Nâng cấp hệ thống bảo mật: Đừng ngại tốn tiền
Không ít khách hàng bỗng dưng mất tiền trong tài khoản đã làm cho nhiều người lo ngại về bảo mật thẻ và e ngại khi thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn ngại nâng cấp hệ thống ATM/POS và chuyển đổi thẻ từ sang chip.
Theo ông Sean Preston – Giám đốc Visa Khu vực Việt Nam – Campuchia – Lào, thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng tại Việt Nam. Thống kê của Visa cho thấy, tính đến 30/6, tổng giá trị thanh toán và rút tiền mặt bằng thẻ Visa tại Việt Nam tăng 38% so với cùng kỳ 2015. Mua sắm trực tuyến qua thẻ Visa cũng tăng đáng kể, lên đến 53%. Trong đó, người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ sử dụng thẻ nhiều nhất.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đến cuối tháng 7/2016 cho thấy, số lượng thẻ phát hành đạt trên 107 triệu. Riêng 6 tháng đầu năm, đã có hơn 100 triệu giao dịch qua internet và điện thoại di động với doanh số trên 3,4 triệu tỷ đồng. Riêng Visa có khoảng 2,5 tỷ thẻ được phát hành trên toàn cầu với 40 triệu điểm chấp nhận thẻ, trong đó có 13.500 khách hàng là tổ chức tài chính. Tổng giá trị thanh toán và giao dịch bằng tiền mặt đạt 7,5 triệu tỷ USD, trong đó giá trị thanh toán là 5,2 triệu tỷ USD.
Với số lượng giao dịch thẻ ngày càng gia tăng, vấn đề an toàn và an ninh thẻ luôn được các công ty chuyên về công nghệ thanh toán nghiên cứu nâng cấp. Các đơn vị này khẳng định: tỷ lệ gian lận, thất thoát qua thanh toán thẻ hiện nay vào khoảng cứ 100 USD mất 6 USD, con số này tại Việt Nam thấp hơn, vào khoảng 2,5 USD. Tỷ lệ gian lận năm 2016 giảm 2/3 so với một thập kỷ trước, trong khi khối lượng giao dịch so với cùng kỳ 2015 tăng hơn 50 lần.
Ông Arn Vogels – Giám đốc Khu vực Đông Dương của Mastercard phân tích: “Khi thanh toán bằng phương thức quẹt thẻ (thanh toán qua POS), thẻ đọc POS không giữ lại thông tin thẻ, số xác thực thẻ, số tài khoản. Khi giao dịch trực tuyến, mức độ bảo mật còn cao hơn với công nghệ an ninh 3D, hay còn gọi là mật khẩu 3 tầng, mà phổ biến là việc sử dụng OTP (One Time Password – mật khẩu một lần). Một công nghệ khác hay được sử dụng là Virtual Account Number (VAN – số tài khoản ảo). Khi đăng nhập vào cổng thanh toán, hệ thống sẽ tạo ra số tài khoản ảo hoàn toàn khác với số tài khoản thực của người dùng. Với công nghệ này, dù hacker có hack được máy tính của ai đó cũng chỉ có thể hack được số ảo. Trong tương lai, việc bảo mật trong thanh toán thẻ có thể ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ xác thực sinh trắc học qua vân tay, ánh mắt, giọng nói, nhận diện gương mặt”.
Visa cho rằng mạng lưới thanh toán của Công ty ở mức độ bảo mật cao nhất và sẽ tiếp tục hướng tới việc áp dụng các công nghệ hiện đại như thẻ chip EMV, mã hóa (tokenization) và mã hóa điểm – điểm (point-to-point encryption). Trong đó, EMV tăng cường an ninh tại các điểm bán và sẽ duy trì bảo mật cho các thanh toán trực tuyến, trên điện thoại di động.
Cụ thể, trong vòng chưa đầy một phần nghìn giây, công nghệ Visa có khả năng phân tích đến 500 thuộc tính rủi ro của một giao dịch bất kỳ để xác định gian lận. Cùng với đó, các công nghệ này là một phần của hệ thống đa tầng nhằm đảm bảo an ninh thanh toán. Visa vẫn đang tiếp tục chú trọng đầu tư vào phân tích dữ liệu tiên tiến và công cụ thông minh để ngăn ngừa và phòng chống gian lận.
Tuy nhiên, dù công nghệ bảo mật cao đến đâu thì vẫn có thể xảy ra rủi ro trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ do hacker luôn tìm kẽ hở. Đặc biệt, với các vụ việc diễn ra gần đây tại Việt Nam, dù tính trên toàn hệ thống, con số này rất nhỏ nhưng cũng dấy lên sự lo lắng cho người sử dụng thẻ.
Video đang HOT
Đa số cho rằng, nguyên nhân do hệ thống bảo mật của ngân hàng kém. Theo thống kê của Master Card, 80% thẻ ghi nợ nội địa (hay thẻ ATM) sử dụng công nghệ thẻ từ cũ. Trong khi trên thế giới, các ngân hàng, tổ chức phát hành thẻ đã chuyển sang dùng thẻ chíp (vi mạch điện tử), bởi thẻ từ lưu trữ dữ liệu trên băng từ tính bảo mật kém, dễ bị làm giả và bị đánh cắp thông tin cá nhân.
“Ở Úc, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã sử dụng thẻ chíp vì an toàn hơn và khó hack hơn thẻ từ. Đối với thanh toán trực tuyến qua mạng, việc sử dụng mật khẩu OTP là quá lỗi thời, bởi hiện nay trên thế giới, như Singapore đã bảo mật bằng vân tay, chữ ký điện tử. Nhiều quốc gia khác đã bắt đầu áp dụng việc nhận diện bằng khuôn mặt, quét võng mạc. OTP chỉ là mã một lần, còn có nhiều vòng bảo mật khác qua nhiều tầng lớp. Theo tôi, OTP chỉ là giải pháp tạm thời”, ông Arn Vogels chia sẻ.
Theo ông Peter Gordon – Trưởng nhóm giải pháp thanh toán thương mại Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của MasterCard, để tăng tính bảo mật, các ngân hàng không thể không nâng cấp hệ thống, dù chi phí đầu tư rất cao.
Nếu đầu tư cho việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chíp thì ngoài chi phí 2 USD/thẻ chip (thẻ từ chỉ 0,5 USD) còn đòi hỏi phải có hệ thống đồng bộ chấp nhận thẻ (POS), hệ thống ATM và hệ thống chuyển mạch nội bộ, tức sẽ phải tốn hàng trăm, hàng triệu USD. Đó chính là lý do các ngân hàng vẫn chưa muốn nâng cấp bảo mật.
Đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần cho rằng, trong lúc các ngân hàng phải chạy đua cạnh tranh, việc đầu tư nâng cấp hệ thống bảo mật đồng nghĩa với việc phải bỏ ra một khoản kinh phí khá lớn sẽ làm giảm sức cạnh tranh, chưa kể việc thu tiền của khách hàng để tăng tính bảo mật cũng không phải ai cũng hiểu và quan tâm, vì vậy khi bị tính phí, khách hàng thường thắc mắc, so sánh và bỏ sang giao dịch ở ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, thị trường cũng chưa có một bộ tiêu chuẩn thẻ chíp đồng nhất để áp dụng đồng bộ cho các ngân hàng nên thẻ chip của một số ngân hàng lại không thể hoạt động trên một số ATM và POS của một số ngân hàng khác. Điều này khiến những ngân hàng còn ngần ngại trong việc chuyển đổi thẻ từ sang chip.
Ông Preston khuyến cáo: “Mặc dù Visa áp dụng các biện pháp an ninh để chống gian lận, nhưng người tiêu dùng vẫn có vai trò quan trọng trong việc duy trì các tiêu chuẩn bảo mật. Cụ thể, chủ thẻ nên thận trọng với những yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản và tuyệt đối giữ bí mật PIN hoặc mật khẩu”.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Hướng dẫn xử lý tình huống mất thẻ ATM, lộ thông tin tài khoản
Thời gian gần đây, các vụ việc liên quan đến mất tiền trong tài khoản thanh toán hoặc thẻ ngân hàng đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều bên, đặc biệt là sự lo lắng của người tiêu dùng (NTD) khi gửi tiền hoặc sử dụng các dịch vụ liên quan của ngân hàng.
Hướng dẫn xử lý tình huống mất thẻ ATM, lộ thông tin tài khoản
Nhằm ngăn ngừa và phòng tránh các thiệt hại xảy ra, đồng thời hướng dẫn NTD cách thức xử lý kịp thời, chính xác và hiệu quả trong các tình huống bị mất thẻ hoặc bị lộ thông tin tài khoản, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo NTD một số nội dung sau:
Nghiên cứu hợp đồng cung cấp dịch vụ: NTD cần nắm rõ hợp đồng quy định như thế nào trong trường hợp thẻ bị mất hoặc lộ thông tin tài khoản; trách nhiệm của các bên liên quan và hướng dẫn cụ thể của ngân hàng.
Trường hợp hợp đồng không nêu hoặc nêu chưa rõ, NTD cần thống nhất bằng văn bản hoặc bằng hình thức có lưu vết với ngân hàng về các quy định nêu trên để áp dụng trong trường hợp phát sinh tranh chấp.
Để hạn chế các rủi ro về mặt pháp lý, NTD nên xác định rõ hợp đồng và các tài liệu liên quan mà ngân hàng, tổ chức cung cấp dịch vụ sử dụng đã được đăng ký với cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD hay chưa.
Để hạn chế rủi ro đối với thông tin cung cấp cho ngân hàng, NTD nên tham khảo cân nhắc điều khoản trong hợp đồng liên quan đến việc đồng ý cho ngân hàng thu thập, sử dụng và chuyển giao thông tin của NTD cho bên thứ ba.
Theo quy định, ngân hàng chỉ được chuyển giao thông tin của NTD cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của NTD (trừ trường hợp luật quy định khác).
Ghi nhớ thông tin liên hệ của ngân hàng: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc tài khoản ngân hàng có thể được sử dụng 24/7. Vì vậy, khi bị mất thẻ hoặc bị lộ thông tin tài khoản, NTD phải thông báo ngay lập tức với ngân hàng.
Việc thông báo càng nhanh thì nguy cơ giảm thiểu rủi ro càng cao vì kẻ gian thường có xu hướng sử dụng thẻ ngay khi lấy cắp được. NTD cần ghi nhớ cách thức liên hệ với ngân hàng hoặc thông thường là số điện thoại chăm sóc khách hàng của ngân hàng được in sẵn trên mặt sau của thẻ hoặc công bố trên website của ngân hàng.
Lưu giữ thông tin về việc đã gửi thông báo cho ngân hàng khi bị mất thẻ hoặc lộ tài khoản: Để xác minh thời điểm thông báo cho ngân hàng, NTD nên ưu tiên thực hiện các phương thức thông báo có lưu vết như ghi âm cuộc điện thoại hoặc xác nhận bằng văn bản tại điểm giao dịch.
Phần lớn các ngân hàng đều tạo điều kiện để NTD thông báo qua điện thoại. Tuy nhiên, nếu có thể, NTD nên đồng thời sử dụng thông báo bằng văn bản.
Thực hiện những nội dung sau để phòng ngừa mất thẻ, thông tin tài khoản
- CẦN đăng ký dịch vụ nhận tin nhắn thông báo thay đổi số dư tự động của ngân hàng để giám sát các biến động trên tài khoản cá nhân / thẻ. Việc đăng ký dịch vụ này có thể giúp NTD phát hiện ngay khi có giao dịch biến động trên tài khoản hoặc thẻ của mình, từ đó, kịp thời có biện pháp ngăn chặn và xử lý.
- KHÔNG cung cấp thông tin bảo mật: tên đăng nhập, mật khẩu truy cập tài khoản trực tuyến/thẻ, mã xác nhận giao dịch,... cho bất kỳ ai. Trong bất kỳ trường hợp nào, NTD nên ghi nhớ ngân hàng không có quyền chủ động yêu cầu NTD cung cấp các thông tin bảo mật.
- KHÔNG truy cập vào đường link được gửi qua tin nhắn, email, mạng xã hội,... Chỉ thực hiện giao dịch ngân hàng tại website chính thức của ngân hàng (nhập bằng tay đường link truy cập của ngân hàng) hoặc các website có biểu tượng Verified by Visa và/ hoặc MasterCard SecureCode.
- KHÔNG lưu tự động các thông tin đăng nhập khi thực hiện các giao dịch trực tuyến. Luôn nhớ đăng xuất/ thoát khỏi chương trình khi không sử dụng. Hạn chế sử dụng máy tính công cộng để thực hiện giao dịch trực tuyến.
Phối hợp với các bên liên quan để xử lý sự cố: Khi có sự cố xảy ra, NTD cần phối hợp và cung cấp thông tin đầy đủ để hỗ trợ các bên làm rõ và xử lý vụ việc.
Trường hợp phương án giải quyết giữa NTD và tổ chức cung cấp dịch vụ không đảm bảo quyền lợi chính đáng, NTD có thể phản ánh, khiếu nại tới các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD hoặc có thể liên hệ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ NTD miễn phí của Cục Quản lý cạnh tranh - 1800.6838 để được tư vấn thông tin hoặc hỗ trợ giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi chính đáng.
Theo Pháp Luật
Khách VIP ở ngân hàng nội, ngân hàng ngoại Gửi 50.000 đô la Mỹ ở một ngân hàng nước ngoài tôi được miễn phí chuyển tiền cho con đang đi du học và một số phí dịch vụ khác. Bây giờ lãi suất tiết kiệm ngoại tệ 0%/năm, gửi ở đâu cũng thế thôi, nhưng gửi ở ngân hàng nước ngoài tin tưởng hơn và được hưởng một số phí thấp, tính...