Nâng chiều cao cho việc cải tạo chung cư cũ?
Trong khi việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đang “dậm chân tại chỗ”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, cần sớm ban hành quy chuẩn phân khu nội đô ra sao cho hợp lý với các vị trí, tạo điều kiện chỗ nào cho phép nâng chiều cao, thực hiện được thì cho thực hiện
Tại buổi họp báo thường kỳ quý II.2018 của Bộ Xây dựng, nói về vấn đề cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội và TP.HCM đang dậm chân tại chỗ, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng) cho rằng, theo báo cáo tổng kết có khoảng 25% chung cư thuộc diện bị hư hỏng, nguy hiểm. Theo phân loại cấp D – thuộc diện nguy cấp mới phải di dời, cải tạo, phá dỡ. Còn lại những chung cư hư hỏng chưa bắt buộc phải tháo dỡ.
Đại diện Vụ Pháp chế cũng cho hay, để thực hiện việc cải tạo chung cư cũ đang gặp khó khăn ở hai vấn đề. Một là, về thể chế đã có quy định các chủ sở hữu căn hộ thỏa thuận với nhà đầu tư để lựa chọn chủ đầu tư sửa chữa, nhưng việc này cũng khó vì hàng trăm hàng nghìn hộ trong một khu chung cư mà mỗi hộ lại một ý khác nhau, rất khó đồng thuận.
Thứ hai, quy định cưỡng chế các công trình nguy hiểm để cải tạo, song để làm việc này lại cần phải có vốn, quỹ nhưng rất khó khăn. Hiện nay, Vụ Pháp chế đang nghiên cứu đề xuất cần có quy định cụ thể thời hạn giải quyết, xử lý khi chủ sở hữu không lựa chọn được nhà đầu tư thì nhà nước phải chỉ định chủ đầu tư vào cải tạo.
Việc cải tạo chung cư vẫn gặp nhiều khó khăn, bế tắc. (ảnh Trần Kháng)
Nhưng vướng nhất trong việc cải tạo chung cư cũ, theo đại diện Vụ Pháp chế, Thủ tướng đã ban hành quy định các khu vực nội đô, trung tâm ở 2 TP lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không được tăng chiều cao dự án, không tăng dân số. “Không cho tăng chiều cao thì doanh nghiệp không có lợi nhuận, không thể đền bù giải phóng mặt bằng. Bộ Xây dựng đang báo cáo Thủ tướng xin giải pháp tháo gỡ vướng mắc này”, đại diện Vụ Pháp chế cho hay.
Về vấn đề này, thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cũng cho rằng, cần phải xã hội hóa, nhà đầu tư thấy có lợi nhuận mới làm. “Cần sớm ban hành quy chuẩn phân khu nội đô ra sao cho hợp lý với các vị trí, tạo điều kiện chỗ nào cho phép nâng chiều cao, thực hiện được thì cho thực hiện”, ông Hùng chia sẻ.
Video đang HOT
Theo thống kê, hiện trên địa bàn Hà Nội có hơn 1.300 chung cư cũ tại 76 khu vực tập trung và hơn 300 khu chung cư cũ ở các nơi riêng lẻ. Các chung cư này đều được xây dựng từ những năm 1960 đến 1990 và đang trong tình trạng xuống cấp.
Trước thực trạng đó, từ hơn 10 năm trước, Hà Nội đã đưa ra chương trình cải tạo, nâng cấp, xây mới các chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn Thành phố. Để thực hiện chính sách cải tạo chung cư cũ, Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên để kêu gọi doanh nghiệp tham gia.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có rất nhiều vướng mắc khiến sau hơn 10 năm triển khai, chương trình này gần như dậm chân tại chỗ khi mới chỉ có 14 chung cư cũ được xây dựng mới đưa vào sử dụng, chiếm chưa tới 1%; 5 chung cư cũ đang phá dỡ, triển khai xây dựng; 4 khu chung cư cũ nguy hiểm cấp D đang tổ chức di dời, nhưng chưa có phương án xây dựng lại.
Theo Danviet
Goldmark City lọt vào báo cáo tranh chấp chung cư của Bộ Xây dựng
Dự án Goldmark City 136 Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang vướng phải hàng loạt các vấn đề dẫn đến tranh chấp, khiếu nại suốt thời gian qua. Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ Xây dựng, dự án này cũng được nêu tên nhiều lần.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, qua tổng hợp báo cáo của 43 địa phương và số lượng đơn thư gửi về Bộ này cho thấy có 215 dự án có khiếu nại, tranh chấp, trong đó có 108 dự án xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân hoặc giữa các chủ thể liên quan trong phạm vi dự án, còn lại 107 dự án có khiếu nại, tranh chấp không thuộc phạm vi báo cáo.
Tranh chấp bùng nổ tại Goldmark City
Đáng chú ý, Dự án Goldmark City 136 Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do TNR Holdings Việt Nam quản lý và phát triển đã được Bộ Xây dựng điểm tên nhiều lần trong các nội dung tranh chấp. Đây cũng là dự án có nhiều lùm xùm bởi những tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư suốt thời gian qua.
Dự án Goldmark City bị nhắc nhiều lần trong báo cáo tranh chấp chung cư của Bộ Xây dựng. (ảnh TK)
Cụ thể, trong vấn đề chủ đầu tư không tổ chức hoặc chậm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu hoặc tổ chức nhưng không đủ số lượng chủ sở hữu, người sử dụng tham dự theo quy định. Tranh chấp về tư cách người tham dự Hội nghị, số lượng phiếu biểu quyết khi thực hiện quyền bỏ phiếu được Bộ Xây dựng nêu tên các dự án: Goldmark City, Hateco Hoàng Mai, Star City 81 Lê Văn Lương, chung cư Topaz City - Block B2, chung cư City Gate Tower...
Vấn đề chủ đầu tư chậm bàn giao căn hộ và không thực hiện các điều khoản phạt như trong Hợp đồng mua bán căn hộ đã quy định, là một trong những tranh chấp gay gắt, khiếu kiện đông người. Đơn cử như: dự án Goldmark City, chung cư 283 Khương Trung... và chung cư The Morning Star, Cao ốc Phú Hoàng Anh.
Một vấn đề nữa có sự xuất hiện của dự án Goldmark City, Usilk City, AZ Lâm Viên, AZ Thăng Long... là chủ đầu tư chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua căn hộ đã dẫn đến tranh chấp.
Được chủ đầu tư ví như "không gian Singapore trong lòng Hà Nội", có chất lượng và tiện ích "vượt trội", song trên thực tế dự án Goldmark City đang xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bềm vững trong thị trường bất động sản.
Như Dân Việt đã nhiều lần đưa tin, trong quá trình xây dựng và bàn giao nhà, dự án này xảy ra hàng loạt các vụ lùm xùm liên quan đến: chất lượng công trình, cam kết với khách hàng (cư dân hiện tại) và chính những cư dân hàng xóm Vinaconex 7.
Cư dân Goldmark City đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị, căng băng rôn phản đối chủ đầu tư và mong muốn được đối thoại với Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung về những bức xúc tại đây.
Đáng chú ý, ngày 31.3 vừa qua, nhiều cư dân chung cư Vinaconex 7 tự ý gỡ bỏ hàng rào do chủ đầu tư dự án Goldmark City dựng lên bảo vệ dự án, để mở lối đi thông đường và tràn sang khu vực nội bộ của Goldmark City khiến các cư dân bức xúc.
Vụ việc trở nên căng thẳng khi liên tiếp trong ngày 1-2.4, hàng trăm cư dân sinh sống tại hai khu dân cư là Vinaconex 7 và Goldmark City đã tụ tập để thể hiện sự quan tâm và bức xúc về đoạn đường vừa được mở. Thực tế lộn xộn này đã khiến cho lực lượng an ninh của UBND phường, quận phải huy động để đảm bảo an ninh trật tự.
Liên quan đến nguyên nhân dẫn đến việc tập trung của khoảng 700 cư dân Goldmark City và Vinaconex 7, ngày 4.4.2018, UBND quận Bắc Từ Liêm có Báo cáo số 139/BC-UBND do đồng chí Đỗ Mạnh Tuấn - Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm kết luận như sau: "Chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết với cư dân, hoàn thành khớp nối hạ tầng giao thông dự án trước ngày 31.3.2018; Công ty Việt Hân đã quảng cáo khi bán căn hộ, dự án được an ninh 3 lớp".
Ngoài ra, từ giữa năm 2017, dự án Goldmark City bàn giao nhà cho các cư dân đầu tiên. Tuy nhiên, ngay sau khi nhận nhà khách hàng đã tập hợp làm đơn kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc kiểm định lại dự án vì cho rằng chất lượng công trình không đảm bảo, PCCC chưa an toàn...
Theo phản ánh của người dân mua căn hộ tại dự án, họ bỏ ra tiền tỷ để mua căn hộ được quảng cáo là cao cấp, chất lượng và tiện ích "vượt trội" nhưng khi nhận thì nhà... không như quảng cáo. Cụ thể, "chất lượng vôi áo có vấn đề, thi công toàn bằng cát với vữa, độ kết dính rất kém, có thể dùng tay cạy, từng phần vữa rơi xuống như mẩu bánh mỳ".
Được biết, dự án Golmark City là một trong nhiều dự án bất động sản lớn ở Hà Nội do TNR Holdings Việt Nam (tiền thân là VID Group) quản lý và phát triển.
Mới đây, đội ngũ lãnh đạo của VID Group có sự thay đổi, cựu ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường - "linh hồn" của Tập đoàn đã không còn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT. Nhiều người đang tò mò về việc thay đổi này, có ảnh hưởng gì tới những dự án TNR Holdings Việt Nam đang triển khai không?
Theo Danviet
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Hà Nội sẽ công khai danh sách dự án chậm tiến độ Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong thời gian qua, TP nhận thấy có các dự án mà chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách và kéo dài thời gian thực hiện, có những dự án kéo dài đến tận 15, 17 năm. Chiều 11.7, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cùng các đại biểu...