Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá
Người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Cùng với uy tín của mình, mỗi người cao tuổi sẽ là một tuyên truyền viên tích cực nhằm hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong cộng đồng.
Hút thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cao tuổi
Theo các chuyên gia y tế, thuốc lá có rất nhiều tác hại đối với con người, nhất là đối với người cao tuổi, việc hút thuốc lá sẽ tác động trực tiếp đến quá trình lão hóa và rất nguy hiểm cho sức khỏe. Thành phần nicotine kết hợp với các hóa chất trong thuốc lá mang lại cảm giác hưng phấn cho người hút thuốc, nhưng những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe người cao tuổi là rất lớn. Sự tác động của các hóa chất có trong thuốc lá lên não bộ của người cao tuổi khiến tuần hoàn máu kém hơn bình thường, đôi khi nó kiểm soát toàn bộ hệ thống não bộ, vượt ra khỏi sự kiểm soát thông thường, gây đãng trí, mất trí.
Tác hại của thuốc lá đối với người cao tuổi còn được nhận biết qua tình trạng đau tim, đột quỵ, xơ vữa các động mạch, do hệ thống mạch máu dễ bị ách tắc, cộng với quá trình lão hóa, nguy cơ bệnh tật cũng vì thế mà tăng cao hơn. Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ về tỉ lệ người cao tuổi mắc các bệnh phế quản, phổi… do thuốc lá gây ra nhưng rất nhiều người cao tuổi đã mắc phải những loại bệnh này đang điều trị tại các bệnh viện đều có quãng thời gian dài hút thuốc lá.
Ông Nguyễn Minh Quang (75 tuổi, huyện Giao Thủy, Nam Định) cho biết, sau nhiều năm hút thuốc lá, sức khỏe của ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2013 ông Quang quyết tâm cai nghiện thuốc lá và đã thành công. Sức khỏe của ông có những chuyển biến tích cực so với thời gian trước. Ông Quang chia sẻ, trước đây, mỗi năm tôi phải đi viện 2-3 lần vì bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Nhưng từ ngày bỏ thuốc lá, sức khỏe tôi tốt hơn rất nhiều, da dẻ cũng không bị xám như thời còn hút thuốc lá nữa.
Còn ông Phạm Văn Danh (57 tuổi, Hưng Yên) cho hay, do tính chất công việc phải thức khuya, căng thẳng nên trước đây ông hay hút thuốc lá. Dần thành quen, có ngày ông Danh hút hết cả gói, có lúc nhiều hơn nữa. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, dù vẫn biết hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì hút thuốc lá đã trở thành một thói quen hàng ngày nên ông Danh không có ý định từ bỏ, mặc dù gia đình khuyên ngăn. Cho đến những năm gần đây, thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó thở, ho nhiều, ông Danh lên bệnh viện tỉnh Hưng Yên khám, bác sỹ cho biết ông Danh bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, mà một trong những nguyên nhân gây ra bệnh là do hút thuốc lá trong thời gian dài.
Theo lời khuyên của bác sĩ, để cải thiện tình trạng sức khỏe và hỗ trợ tốt cho việc trị bệnh thì ông Danh nên từ bỏ thuốc lá. Kể từ đó, ông quyết tâm bỏ hẳn hút thuốc lá. Đến nay, sau 3 năm bỏ hút thuốc lá, ông Danh tích cực điều trị bệnh, sức khỏe giờ đã ổn định và không thấy lo âu, khó chịu nữa.
Video đang HOT
Thuốc lá có rất nhiều tác hại đối với con người, nhất là đối với người cao tuổi. Ảnh: ITN
Hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong cộng đồng.
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.
Những năm qua, với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), nhiều địa phương đã tuyên truyền trong các ngành, các cấp hội, trong đó đề cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Không chỉ gương mẫu trong việc không hút thuốc, tự nguyện bỏ thuốc, người cao tuổi còn tích cực vận động, tuyên truyền con, cháu, người thân không hút thuốc lá, giám sát, nhắc nhở các hành vi hút thuốc không đúng nơi quy định.
Để Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá đi vào cuộc sống, thời gian qua, các cấp Hội Người cao tuổi trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố cũng đã tích cực lồng ghép tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đến hội viên; đồng thời vận động hội viên bỏ hút thuốc.
Cùng với đó, các cấp hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên người cao tuổi gương mẫu “Nói không với thuốc lá” với tinh thần: cán bộ Hội người cao tuổi là những người tiên phong không hút thuốc lá. Đồng thời, tập trung tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe bản thân và người xung quanh; thuốc lá và các bệnh liên quan; giới thiệu mô hình không khói thuốc; các biện pháp và những lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá; tư vấn cai nghiện thuốc lá…
Từ năm 2010, với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và Liên minh Phòng chống Lao và bệnh Phổi quốc tế (The Union), Hội Y tế công cộng đã đưa vào các cơ sở thực địa của mình, mô hình chăm sóc sức khỏe lấy người cao tuổi tình nguyện làm trung tâm. Hội Y tế công cộng đã mở rộng mô hình trên địa bàn nhiều xã của các huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) và huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp). Sau nhiều năm triển khai mô hình đã đạt những thành tựu nhất định. Đặc biệt, người cao tuổi tình nguyện trong mô hình đã thể hiện tốt vai trò của họ trong phòng chống tác hại thuốc lá.
Có thể thấy thực hiện tốt hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá với người cao tuổi sẽ giúp họ nâng cao sức khỏe. Cùng với uy tín của mình, mỗi người cao tuổi sẽ là một tuyên truyền viên tích cực nhằm hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong cộng đồng.
Hạt hồng xiêm mắc kẹt trong phổi nữ bệnh nhân suốt 20 năm
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân bị viêm phổi do hạt sapoche (hồng xiêm) gây tắc phế quản phổi.
Hạt hồng xiêm được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân sau 20 năm. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân T.N.T.V (nữ, 74 tuổi, trú tại Nha Trang) nhập viện với triệu chứng ho có đờm, phổi giảm âm bên trái.
Qua khai thác thông tin, bà V có tiền sử viêm phế quản mãn tính và tái khám thường xuyên. Bà V cho biết, hơn 20 năm trước, bà từng bị sặc hạt hồng xiêm nhưng nghĩ không sao nên bà chủ quan không đi khám. Từ đó trở về sau, cơn ho ngày càng kéo dài kèm khạc đờm và được chẩn đoán viêm phế quản mạn.
Thời gian gần đây, bệnh nhân tái phát ho khạc đờm, kèm đau ngực. Bệnh nhân nhập viện điều trị tại một cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, với chẩn đoán viêm phổi. Kết quả chụp CTScan ngực tại đây đã ghi nhận thâm nhiễm phế bào, mô kẽ thùy dưới và giữa phổi phải, lòng phế quản thùy dưới phổi phải có cấu trúc ngấm cản quang không đều.
Sau 1 thời gian điều trị nhưng tình trạng sức khỏe không cải thiện nên bệnh nhân xin xuất viện và chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán ban đầu là viêm phổi, theo dõi dị vật đường thở và tiến hành nội soi phế quản.
Qua hình ảnh nội soi, bác sĩ phát hiện dị vật nghi ngờ gây tắc hoàn toàn phế quản thùy dưới phổi phải, niêm mạc sung huyết tăng tiết đờm, nhiều giả mạc bám xung quanh (chứng tỏ dị vật này đã rơi vào lâu ngày). Nhận định đây là ca khó, dễ chảy máu phế quản phổi, dễ đẩy dị vật đi sâu hơn, cả kíp nội soi đã thận trọng khi tiến hành. Sau hơn 1 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã thành công gắp được dị vật ra khỏi phế quản phổi bệnh nhân. Dị vật là hạt hồng xiêm dài khoảng 4 cm.
Sau khi gắp được dị vật, phế quản phổi 2 bên thông thoáng, tình trạng bệnh nhân ổn định và đã được xuất viện.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo những bệnh nhân không may hóc dị vật và có biểu hiện đau tức ngực, ho kéo dài cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, phát hiện và gắp dị vật ra càng sớm càng tốt, đảm bảo an toàn và sức khỏe của bản thân.
Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi. Bệnh nhi N.G.H (trú tại Đoan Hùng, Phú Thọ), nhập viện trong tình trạng viêm phổi tái phát nhiều lần. Qua thăm...