Nâng giảm trừ gia cảnh ảnh hưởng thế nào tới thuế thu nhập?
Theo mức giảm trừ gia cảnh đề xuất, người có thu nhập 15 triệu/tháng (1 người phụ thuộc) sẽ không phải nộp thuế, trong khi người có thu nhập 100 triệu sẽ được giảm 700.000 đồng.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế Thu nhập cá nhân. Trong đó, cơ quan soạn thảo đề xuất điều chỉnh nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng, và giảm trừ người phụ thuộc từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng.
Tại sao lại là 11 triệu đồng?
Theo lý giải từ Bộ Tài chính, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh và người phụ thuộc sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng so với thời điểm năm 2013 ( Luật thuế TNCN có hiệu lực).
Theo cách tính mới, mọi đối tượng nộp thuế sẽ được giảm một phần tiền thuế. Trong đó, mức độ giảm thuế của nhóm bậc thuế thấp sẽ cao hơn so với những người nộp thuế ở bậc cao.
Thực tế, tính từ ngày 1/7/2013 khi Luật thuế TNCN có hiệu lực đến cuối tháng 10/2019, chỉ số CPI đã tăng hơn 20%, và đến cuối năm 2019 đã là 23,2%.
Mức giảm trừ bản thân và người phụ thuộc mới được tính theo số tăng của CPI từ tháng 7/2013 đến cuối năm 2019. Ảnh: Hoàng Hà.
Quy định tại Luật thuế TNCN, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
Với cách tính giảm trừ mới, mức tăng giảm trừ bản thân từ 9 triệu lên 11 triệu, tương đương tăng 22,2%, và giảm trừ người phụ thuộc từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng cũng tương đương mức tăng của chỉ số CPI trong thời gian qua.
Video đang HOT
Theo dữ liệu trên hệ thống tập trung của ngành thuế năm 2019, số người nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công hiện vào khoảng 6,89 triệu người. Tổng số thu Ngân sách Nhà nước từ nguồn thuế này cũng đạt trên 79.219 tỷ đồng (năm 2019).
Như vậy, với đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh trên, số thu về từ thuế TNCN một năm sẽ giảm khoảng 10.300 tỷ (tương đương giảm 13% số thu ngân sách riêng từ thuế TNCN năm gần nhất).
Thu nhập bao nhiêu được giảm thuế nhiều nhất?
Theo cơ quan soạn thảo, với mức giảm trừ mới, phần lớn người dân nộp thuế ở bậc 1 sẽ nằm trong diện không phải nộp thuế, tương tự những người nộp thuế ở các bậc còn lại đều được giảm số tiền phải nộp.
Hiện nay, người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 9 triệu/tháng và không có người phụ thuộc chưa phải đóng thuế. Tương tự người có thu nhập 12,6 triệu (1 người phụ thuộc) và 16,2 triệu (2 người phụ thuộc) cũng không phải tính thuế Thu nhập cá nhân.
Tại mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ nâng lên là 11 triệu (0 người phụ thuộc); 15,4 triệu (1 người phụ thuộc); và 19,8 triệu (2 người phụ thuộc).
Với nhóm không có người phụ thuộc, thu nhập 15 triệu/tháng đang phải nộp 350.000 đồng tiền thuế thu nhập, tương ứng 2,3% tổng thu nhập. Mức tính mới sẽ giảm xuống còn 200.000 đồng, tương đương giảm 150.000 đồng (43%) so với số tiền phải nộp hiện tại.
Số tiền thuế được giảm theo các mốc thu nhập:
Thu nhập (triệu/tháng) Thuế phải nộp hiện tại (triệu đồng) Thuế phải nộp theo cách tính mới (triệu đồng) Số thuế được giảm (triệu đồng) Tỷ lệ được giảm 10 0.05 0 0.05 100% 15 0.35 0.2 0.15 43% 20 0.90 0.65 0.25 28% 25 1.65 1.35 0.3 18% 30 2.55 2.15 0.4 16% 35 3.55 3.15 0.4 11% 40 4.55 4.15 0.4 9% 50 7 6.5 0.5 7% 70 12.45 11.85 0.6 5% 80 15.45 14.85 0.6 4% 90 18.5 17.85 0.65 4% 100 22 21.3 0.7 3%
Với nhóm có người phụ thuộc, hiện tại, người có thu nhập 15 triệu/tháng và có 1 người phụ thuộc đang có mức thu nhập tính thuế là 2,4 triệu (trừ 9 triệu giảm trừ bản thân và 3,6 triệu người phụ thuộc), tương ứng số tiền thuế phải nộp là 120.000 đồng (0,8% thu nhập).
Theo mức giảm từ gia cảnh mới, những người có mức thu nhập này sẽ không phải nộp thuế, tức giảm 100% số tiền nộp.
Tương tự, người có thu nhập 20 triệu/tháng và 1 người phụ thuộc, hiện phải nộp 490.000 đồng tiền thuế mỗi tháng (2,5% thu nhập). Mức tiền phải nộp tính theo giảm trừ gia cảnh mới sẽ là 230.000 đồng (1,2% thu nhập), giảm hơn 48%.
Với những người nộp thuế ở bậc cao, như thu nhập 70 triệu/tháng và có 1 người phụ thuộc, hiện nộp tổng cộng 11,37 triệu tiền thuế thu nhập (16,2% thu nhập), khi chuyển sang mức giảm trừ mới, số tiền phải nộp sẽ giảm xuống 10,53 triệu (15% thu nhập), tương đương giảm hơn 7%.
Theo tính toán, người có thu nhập thấp hơn sẽ có tỷ lệ thuế được giảm trên số thuế phải nộp hiện tại cao. Trong khi nhóm người có thu nhập càng cao, tỷ lệ này sẽ càng thấp, nhưng số tiền được giảm tuyệt đối lại cao hơn.
Cụ thể, người có thu nhập 11 triệu đồng (0 người phụ thuộc) được giảm 100.000 đồng theo cách tính mới, tương đương 100% số thuế phải nộp hiện tại, còn người có thu nhập 100 triệu đồng được giảm tới 700.000 đồng tiền thuế nhưng chỉ tương đương giảm 3% số tiền phải nộp hiện tại.
Theo news.zing.vn
Hãm đà nóng trái phiếu doanh nghiệp
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163 là giải pháp mang tính cấp bách để quản lý, giám sát thị trường TPDN, trong bối cảnh thị trường tăng trưởng nóng.
Tiềm ẩn rủi ro
Theo Bộ Tài chính, từ năm 2017 đến nay, thị trường TPDN đã có bước phát triển mạnh, giúp các DN huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng. Quy mô thị trường TPDN năm 2017 đạt 6,29% GDP, đến cuối năm 2018 đạt 9,01% GDP và tháng 11-2019 đạt 10,93% GDP. Trong đó, quy mô thị trường TPDN riêng lẻ đạt 10,37% GDP, tăng 6 lần so với năm 2011.
Kể từ khi Nghị định 163 có hiệu lực thi hành đến cuối tháng 11-2019, đã có hơn 650 đợt phát hành TPDN, với khối lượng thực tế hơn 196.000 tỷ đồng. Dư nợ TPDN riêng lẻ phát hành đến cuối tháng 11-2019 tương đương 10,37% GDP, tăng 34% so với năm 2018 (8,57% GDP), cho thấy thị trường TPDN đã có sự tăng trưởng nóng. Hiện tại, tổ chức tín dụng là nhà phát hành lớn nhất với 35,7% khối lượng TP. Tiếp theo là DN bất động sản 22,5%, DN chứng khoán 2,8%, DN xây dựng, dịch vụ, sản xuất và các DN khác 39%.
Tuy nhiên, Nghị định 163 đã bộc lộ một số hạn chế, trong đó có quy định về phát hành, giao dịch TP riêng lẻ. Theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành, phát hành riêng lẻ là phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư (NĐT), không kể NĐT chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet; đồng thời chưa quy định về phạm vi giao dịch chứng khoán riêng lẻ.
Trong khi đó Nghị định 163 với độ mở cao hơn để đáp ứng sự tăng trưởng, phát triển nhanh của thị trường TPDN, xu hướng NĐT cá nhân tham gia mua TPDN ngày càng tăng. Đã vậy, NĐT cá nhân nhỏ, lẻ, năng lực tài chính hạn chế và không có kinh nghiệm. Sự gia tăng của NĐT cá nhân, nhỏ lẻ trong khi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ... đã tiềm ẩn những rủi ro khi DN phát hành gặp khó khăn, không thực hiện được cam kết mua lại TP theo thỏa thuận, gây bất ổn cho thị trường tài chính, lòng tin của NĐT.
Trước đó, Bộ Tài chính đã nhiều lần đưa ra những cảnh báo rủi ro của việc phát hành riêng lẻ TPDN. Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), đó là các rủi ro như DN phát hành và NĐT khi tham gia huy động vốn trên thị trường còn thiếu chuyên nghiệp, chưa hoàn toàn chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về công bố thông tin và quy trình phát hành, thiếu kinh nghiệm đầu tư và khả năng phân tích đánh giá rủi ro. Trong khi đó, DN - chủ thể phát hành và tham gia thị trường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều chuyển dòng tiền, tránh các giới hạn an toàn theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc phục vụ mục tiêu có lợi của DN.
Để bảo vệ NĐT cá nhân, nhỏ, lẻ mua TPDN, Bộ Tài chính kiến nghị trước mắt sửa đổi theo hướng việc phát hành và giao dịch TPDN riêng lẻ chỉ thực hiện trong phạm vi 100 NĐT, không kể NĐT chứng khoán chuyên nghiệp trong suốt vòng đời của TP (thay cho quy định hiện hành tại Nghị định 163 là trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành). Quy định này nhằm tách bạch giữa phát hành ra công chúng là phát hành và giao dịch không hạn chế số lượng NĐT, và phát hành riêng lẻ chỉ phát hành, giao dịch trong phạm vi dưới 100 NĐT.
Bên cạnh đó, để hạn chế DN chia nhỏ phát hành TP thành nhiều đợt với nhiều mã cho NĐT cá nhân, lách quy định về phạm vi phát hành riêng lẻ cho dưới 100 NĐT, cũng như hạn chế giao dịch trong vòng 1 năm tại Nghị định 163, dự thảo nghị định sửa đổi đã bổ sung điều kiện đợt phát hành TP sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng; quy định TP phát hành trong mỗi đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.
Phát hành tối đa gấp 3 lần vốn chủ sở hữu
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 11 tháng năm 2019, có 28/177 DN có khối lượng phát hành TP vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu (chiếm 27,8% tổng khối lượng phát hành), trong đó có 11 DN có khối lượng phát hành vượt 50 lần vốn chủ sở hữu, 6 DN có khối lượng phát hành vượt 100 lần vốn chủ sở hữu. Trong số các DN phát hành TP với khối lượng lớn, một số DN không làm rõ mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi TP.
Nhằm hạn chế DN có quy mô vốn nhỏ phát hành TP với khối lượng lớn, tiềm ẩn rủi ro cho cả DN phát hành và NĐT, dự thảo đã bổ sung điều kiện về giới hạn khối lượng phát hành TP theo hướng DN phát hành phải đảm bảo dư nợ TPDN phát hành riêng lẻ không vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu tại báo cáo tài chính quý gần nhất. Trường hợp vượt quá, lựa chọn kênh phát hành ra công chúng với tiêu chuẩn, điều kiện cao hơn và công khai, minh bạch hơn.
Đối với lãi suất phát hành, Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 468) quy định mức lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm. Pháp luật về thuế cũng có quy định về mức chi phí lãi vay hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN... Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định lãi suất phát hành TP không vượt quá mức lãi suất quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự; quy định lãi suất phát hành TP là chi phí lãi vay của DN khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập DN theo quy định pháp luật về thuế.
Hiện trên thị trường chưa có công ty đủ uy tín cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm để cung cấp sản phẩm chuẩn nhằm làm cơ sở định giá TPDN. Vì thế, việc muốn minh bạch TPDN cũng rất khó do cơ sở hạ tầng chưa sẵn sàng, cũng như thiếu quy định đảm bảo sự ổn định thị trường.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, quyền Tổng giám đốc VNDIRECT
Hà Linh
Theo saigondautu.com.vn
VCCI góp ý Dự thảo Thông tư về thuế thu nhập doanh nghiệp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Công văn số 14343/BTC-TCT của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ: điểm b khoản 2 Điều 5 Dự thảo quy định thời điểm này là "thời...