Nâng cao sức đề kháng để chống lại virus độc hại
Lợi dụng dịch Covid-19 đang diễn ra và người dân hàng giờ ngóng trông những thông tin về dịch, các thế lực thù địch đã tán phát thông tin xuyên tạc, chống Đảng, Nhà nước.
Một số tổ chức như “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Voice”, “PBSOS” đã tổ chức cuộc thăm dò ý kiến kêu gọi tạm dừng các phương tiện công cộng, trường học, dự trữ lương thực, thực phẩm. Vấn đề đặt ra là nâng cao tinh thần cảnh giác và khả năng “miễn dịch” của người dân trước những thông tin xấu độc do các thế lực thù địch tung ra.
Ông Nguyễn Viết Chức.
Trao đổi với ĐĐK, ông Nguyễn Viết Chức – Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa – Xã hội, UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, mỗi người dân cần phải tự trang bị cho mình nhận thức đúng đắn để tiếp nhận thông tin; đặc biệt khi các thế lực thù địch tán phát thông tin xuyên tạc trong lúc Đảng, Nhà nước và nhân dân đồng lòng dập dịch Covid-19.
PV: Thưa ông vừa qua, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã phát hiện nhiều hành vi lợi dụng dịch Covid-19 để tung thông tin xấu, độc, chống phá Nhà nước, chính quyền trên mạng xã hội. Cá nhân ông đánh giá như thế nào về những hành vi này?
Ông Nguyễn Viết Chức: Những kẻ chống đối lúc nào cũng tìm mọi biện pháp, thời cơ, cơ hội để chống phá chúng ta. Chuyện này người dân cũng cần tự xác định: Không nên tin những thông tin như vậy. Tại sao lại nghe, tin vào những thông tin bịa đặt đó trong khi những thông tin về dịch Covid-19 thì Nhà nước đã rất công khai minh bạch đầy đủ thông tin. Thế giới cũng đã thừa nhận sự cố gắng của Việt Nam.
Chúng ta không phải nước giàu, nhưng Đảng, Nhà nước và toàn dân đã tập trung hết sức để chống dịch, mỗi người một một việc. Sức khỏe là của cả cộng đồng chứ không phải của riêng ai. Khi tất cả đang tập trung chống dịch lại tung tin nhảm nhí, sai sự thật làm cho cuộc chống dịch khó khăn thêm, rõ ràng đó là những người không tốt, vậy tại sao chúng ta lại đi nghe những người không tốt?
Tại nhiều nước trên thế giới, khám chữa bệnh do dịch Covid-19 phải mất tiền nhưng Nhà nước ta lại lo cho người dân khám chữa bệnh miễn phí. Với điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, điều kiện trang thiết bị hạn hẹp nhưng Việt Nam đã dồn hết sức lực để lo cho dân. Những ai cố tình bôi nhọ nó là những người không có lương tâm, vô lương tâm.
Ông nghĩ sao khi người dân không có động cơ gì nhưng đã vô tình chia sẻ và trở thành người phát tán lan truyền thông tin xấu?
- Đúng là có sự việc như vậy. Dù vô tình nhưng chia sẻ các thông tin xấu độc, không chính xác khi bị phát hiện cũng bị phạt hành chính rất nặng, từ 10 đến 30 triệu đồng. Còn khi phát hiện những ai cố tình vi phạm dứt khoát phải xử lý cho “đến nơi đến chốn”. Vì nhiều người vẫn mắc phải, cho nên từng gia đình phải nhắc nhở lẫn nhau, trong cộng đồng cũng nhắc nhở lẫn nhau.
Phương tiện tốt nhất để chống tin giả, xấu độc chính là sự hiểu biết của nhân dân, hiểu biết của cộng đồng để tránh việc tiếp nhận. Những thông tin vô lý thì tiếp nhận làm gì? Không những tiếp nhận mà còn truyền tải tiếp nối những thông tin đó thì lại càng sai trái, đáng chê trách.
Video đang HOT
Người dân Trúc Bạch (Hà Nội) và nhân viên y tế trong thời điểm giải tỏa cách ly. Ảnh: Giang Huy..
Bên cạnh việc các cơ quan chức năng tuyên truyền mạnh mẽ thì theo ông mỗi đảng viên, người cao tuổi, lão thành cách mạng có thể là những “tuyên truyền viên” để nhắc nhở con cháu, và cộng đồng không nghe theo những thông tin thất thiệt nói xấu Đảng, Nhà nước?
- Đúng vậy! Trong mỗi gia đình, các thế hệ có thể trao đổi, nhắc nhở lẫn nhau, không tiếp cận và nhận định đúng về thông tin giả mạo để ngăn chặn nó. Thực ra phương pháp không tiếp nhận nó đã là một sự ngăn chặn, hoặc tiếp nhận nó với suy nghĩ nghiêm túc để phân tích xác định đó là tin giả, không có ý nghĩa, tự dưng chúng ta sẽ giảm thiểu các tin xấu độc. Lợi dụng thông tin về dịch rồi lồng ghép thông tin chính trị, nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ là chống đối rõ ràng. Những người tin những thông tin chống đối đó thì bản thân cũng không phải là người tốt.
Biện pháp tốt nhất không chỉ là ngăn chặn mà làm sao cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân để họ cảm thấy “kỳ thị” trước những thông tin xấu, độc. Nhưng muốn vậy cơ quan chức năng phải cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí, người dân thì mới đẩy lùi được tin xấu, thưa ông?
- Thông tin như một mảnh đất màu mỡ. Trong mảnh đất màu mỡ ấy, gieo những hạt giống tốt, kịp thời thì cỏ không mọc được. Nhưng cứ để trống, chậm mảng nào là cỏ mọc linh tinh. Cỏ đã mọc phải nhổ cỏ đi mới gieo được hạt tốt. Do đó phương pháp tốt nhất là cung cấp kịp thời đầy đủ thông tin. Cũng phải nhìn nhận rằng dù thông tin có kịp thời đến mấy, đầy đủ đến mấy thì những kẻ cố tình chống đối vẫn tạo ra kẽ hở để chống phá. Cho nên mỗi con người, mỗi công dân phải tự trang bị cho mình nhận thức đúng đắn để tiếp nhận thông tin.
Phòng chống dịch Covid-19 tại Trung tâm Y tế quận Ba Đình.
Như vậy, mỗi người phải có “hệ miễn dịch” để chống lại “virus thông tin xấu độc”, thưa ông? Và các cơ quan chức năng cần có những hành động như thế nào để giúp người dân nâng cao “hệ miễn dịch”?
- Chúng ta phải suy nghĩ rằng không cái gì có thể toàn vẹn 100% cả. Trong xã hội hiện đại muôn màu sắc, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, luôn luôn đấu tranh. Đây là vấn đề của cả thế giới, nước nào cũng có những thông tin xấu độc, chống phá Nhà nước, chế độ. Cho nên chúng ta phải cảnh giác và sống chung với nó. Sống chung với nó mà vẫn khỏe mạnh, vẫn tốt đó mới là cái quan trọng. Do đó mỗi người dân, người tiếp nhận thông tin phải đặt cho mình một tư duy, miễn dịch với thông tin xấu đó thì mới chống được virus trong dân mạng.
Hiện các lực lượng chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông đã vào cuộc mạnh mẽ. Ngay cả Youtube, các nhà mạng lớn đều phải chấp hành yêu cầu của Việt Nam trong việc gỡ bỏ những thông tin giả dối. Nhưng dù chúng ta hạn chế đến đâu vẫn còn loại thông tin như vậy. Cho nên mỗi người dân hãy cảnh giác, tự mình có suy nghĩ, nhận định đúng đắn để phân biệt đâu là tin thật, đâu là tin giả.
Tôi cũng nhấn mạnh rằng, MTTQ Việt Nam có các Ban Công tác Mặt trận xuống tận khu dân cư. Cho nên Ban này cần tuyên truyền, vận động nói cho người dân hiểu sự việc rằng chúng ta đang làm tốt, được cả thế giới thừa nhận. Những ai bôi xấu nó, làm méo nó chẳng qua là cố tình làm cho công cuộc chống dịch khó khăn thêm. Những người đó cần phải bị lên án.
Trân trọng cảm ơn ông!
H.Vũ (thực hiện)
Cuộc sống của người dân khu Trúc Bạch trước giờ gỡ bỏ lệnh cách ly
Hàng rào cách ly vẫn được dựng trên phố, người dân trong khu phố vẫn được nhận nhu yếu phẩm từ chính quyền, các đồ dùng vẫn phải khử khuẩn rồi mới được sử dụng...
Cuộc sống của người dân khu phố Trúc Bạch, Hà Nội chưa có thay đổi gì trước khi giờ 'G' dỡ bỏ lệnh cách ly được đưa ra.
Ngã tư phố Ngũ Xã - Trúc Bạch vẫn có rào chắn của khu vực cách ly.
Theo quy định trước đây của Bộ Y tế, các khu vực là ổ dịch sẽ phải theo dõi, cách ly trong thời gian 21 ngày. Nếu tính từ đêm 6/3, đến nay, khu vực phố Trúc Bạch đã cách ly được 14 ngày.
Các chốt bảo vệ vẫn được thực hiện nghiêm ngặt dù đã có thông tin Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho phép gỡ bỏ cách ly từ chiều nay (20/3).
Người lớn, trẻ nhỏ vẫn tích cực luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng đẩy lùi dịch bệnh.
Trước đó, vào cuối giờ chiều, những người dân "rảnh rỗi bất đắc dĩ" của khu cách ly cùng ngồi trò chuyện.
Cô Thủy nhà ở phố Phùng Hưng mang đồ "viện trợ" lên cho nhà anh trai sau khi cả gia đình vừa về từ điểm cách ly 14 ngày ở Đông Anh về.
Trẻ em tập thể dục thể thao với sự giám sát của người lớn, tất cả các em vẫn phải đeo khẩu trang phòng dịch.
Mọi người nhận được đồ dùng sau khi được các cơ quan chức năng kiểm tra và khử khuẩn.
HOÀNG MẠNH THẮNG
Phong tỏa Lombardy vì dịch Covid-19: Người Việt ở Ý 'cố thủ', không trữ thực phẩm Sau khi có lệnh phong tỏa cách ly 10 triệu người tại vùng Lombardy ở miền bắc nước Ý để ngăn dịch Covid-19 lan rộng, người Việt sống ở đây hạn chế ra đường, 'cố thủ' trong nhà. Nhiều người quyết không dự trữ thực phẩm. Người dân ở Milan xếp hàng mua hàng hóa ở siêu thị - Ảnh: Như Ngọc Trao...