Nâng chất văn hóa, nâng tầm con người Đồng Nai
Những kết quả nổi bật trên lĩnh vực văn hóa trong nhiệm kỳ 2015-2020 đã và đang góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào, củng cố và phát triển giá trị văn hóa trong cộng đồng dân tộc.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Văn Phước trao bằng khen cho các đơn vị thực hiện tốt cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh năm 2019. Ảnh: M.Ny
Để nâng chất văn hóa, nâng tầm con người Đồng Nai, ngành Văn hóa cần vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tạo bước chuyển về chất, làm cho nó thấm sâu vào đời sống xã hội.
* Vẫn còn nhiều khó khăn
Video đang HOT
Theo Sở VH-TTDL, bên cạnh những kết quả đạt được, xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn và hạn chế. Trong đó, phải kể đến quản lý nhà nước về văn hóa chậm đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí bị buông lỏng. Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa tuy được quan tâm nhưng chưa xứng tầm và còn dàn trải. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Chất lượng các hoạt động văn hóa chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng tăng của nhân dân.
PGS-TS Huỳnh Văn Tới, nhà nghiên cứu văn hóa ở Đồng Nai cho rằng, tốc độ phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng Nai luôn ở nhịp độ cao, tạo sự chuyển đổi nhanh chóng, toàn diện trong cuộc sống. Điều này đã tác động nhiều đến hệ giá trị văn hóa truyền thống tạo sự thay đổi nhanh, nhiều giá trị mới được hình thành, phát triển phù hợp với xu thế chung nhưng cũng có nhiều giá trị bị tổn thương, biến mất. Công tác xây dựng văn hóa, văn hóa ở Đồng Nai hiện cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp có xu hướng biến đổi, xuống cấp; tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình…
Cũng theo ngành Văn hóa, hiện nay một số loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa truyền thống tuy được khôi phục nhưng chưa nhiều. Hệ thống thiết chế văn hóa tuy được đầu tư đồng bộ nhưng nhiều địa phương phân bố chưa hợp lý, xa khu dân cư nên chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở một số nơi còn mang tính hình thức, thiếu tính bền vững, còn nặng về bề nổi và chưa thực sự đi vào chiều sâu. Tình trạng bất bình đẳng, bạo lực trong gia đình vẫn còn diễn ra, tuy số vụ bạo lực có giảm nhưng tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng. Việc xây dựng và thực hiện các quy chế, quy ước văn hóa cộng đồng, văn hóa công sở còn mang tính hình thức.
* Tạo bước chuyển thực chất
Để khắc phục những hạn chế, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhiệm kỳ 2020-2025, ngành Văn hóa đã đề ra những giải pháp phát triển văn hóa, xây dựng con người bảo đảm định hướng chung, tạo bước chuyển thực chất. Trong đó, sẽ tiếp tục tập trung phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao; khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, giải trí, học tập cộng đồng của nhân dân ở các khu vực trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa thể thao công cộng…
Giám đốc Sở VH-TTDL Lê Kim Bằng cho biết, phát huy những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2015-2020, trong nhiệm kỳ tới, ngành sẽ đẩy mạnh bước đột phá về chất trên các lĩnh vực văn hóa. Đặc biệt là đẩy mạnh nâng cao chất lượng phong trào, chú trọng về chất, làm cho nó thấm sâu vào đời sống xã hội, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương.
Xuất phát từ thực tế triển khai thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong thời gian qua, ngành Văn hóa phấn đấu nhiệm kỳ 2021-2025, chỉ tiêu hoạt động phong trào đạt trên 92% ấp, khu phố đạt danh hiệu ấp, khu phố văn hóa (trước đây trên 95%); trên 90% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (trước đây là 98%). 98% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa (trước đây là 100%); 75% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (trước đây là 72%). 80% xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; trên 70% người dân luyện tập thể thao thường xuyên.
“Các chỉ tiêu của phong trào đã thấp hơn các năm trước. Tuy nhiên, thấp hơn không có nghĩa là đi thụt lùi mà đi vào thực chất để phản ánh đúng, để thấy hiệu quả tác dụng của phong trào đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Từ đó, nâng chất văn hóa, nâng tầm con người Đồng Nai, hội nhập và phát triển” – ông Bằng nhấn mạnh.
Ủy ban MTTQ tỉnh thăm, tặng quà Trung thu ở Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật
Nhân dịp Tết Trung thu, chiều ngày 27/9, đồng chí Nguyễn Đức Thành - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đến thăm, tặng quà cho các cháu tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật 19/3 và Trung tâm Mồ côi, khuyết tật Mẹ Têrêsa Calcutta.
Đoàn công tác Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao quà cho Trung tâm Mồ côi, khuyết tật Mẹ Têrêsa Calcutta. Ảnh: Trần Lâm
Tại các Trung tâm, đồng chí Nguyễn Đức Thành thay mặt Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng quà cho mỗi Trung tâm 10 triệu đồng cùng bánh kẹo để tổ chức đêm trung thu cho các cháu; đồng thời đánh giá cao sự tận tâm, trách nhiệm của các mẹ, các chị chăm sóc trẻ tại đây.
Đồng chí Nguyễn Đức Thành cũng đề nghị Trung tâm tiếp tục phát huy tinh thần nhân ái cao cả, nỗ lực hơn nữa, vượt qua khó khăn để chăm sóc những trẻ em có số phận kém may mắn, giúp các em có điều kiện vươn lên, sống có ích cho xã hội. Tiếp tục thực hiện theo gương Chúa Giêsu đã đến thế gian này để cứu độ con người, nhất là những người nghèo khó, đau khổ.
Đồng chí Nguyễn Đức Thành - Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam tỉnh tặng quà cho trẻ khuyết tật nhân Tết Trung thu. Ảnh: Trần Lâm
Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khuyết tật 19/3 ở xã Nghi Diên đang nuôi dưỡng, chăm sóc 40 cháu và Trung tâm Mồ côi, khuyết tật Mẹ Têrêsa Calcutta ở xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc đang nuôi dưỡng, chăm sóc 43 cháu. Các cháu được chăm sóc ở đây hầu hết bị khuyết tật nặng, nhiều nhất là những trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh, nhiều cháu là nạn nhân chất độc da cam/điôxin, viêm não Nhật Bản,...và một số ít là trẻ mồ côi.
Các cháu ở cả 2 trung tâm đều được nuôi dưỡng, chăm sóc bởi các chị thuộc Dòng Thừa sai - Bác ái Giáo phận Vinh. Với linh đạo "Sống bác ái theo tinh thần Tin mừng, hết mình với tha nhân, tận tình với người tàn tật, già nua, ốm yếu không nơi nương tựa", thời gian qua, các chị đã hiến thân phục vụ, góp phần cùng xã hội xoa dịu nỗi đau cho những mảnh đời kém may mắn.
Với phương châm đồng hành cùng với người nghèo, người yếu thế trong xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An sẽ luôn luôn sẻ chia với các trung tâm trong việc chăm sóc trẻ mồ côi, khuyết tật, người yếu thế trong xã hội, để "không ai bị bỏ lại phía sau" cùng hướng đến xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 5 Ngày 21/9, thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã có điện thăm hỏi gửi Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các gia đình bị thiệt hại do bão số 5 gây ra tại một...