Nàng dâu bế con về ngoại phải xin phép: “Làm dâu chứ làm osin đâu mà xin”
Đó là ý kiến của không ít người vợ trẻ ngày nay trước yêu cầu chưa từng hết tranh cãi quanh việc nàng dâu ở nhà chồng, muốn bế con về ngoại chơi phải “xin” bố mẹ chồng, họ có đồng ý mới được đi.
Những ý kiến gay gắt được dấy lên sau khi cư dân mạng đọc tâm sự của một ông chồng, kể về người vợ “ương ngạnh” của mình, bế con về ngoại chỉ “thông báo” chứ không “ xin phép” mẹ chồng, đã vậy còn nhất định không xin lỗi.
Người chồng viết:
Tôi và vợ tôi lấy nhau đã được hơn 1 năm, con gái của chúng tôi cũng đã được 5 tháng rồi. Gia đình tôi vốn là gia đình có nề nếp gia phong, không quá cứng nhắc nhưng trên bảo dưới phải nghe không được cãi lời. Tôi là con một nên vợ chồng lấy nhau thì xác định sẽ ở với bố mẹ.
Ngày tôi và vợ tôi còn yêu nhau, đến nhà cô ấy chơi tôi thấy nề nếp sinh hoạt và cách ứng xử của mọi người với nhau trong gia đình khác hẳn nhà tôi. Người nhà cô ấy khá thoải mái, người nhỏ có thể trêu đùa người lớn, hầu như không có khoảng cách nào. So với hai bên gia đình, phong cách sống hoàn toàn trái ngược nhau. Vậy nên sau khi về nhà tôi làm dâu, có nhiều chuyện vợ tôi gần như không thích ứng được. Cô ấy cũng cố gắng thay đổi theo nề nếp nhà chồng, nhưng có nhiều việc cô ấy vẫn cho rằng không cần thiết. Chính vì lẽ đó vợ tôi hay bị mẹ chồng phiền trách, giáo huấn.
Hôm kia, vợ tôi có báo tôi: “Cuối tuần em đưa con về nhà ngoại chơi, tầm thứ 3 em về nhé”. Tôi cũng đã dặn dò vợ tôi kỹ càng, em cứ về đi nhưng trước khi đi nhớ xin phép bố mẹ đã nhé.
Chẳng hiểu sao sáng nay khi tôi đang ở cơ quan thì mẹ tôi gọi điện “Nhà này rốt cuộc có ai coi ông bà già này ra gì nữa không?”, rồi cúp máy ngang. Tôi đoán có chuyện không hay nên đã gọi điện hỏi vợ.
- Em về ngoại không xin phép bố mẹ à?
- Em bảo rồi.
Video đang HOT
- Sao mẹ bảo em không xin phép?
- Ô hay, sáng em bảo mẹ “Nay được nghỉ con đưa cháu về ông bà ngoại chơi mẹ nhé” rồi còn gì?
- Nhưng bà nói bà còn chưa đồng ý đã đi rồi, là em nói cho có chứ đâu phải xin phép.
- Em về nhà bố mẹ em mà cũng phải được bố mẹ chồng cho đi mới được đi à, anh lắm chuyện vừa thôi chứ. Em chỉ thông báo cho ông bà biết thôi, không phải là xin phép.
Vợ tôi trả lời kiểu đó khiến tôi càng bực mình hơn, cũng hiểu được vì sao bố mẹ tôi lại giận đến thế. Tôi bảo với vợ em về làm dâu nhà anh hơn một năm rồi, ít ra mấy thứ này em cũng phải hiểu, nhập gia tùy tục em phải làm theo chứ.
Vợ tôi không để tôi nói hết câu đã nói lại ngay “bảo thủ và gia trưởng y hệt bố mẹ anh”. Cô ấy cho rằng thông báo với mẹ chồng chính là tôn trọng bà rồi. Cô ấy không phải là trẻ con mà đi chơi cũng phải cho phép mới được đi.
Mấy hôm nay mẹ tôi luôn nói vợ tôi không có phép tắc vì “thuyền theo lái, gái theo chồng. Trong nhà có bố mẹ chồng mà đi đâu làm gì cũng tự tung tự tác” còn nói tôi có một việc đơn giản như vậy mà không biết “dạy vợ”. Vợ tôi thì bảo cô ấy là người trưởng thành rồi, có thể quyết định mọi việc mà không cần sự đồng ý hay cho phép của ai hết.
Trong chuyện này ai là người sai đây? Nhiều khi tôi cũng không biết mình nên đứng về phía ai? Không biết do vợ tôi quá ương ngạnh hay do bố mẹ tôi quá nghiêm khắc với cô ấy nữa?
Nhiều người cho rằng sống trong gia đình nhà chồng “nề nếp” kiểu này quả là quá mệt mỏi. Gia đình “có nề nếp gia phong, không quá cứng nhắc” nhưng “trên bảo dưới phải nghe không được cãi lời”, như thế gọi là “không quá cứng nhắc mà chỉ cứng đơ luôn”. Kiểu đòi hỏi này không còn phù hợp với thời đại mới.
Cư dân mạng nhận định gia đình anh chồng là kiểu nề nếp học đòi trưởng giả, theo mô hình bố mẹ độc tài, thiếu tôn trọng người dưới, thiếu tôn trọng con cái, thích tham gia điều khiển một cách vô lý. Nói về cách tổ chức gia đình, như gia đình người vợ sẽ mang lại cho các thành viên cảm giác dễ chịu, gần gũi hơn, khi các thành viên thoải mái với nhau, thậm chí có thể trêu đùa nhau, không hề giữ khoảng cách. Cô vợ từ nhỏ đến lớn sống trong môi trường như vậy, đến lúc tới gia đình chồng như thế, không thích nghi được cũng là điều dễ hiểu.
Thực tế, để có mối quan hệ gia đình hài hòa, mỗi bên đều cần phải có nỗ lực điều chỉnh để phù hợp với nhau, dựa trên sự chân thành muốn mở lòng yêu thương nhau như một gia đình.
Sống chung với bố mẹ chồng, đi đâu thông báo với mọi người trong nhà một tiếng để không ai phải lo lắng là chuyện rất nên làm, nhưng “xin phép”, chờ nhận được sự đồng ý mới được đi thì không cần thiết, bởi họ là người đã trưởng thành, cũng đã làm cha mẹ, đủ khả năng chịu trách nhiệm về mọi chuyện, không phải đứa trẻ lên ba, cũng không phải người đang chịu quản thúc để mà đi đâu cũng phải chờ xin phép.
Ở địa vị của anh chồng, tốt nhất nên từ từ công tác tư tưởng cho bố mẹ bớt đi sự cứng nhắc, không nên căng thẳng với vợ vì cô ấy thực chất không sai, chỉ là hơi thẳng thắn và nguyên tắc trong ứng xử. Nếu anh chồng và bố mẹ chồng còn giữ khư khư quan điểm gò bó của mình, gia đình dễ dẫn đến ngày đổ vỡ.
Sinh con được 10 ngày, nàng dâu khóc nghẹn khi nhìn cơm cữ "thịt kho nghệ" mẹ chồng làm, hội chị em nghe xong đều khuyên "khăn gói về nhà ngoại thôi"
"Sáng thịt kho nghệ, chiều cũng thịt kho nghệ, ngày qua ngày, không có món khác. Em không thể nuốt nổi nữa" - Đó là tâm sự của một nàng dâu khi nhìn cơm cữ mẹ chồng chuẩn bị.
Chế độ dinh dưỡng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các bà mẹ sau sinh. Bởi chỉ có ăn đủ chất, được nghỉ ngơi điều độ, người mẹ mới mau chóng hồi phục cơ thể và có sữa nuôi con. Do đó, cơm cữ luôn được chị em chú ý.
Tuy nhiên, không phải mẹ bỉm sữa nào cũng may mắn được nhà chồng chuẩn bị cho những bữa cơm như ý. Có nhiều chị em đã phải khóc nghẹn ngay bên mâm cơm vì cảm thấy tủi thân.
Đơn cử như mới đây, 1 nàng dâu đã phải lên mạng giãi bày tâm sự của mình khi nhìn bữa cơm sơ sài mẹ chồng chuẩn bị cho cô sau khi sinh con. Chị vợ đã không thể kìm nén được cảm xúc mà phải đăng ngay lên mạng xã hội để tìm sự đồng cảm.
Nguyên văn lời chia sẻ của người phụ nữ này: "Buồn quá các chị ạ, em vừa sinh em bé được hơn 10 ngày. Ngày nào ăn cơm cũng thế này, em không thể nuốt nổi nữa. Sáng thịt kho nghệ, chiều cũng thịt kho nghệ, ngày qua ngày, không ngày nào có món khác.
Cơm cũng chả có rau hay canh gì cả, em nuốt không nổi, ngày nào cũng ăn được nửa bát cơm, sữa cũng chẳng có cho con ti. Đã thế mẹ chồng em còn nói em là nhõng nhẽo, tính tiểu thư, hầu tận mồm mà vẫn không ăn. Ngày xưa bà chỉ ăn cơm với muối rang mà vẫn đầy sữa cho con, vẫn ăn 3-4 bát cơm.
Em buồn quá, khóc một mình suốt các chị ạ. Lấy chồng xa, mẹ đẻ ốm đau chẳng ra chăm được. Chồng thì đi làm cả tuần, cuối tuần mới về được. Trong lúc chuẩn bị đẻ, em đã đưa mẹ chồng 10 triệu để lo cho em, vậy mà giờ bà cho ăn như vậy.
Đã thế bà chẳng bao giờ bế cháu. Cháu mà khóc to thì bà quát "mẹ gì mà không biết dỗ con, để nó khóc váng cả đầu". Em tủi thân quá. Em chỉ muốn bế con đi thật xa thôi, các chị có ai gặp hoàn cảnh như em không, em phải làm sao ạ?".
Kèm theo chia sẻ, cô vợ này có đăng hình ảnh mâm cơm cữ mà mẹ chồng chuẩn bị. Có thể thấy, đó mà bữa ăn khô khan. Mâm cơm chỉ có 1 cốc nước lọc, 1 bát thịt kho với nghệ và cơm. Ngoài ra không hề có canh hay rau gì khác. Nếu như ăn 1-2 bữa thì có thể nuốt nổi. Chứ ngày nào cũng như thế này, quả thực người khỏe còn ăn không trôi...
Mâm cơm cữ mà mẹ chồng chuẩn bị cho nàng dâu trong câu chuyện.
Dẫu biết thịt kho nghệ là món ăn bổ dưỡng, giúp người mẹ sớm phục hồi sau quá trình "vượt cạn". Nhưng rõ ràng, cả tuần chỉ ăn độc một món đó, lại không có rau hay canh đi kèm, thì vừa khó ăn lại không thể đảm bảo dinh dưỡng cho người mẹ.
Đọc tâm sự của người phụ nữ ai cũng cảm thấy thương hại. Người vợ sau sinh rất cần sự quan tâm của chồng thì anh lại đi làm cả tuần. Mong ngóng có mẹ đẻ lên chăm, vì dù sao "cùng giọt máu đào" cũng hơn, thì nhà ngoại lại ở xa quá. Mẹ cô lại ốm đau không thể lên với con gái được.
Hy vọng cuối cùng là ở nơi mẹ chồng thì bà lại quá vô tâm! Chuẩn bị cho con dâu những mâm cơm cữ "10 bữa như 1" khiến cô không thể nuốt trôi nữa, nhưng bà lại quay ra mắng mỏ cô những lời chua cay: "nhõng nhẽo, tính tiểu thư, hầu tận mồm mà vẫn không ăn"... Đã thế, mẹ chồng cũng không chia sẻ với con dâu việc cùng chăm nom cháu nội để cô có thời gian nghỉ ngơi. Đằng này bà lại trách "mẹ gì không biết dỗ con, để nó khóc váng cả đầu".
Nhiều người động viên cô rằng nếu sinh thường và sức khỏe đã hồi phục tương đối thì nên tự chủ động chuẩn bị cơm cho mình, vừa để đảm bảo dinh dưỡng vừa phù hợp với khẩu vị. Nếu không, nàng dâu hãy xin phép mẹ chồng cho về quê ngoại 1 thời gian để tâm lý thoải mái và có người chăm sóc.
Ngoài việc được ăn uống, câu chuyện tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến người phụ nữ sau khi họ "vượt cạn". Đã có không ít những người mẹ bị trầm cảm sau sinh dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Thậm chí có những vụ việc còn khiến chúng ta đau lòng và ám ảnh mãi. Vì vậy quan tâm đến người phụ nữ trong lúc mang thai và sau sinh nở là điều vô cùng cần thiết.
Nàng dâu "bỏ của chạy lấy người" khi nghe bố chồng chỉ con trai cách dạy vợ Nàng dâu đang mang bầu 7 tháng nhưng quyết định bước chân ra khỏi nhà chồng vì không muốn chết chìm trong tư tưởng cổ hủ của bố chồng mà cả đời mẹ chồng cô đã phải chịu. Cô gái mới lấy chồng được gần 2 năm, đang mang thai chờ ngày sinh nở đăng đàn kể chuyện cuộc hôn nhân của mình...