểm.
"Yếu tố hạn chế trong hoạt động kinh doanh này không phải không gian mà là bảo hiểm. Quý vị có thể đặt tất cả vàng trên thế giới vào một kho để lưu trữ, nhưng quý vị sẽ không bao giờ mua được bảo hiểm cho chúng", Bloomberg dẫn lời ông Ludwig Karl, thành viên hội đồng quản trị của Swiss Gold Safe Ltd., một công ty lưu trữ vàng tại Alps, bình luận.
Quý vị có thể đặt tất cả vàng trên thế giới vào một kho để lưu trữ, nhưng qúy vị sẽ không bao giờ mua được bảo hiểm cho chúng.
- Ludwig Karl (Swiss Gold Safe Ltd)
Giải pháp cho vấn đề này là xây dựng nhiều hầm an toàn, phân tán rủi ro và mua bảo hiểm cho từng cơ sở. Theo ông Karl, Swiss Gold đang tiến hành mở một hầm chứa mới sớm hơn dự định khi nhu cầu bùng nổ vì đại dịch.
Nhưng ngay cả khi có nhiều kho chứa hơn, bảo hiểm vẫn là một yếu tố hạn chế. QBE European Operations Plc, một công ty bảo lãnh cho Lloyd's, sẽ không bảo hiểm cho bất cứ khách hàng hoặc ngân hàng nào với số vàng có giá trị hơn 150 triệu USD, theo Giám đốc danh mục đầu tư Ryan Joseph.
Theo QBE, khi kết hợp tất cả công ty bảo hiểm có sẵn trên nền tảng của Lloyd's, khách hàng có thể nhận được tối đa khoảng 2,5 tỷ USD tiền bảo hiểm cho một kho vàng.
"Chúng tôi muốn vàng được lưu trữ ở nhiều địa điểm hơn là một địa điểm. Vấn đề là số nơi lưu trữ đã cạn kiệt", ông Joseph thừa nhận.
Bộ Công Thương thông tin về việc đầu tư vào các dự án Điện Mặt trời Bộ Công Thương khẳng định thời gian ngắn nữa sẽ có hướng dẫn cụ thể đến từng địa phương và các nhà đầu tư để giúp cho việc đầu tư Điện Mặt trời. Đây là một định hướng rất đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Đến tháng 7/2020, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy Điện Mặt trời...