Nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên 125 triệu đồng
Với hạn mức mới, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo đảm toàn bộ tiền gửi của khoảng 91% người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Quyết định này quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với người được bảo hiểm tiền gửi.
Theo đó, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.
Mức này đã tăng thêm 50 triệu đồng so với quy định trước đó tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg là 75 triệu đồng.
Đối với các khoản tiền gửi đã phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng chưa được chi trả theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi trước ngày 12-12-2021, hạn mức trả tiền bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 21.
Quyết định 32 có hiệu lực từ ngày 12-12-2021.
Video đang HOT
Hạn mức bảo hiểm tiền gửi được nâng từ 75 triệu đồng lên 125 triệu đồng từ ngày 12-12
Theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, kể từ ngày 12-12-2021, trong trường hợp tổ chức tín dụng bị mất khả năng chi trả hoặc phá sản, người gửi tiền sẽ được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tối đa 125 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi.
Hạn mức 125 triệu đồng phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, hướng tới bảo vệ toàn bộ đối với 90% – 95% người gửi tiền được bảo hiểm theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, hạn mức bảo hiểm tiền gửi cũng cần phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tương xứng với thu nhập bình quân đầu người và tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.
Với hạn mức 125 triệu đồng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo đảm bảo vệ toàn bộ đối với tiền gửi của khoảng 91% người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng, phù hợp với năng lực tài chính, đồng thời đáp ứng thông lệ quốc tế.
Hiện Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền tại 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (bao gồm 97 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô).
Ngành Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp Bình Dương vượt khó
Hội nghị do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Bình Dương tổ chức nhằm đối thoại, trao đổi giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp liên quan đến triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú chỉ trì hội nghị trực tuyến (Ảnh: M.P)
Ngày 22/10/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến về giải pháp của ngành ngân hàng góp phần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Theo NHNN, đến cuối tháng 9/2021, dư nợ tín dụng của Bình Dương đạt khoảng 241 nghìn tỷ đồng, tăng 5,15% so với cuối năm 2020 (thấp hơn so với mức tăng tín dụng chung toàn quốc là 7,54%); tỷ lệ nợ xấu mặc dù được kiểm soát ở mức dưới 1%, song có xu hướng tăng so với đầu năm và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp bị thua lỗ, tạm dừng hoạt động, mất thị trường tiêu thụ, không có khả năng thanh toán nợ vay do ảnh hưởng của dịch.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, trên tinh thần đồng hành, chia sẻ, cộng sinh giữa ngân hàng và doanh nghiệp và với phương châm xác định giải pháp cho doanh nghiệp cũng chính là giải pháp giúp ngân hàng ổn định, phát triển, NHNN phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị về những giải pháp của ngành ngân hàng góp phần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, mục tiêu nhằm đối thoại, trao đổi giữa các TCTD và doanh nghiệp liên quan đến triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID. Đồng thời, đây cũng là dịp để NHNN thông tin tới các doanh nghiệp, Hiệp hội, các sở ban ngành tại Bình Dương về tổng thể các giải pháp của ngành ngân hàng và kết quả đến nay; giải đáp các vướng mắc; ghi nhận các đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của ngành ngân hàng, qua đó tăng khả năng tiếp cận vốn khôi phục sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh bình thường mới theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
Tại Hội nghị đại diện lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN chi nhánh tỉnh Bình Dương, các TCTD chia sẻ về kết quả triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp toàn quốc và trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, các Hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn phản ánh các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp phải đối mặt do ảnh hưởng bởi dịch trong thời gian qua để cùng tìm giải pháp tháo gỡ.
Theo đó, tại địa bàn tỉnh, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 4.700 khách hàng với tổng giá trị nợ 10.000 tỷ đồng; miễn giảm lãi, hạ lãi suất cho gần 69.300 khách hàng với dư nợ khoảng 130.000 tỷ đồng, số tiền lãi được miễn, giảm là 1.188 tỷ đồng.
Cùng với đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cho vay mới để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 223.000 tỷ đồng với số khách hàng còn dư nợ tại cuối kỳ báo cáo là 13.300 khách hàng.
Theo lãnh đạo Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương thi các kết quả này đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng trong việc ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Kết luận tại Hội nghị, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện trên phương châm là chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng với người dân, doanh nghiệp bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng. Tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp và cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch COVID-19, song toàn ngành đã quyết tâm vượt qua khó khăn, điều chỉnh lại kế hoạch, chỉ tiêu kinh doanh, lợi nhuận để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
Với những nỗ lực của cả hệ thống ngân hàng, cũng như sự chủ động đề xuất tháo gỡ khó khăn của người dân, doanh nghiệp, đến nay các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 278 nghìn khách hàng với dư nợ 238 nghìn tỷ đồng; lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng khoảng 531 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 1,7 triệu khách hàng với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng cho hơn 800 nghìn khách hàng.
Đối với tỉnh Bình Dương, Phó thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng cần kịp thời phản ánh với Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh về các khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện.
Đồng thời Phó Thống đốc cũng đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương, cùng với các Sở, ban, ngành, các Hội, hiệp hội doanh nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp các nhiệm vụ giúp cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển trong thời gian tới.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng yêu cầu toàn ngành cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, hạ lãi suất, chủ động cân đối vốn để đầu tư các dự án hiệu quả, có khả năng phục hồi trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai cam kết giảm lãi suất dư nợ hiện hữu quy mô trên 20.613 tỷ đồng của 16 ngân hàng thương mại (riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước dành thêm 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho các khách hàng).
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia kiểm soát đặc biệt đối với TCTD Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) chính thức được tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt (KSĐB) các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) từ khi Luật BHTG có hiệu lực vào năm 2013. BHTGVN được giao thêm nhiệm vụ mới để tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD được KSĐB. Cụ thể,...