Nâng cấp sức mạnh ‘thần chết’ SA-6 của Việt Nam
Một số quốc gia đã đưa ra chương trình nâng cấp sức mạnh cho tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (SA-6).
Các gói nâng cấp của Nga và Cộng hòa Czech trang bị đạn tên lửa có tầm bắn xa đến 35km, tầm cao 20km (khi chưa nâng cấp là 24 và 14km).
2K12 Kub (NATO định danh là SA-6) là một trong những thành phần quan trọng trong lưới phòng không tầm trung bảo vệ bầu trời tổ quốc Việt Nam. 2K12 Kub có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly từ 4-24km với tầm cao từ 50-14.000m.
Tuy nhiên, được chế tạo theo công nghệ những năm 1960 nên 2K12 Kub bộc lộ nhiều điểm yếu trong chiến tranh công nghệ cao hiện đại ngày nay.
Nhằm nâng cao sức mạnh cho “3 ngón tay thần chết” 2K12 Kub, một số quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến (Nga, Hungary, Cộng hòa Czech) đã thực hiện một số chương trình nâng cấp. Các gói nâng cấp này tập trung chủ yếu hiện đại hóa hệ thống radar điều khiển hỏa lực 1S91.
2K12 Kvadrat (Nga)
Quốc gia khai sinh ra 2K12 Kub – Nga đã giới thiệu gói nâng cấp 2K12 Kvadrat giai đoạn 1 được thiết kế để bảo vệ các căn cứ quân sự, các khu vực quan trọng trước các cuộc tấn công tốc độ cao của các loại máy bay chiến thuật, trực thăng tấn công, tên lửa hành trình trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.
Trọng tâm của gói nâng cấp tập trung vào cải thiện radar điều khiển hỏa lực 1S91 với các tính năng gồm:
- Trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu kỹ thuật số, hệ thống phân loại và theo dõi mục tiêu (máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và các mục tiêu đường không khác), tăng cường khả năng kháng nhiễu của hệ thống.
- Mở rộng băng thông kênh CW chiếu rọi mục tiêu từ 6-12 kênh tần số, thay thế các đèn chân không bằng bóng bán dẫn, thay thế các thiết bị điện áp cao bằng các thiết bị điện áp thấp.
Video đang HOT
- Buồng điều khiển được trang bị màn hình hiển thị LCD đa chức năng tăng số lượng dữ liệu hiển thị và kéo dài tuổi thọ của hệ thống từ 10.000-15.000 giờ, giảm mức tiêu thụ điện năng.
Hệ thống sử dụng tên lửa đối không 3M9 đã qua nâng cấp đạt tầm bắn hiệu quả 35km, tầm cao 20km.
Ngoài gói nâng cấp này, Nga còn phát triển một gói nâng cấp hiện đại hơn cả là Kub-M3. Tuy nhiên từ gói nâng cấp này lại rẽ nhánh ra thành sự phát triển của một hệ thống hoàn toàn mới được gọi là Buk (NATO định danh là SA-11 Gadfly).
“Lắp mắt hồng ngoại cho 2K12″
Hungary đưa ra một gói nâng cấp khá thú vị, mặc dù nó không được đặt một tên riêng nhưng điểm nhấn của gói nâng cấp này là trang bị bổ sung thêm hệ thống tìm kiếm chỉ thị mục tiêu quang – hồng ngoại WZU-2 hoạt động bất kể ngày đêm.
WZU-2 được lắp bên cạnh radar chiếu rọi mục tiêu 1S31 (thuộc đài điều khiển 1S91). Buồng điều khiển được bổ sung thêm màn hình hiển thị kỹ thuật số cung cấp các dữ liệu về mục tiêu do hệ thống quang – hồng ngoại thu được.
Hệ thống tìm kiếm chỉ thị mục tiêu quang – hồng ngoại WZU-2 (dấu đỏ).
Việc bổ sung thêm hệ thống chỉ thị mục tiêu quang – hồng ngoại mang lại khả năng tấn công mục tiêu trong điều kiện đêm tối hoặc trong trường hợp radar điều khiển hỏa lực bị gây nhiễu nặng.
Ngoài ra, các thành phần hệ thống (radar, tên lửa) của 2K12 Kub vẫn giữ nguyên.
“Mắt thần” 1S91 có tên mới
Cộng hòa Czech cũng đưa ra một gói nâng cấp khác chủ yếu tập trung vào radar điều khiển hỏa lực. Gần như toàn bộ đài điều khiển hỏa lực 1S91 đã được nước này thiết kế lại, với cái tên dài hơn 1S91SURN CZ.
Toàn bộ các thành phần của hệ thống 1S91SURN CZ đều được chuyển sang sử dụng công nghệ bán dẫn, các tần số hoạt động đều được thay đổi. Hệ thống hoạt động dựa trên nền tảng kỹ thuật số hoàn toàn trong phát hiện, bám bắt và chiếu xạ mục tiêu dẫn hướng cho tên lửa.
Buồng điều khiển với 2 màn hình kỹ thuật số.
Buồng điều khiển rất hiện đại với 2 màn hình hiển thị kỹ thuật số cung cấp đầy đủ các tham số về mục tiêu. Ê kíp chiến đấu giảm xuống chỉ còn 3 người.
Hệ thống sau nâng cấp sử dụng đạn tên lửa đối không 3M9M với tầm bắn tăng lên 35km, tầm cao 20km.
Theo xahoi
'Sát thủ' X-47B cất cánh thành công từ tàu sân bay
Máy bay không người lái X-47B ngày hôm qua (14/5) đã lần đầu tiên cất cánh thành công từ tàu sân bay.
Sau khi cất cánh thành công, X-47B đã bay lên độ cao hơn 300m
Theo nhà sản xuất Northrop Grumman, cuộc thử nghiệm được tiến hành ngày hôm qua trên tàu sân bay USS George H.W. Bush đang hoạt động tại vùng biển Đại Tây Dương gần bờ biển Virginia của Mỹ. Chiếc máy bay không người lái X-47B đã cất cánh hoàn hảo khi tàu sân bay đang rời khỏi cảng.
Tư lệnh Hải quân Mỹ khu vực Đại Tây Dương, Đô Đốc Ted Branch đánh giá vụ thử nghiệm và một "bước tiến lớn ". Cuộc thử nghiệm cho thấy X-47B có khả năng thích ứng với các tàu sân bay.
Sau khi cất cánh thành công, X-47B đã bay lên độ cao hơn 300m và bay vòng tròn trước khi hai lần tiếp cận gần tàu sân bay để chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm hạ cánh trên tàu sân bay dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6 tới. Máy bay đã hoạt động liên tục trong 1 giờ và sau đó hạ cánh xuống mặt đất tại căn cứ không quân ở Patuxent River.
Chương trình thử nghiệm của X-47B sẽ kéo dài đến năm 2014. Tuy nhiên, tương lai của máy bay này vẫn chưa được xác định. "Khi chương trình thử nghiệm kết thúc, chúng dường như sẽ được đưa tới bảo tàng", Phó giám đốc chương trình của Hải quân Mỹ, ông Don Blottenberger cho biết.
X-47B được Northrop Grumman thiết kế có hình dáng khí động học khá giống với loại máy bay ném bom tàng hình chiến lược có người lái B-2 Spirit của Không quân Mỹ nhưng có kích cỡ nhỏ hơn. Nó có thể đạt tốc độ hành trình cực đại là Mach 0,45 (khoảng 551 km/h), trần bay 12.190 m.
Theo xahoi
SU-30MK2 bay đêm trên bầu trời phương Nam Với đặc thù của bay đêm bên cạnh những đòi hỏi về trình độ của phi công còn phải làm tốt công tác hiệp đồng giữa các lực lượng chỉ huy, thông tin, kỹ thuật,... dưới mặt đất. Là một trong những đơn vị được trang bị máy bay Su-30MK2 hiện đại của quân đội ta, trong nhiều năm qua, Trung đoàn 935,...