Nàng dâu chán ngán khi trong mắt mẹ chồng, ‘con dâu chỉ là đứa ở tận đẩu tận đâu về’ sốt mạng
“Từ sau không mua gì biếu nữa”, “Thế cho nhịn luôn”, “Với mẹ chồng không cần thật lòng đâu”… là những bình luận của dân mạng.
Cách đây khoảng gần 1h, trên một hội nhóm dành cho các bà mẹ trẻ, một phụ nữ trẻ có tên H.T đã đăng tải một tâm sự chia sẻ nỗi lòng phiền muộn của cô con dâu mới về nhà chồng.
Theo đó, người vợ trẻ này viết: “Sống chung với mẹ chồng – chủ đề đang hót hiện nay. Nghe các mẹ khen mẹ chồng tốt, mẹ chồng thương như con đẻ mà mình buồn não lòng. Chắc kiếp trước mình ăn ở ác không ra gì nên kiếp này bị mẹ chồng ghét hay sao ý. Chán lắm các mẹ ạ, mình lấy chồng xa.
Mình không bao giờ nghĩ phân biệt bố mẹ đẻ hay mẹ chồng đâu, mua cái gì cũng nghĩ cho cả hai. Mình mua bộ quần áo cho cả hai mẹ, mẹ chồng thì chê xấu thế nhìn chả ra gì. Mẹ đẻ thì bảo mẹ có nhiều rồi không phải mua nữa mà công nhận đẹp thật.
Hôm trước mình đi siêu thị thấy thịt bò tươi ngon mua nguyên cả cân. Gần 10h tối mới đi làm về phi qua nhà bố mẹ chồng biếu ông bà. Hôm sau mình hỏi ngon không, bà bảo ối dào thịt bê mà đã là thịt bê thì toàn con bệnh, con chết người ta mới thịt chứ chả ai thịt bê. Nghĩ cay thế, đã mất tiền mất sức mua cho ăn bà chơi ngay câu thịt đểu.
Xong mấy hôm sau mình thấy cái túi xách đẹp đẹp mua về biếu mẹ chồng. Bà bảo mua làm gì tốn tiền, túi đầy kia đi đâu mà dùng lắm túi. Ôi chán không buồn nói.
Nhiều lần nàng dâu này mua quà cho mẹ chồng nhưng bà toàn chê bai. Ảnh minh họa.
Mình thấy bà bị bệnh tiểu đường, huyết áp lên mạng tìm tòi nấu món nào cho người bị bệnh. Bà gắp một miếng rồi không động đũa bảo chả ra gì, ăn kinh…
Buồn lắm chả biết sao trước chưa cưới thì quý mến lắm mà giờ mình làm gì cũng chả ưa. Mình nghĩ người ta bảo mẹ chồng nàng dâu không bao giờ hòa hợp là đúng.
Video đang HOT
Trong mắt mẹ chồng, con dâu chỉ là đứa ở tận đẩu tận đâu về không có đứa này thì có đứa khác”.
Ngay sau khi chia sẻ đoạn note đầy buồn lòng và tổn thương trên đã thu hút nhiều sự chú ý của dân mạng. Nhiều phụ nữ đồng cảnh làm dâu nói rằng, trong trường hợp mẹ chồng như thế thì tốt nhất là không mua bán gì hết.
“Từ sau không mua gì biếu nữa”, “Thế cho nhịn luôn”, “Với mẹ chồng không cần thật lòng đâu”… là những bình luận của dân mạng.
Thậm chí, nhiều phụ nữ khác cũng vào kể khổ khi có cảnh mẹ chồng ghê gớm.
N.H nói: “Bí kíp của em là, chị cứ lờ tịt đi, gặp thì vui vẻ chào hỏi, dạ thưa vâng bẩm, nhưng tuyệt nhiên không chuyện trò, không mua gì biếu như trước, không nịnh bợ, không lấy lòng. Nói chung cứ như với người lạ mới quen, đối xử kiểu hỏi thì nói, vui vẻ cười, không thân thiện.
Em từ lúc có em dâu về em dâu nịnh bơm đểu em với mẹ chồng. Mẹ chồng với em dâu vào hùa khinh em, em lại càng ăn diện cho đẹp lên, làm kiếm ra tiền hơn, và sống kiểu không cần ai ấy. Buồn cười giờ mẹ chồng em toàn quay sang hỏi han tạo thân ngược với em. Đúng là lẽ đời mà”.
Điều này khiến con dâu tổn thương vì trong mắt mẹ chồng, con dâu chỉ là đứa ở tận đẩu tận đâu về không có đứa này thì có đứa khác. Ảnh minh họa.
“Nhắc đến lại thấy ức chế, nhà mình cũng không khác gì. Trước mặt chồng mình không bao giờ hé răng nửa lời nói con dâu. Nhưng hễ cứ không có chồng mình là bắt đầu gầm ghè, móc mói”, A.H điên tiết kể.
Hiện những phàn nàn về cảnh mẹ chồng, nàng dâu của chủ topic và những chị em khác vẫn ngày càng dài và rôm rả thêm.
Theo Emdep
Người đàn ông 50 tuổi quyết tâm kiếm 1 tỷ để sau này vào viện dưỡng lão an hưởng tuổi già
Mong muốn vào viện dưỡng lão sống để không phiền hà đến con cháu, ông Thành Trung (50 tuổi, Hà Nội) đang nỗ lực làm việc với hi vọng để dành được số tiền 1 tỉ đồng để chi phí nằm viện trong 10 năm về già.
Vợ mất sớm, ông Trung sống cảnh gà trống nuôi con. Bằng nỗ lực của mình, sau một thời gian dài vất vả, hai người con của ông Trung ăn học thành tài.
Bản thân ông cũng phấn đấu không ngừng và ngồi được vào chiếc ghế trưởng phòng của một công ty có tiếng. Hiện tại ông đang sống chung với gia đình cậu con trai đầu.
Một lần cùng cán bộ công ty vào viện dưỡng lão làm công tác từ thiện, tiếp xúc với nhiều người cao tuổi, ông Trung nhận ra những người vào viện dưỡng lão không phải có phận bất hạnh, bị con cái hắt hủi, neo đơn mà ngược lại họ là những người xuất thân giàu có, con cái đông đủ, quan tâm đến cha mẹ. Họ vào viện dưỡng lão chỉ với lí do an nghỉ tuổi già, có người bầu bạn.
Họ xem viện dưỡng lão như ngôi nhà thứ hai của mình. Ở đây, họ cũng có người quan tâm ăn uống, sức khỏe hàng ngày. Thế nhưng, tiền chi phí cũng không hề thấp, mỗi tháng như vậy là 10 triệu đồng tiền viện phí. Bình quân mỗi năm phải đóng 120 triệu đồng.
Ông Trung ước tính, nếu muốn sống trong viện dưỡng lão 10 năm thì ít nhất cũng phải có 1 tỉ đồng trong tay. Ảnh minh họa.
Ông Trung ước tính, nếu muốn sống trong viện dưỡng lão 10 năm thì ít nhất cũng phải có 1 tỉ đồng trong tay. Vì thế, ông lên kế hoạch tích cóp tiền bạc để sau này có thể sống trong viện dưỡng lão 10 năm, không phiền hà đến con cái.
Hiện tại, với mức lương 18 triệu đồng/ tháng, ông Trung không phải chi phí thêm khoản gì ngoài ăn uống, sinh hoạt cá nhân, hội hè đình đám. Ông tính toán mỗi tháng đưa cho vợ chồng con trai 5 triệu đồng (4 triệu tiền ăn, 1 triệu mua sữa cho cháu nội). 1 triệu đồng tiền điện thoại, xăng xe; 2 triệu đồng tiền cưới xin, hội hè.
Hàng tháng, ông dành ra 1 triệu đồng cho những khoản phát sinh ngoài dự tính như thuốc thang, sửa xe cộ, mua sắm. Sau khi chi phí, mỗi tháng, ông Trung còn tiết kiệm được 11 triệu đồng.
"Ước tính mỗi tháng để dành được 11 triệu đồng thì một năm, tôi sẽ có hơn 120 triệu trong tay. Tôi phải làm ít nhất 10 năm nữa mới có số tiền 1 tỷ đồng để thanh toán viện phí cho 10 năm sống trong viện dưỡng lão. Năm nay tôi 50 tuổi, nếu cố gắng làm việc, tiết kiệm thì đến năm 60 tuổi, tôi sẽ sở hữu được số tiền đó", ông Trung tính toán.
Ông Trung từng chứng kiến cảnh nhiều cụ ông cụ bà sống trong khu phố, dù sống cùng con cái nhưng suốt ngày họ chỉ biết thui thủi làm bạn với chiếc ti vi, chờ đến giờ con đi làm, cháu đi học trở về. Thậm chí, dù già yếu họ còn tự mình lo bữa trưa nếu như con cái không ăn ở nhà. Cuộc sống của họ chỉ thu hẹp trong căn nhà nhỏ, ngày này tháng khác trôi qua một cách buồn tẻ.
Cuộc sống ở viện dưỡng lão thì khác xa rất nhiều. Những người ở đây họ không những có bạn già hàn huyên tâm sự để đánh cờ, sẵn máy móc tân tiến tập luyện thể dục, rèn luyện cơ thể, được ăn uống đúng giờ đúng giấc, được nhân viên chăm sóc chu đáo, nhiệt tình.
Ông Trung quan điểm không nên sống dựa vào con cái. Con trai thì còn con dâu, con gái còn con rể. Con cái rồi đều có gia đình riêng, còn phải lo cho tương lai các cháu và gia đình riêng. Ông không muốn gây phiền hà, con cháu phải bận tâm về bữa ăn, giấc ngủ, ốm đau, bệnh tật khi về già.
Ông không muốn gây phiền hà, con cháu phải bận tâm về bữa ăn, giấc ngủ, ốm đau, bệnh tật khi về già. Ảnh minh họa.
Ông cũng không muốn con cái phải đau đầu về chuyện tiền bạc, chu cấp cho ông hàng tháng viện phí. Chỉ mong sau này, con cháu thường xuyên điện thoại thăm hỏi, hàng tuần qua thăm bố, thăm ông một lần đã mãn nguyện lắm rồi.
"Nếu có cầm 1 tỉ trong tay tôi cũng không thể chắc chắn mình có thể tự lo bữa ăn, giấc ngủ, sức khỏe bản thân tốt được, cũng không muốn làm phiền đến con cái. Tôi chọn vào viện dưỡng lão là cách tốt nhất để an dưỡng tuổi già, có người bầu bạn. Như vậy tốt cho cả tôi và phía các con", ông Trung khẳng định.
Theo emdep
Quý bà suýt mất nghiệp vì say tình 'phi công trẻ' Ngôi biệt thự 3 tầng của tôi đã có hơi ấm của người đàn ông sau thời gian dài tôi cô đơn chịu đựng. Tình trẻ của tôi khiến tôi "say" quên trời, đất mỗi khi chúng tôi mặn nồng bên nhau. Để bù lại tôi luôn lót tay cho chàng "phi công" kém tôi 20 tuổi những món tiền lớn không cần...