Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển thị trường dịch vụ logistics
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương – Trần Quốc Khánh, để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp logistics trong nước cần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh về số lượng, quy mô, trình độ nhân lực, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh
Ngày 20/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức Hội thảo “Phát triển thị trường dịch vụ logistics cho doanh nghiệp”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đồng chủ trì Hội thảo.
Nhận định về năm 2020, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, đây là một trong những năm khó khăn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng, thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19. Mặc dù Chính phủ các nước nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu, nhưng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, các quy định về cách ly, giãn cách xã hội, có những thời điểm, toàn bộ hoạt động gần như bị tê liệt…
Thị trường logistics toàn cầu nửa cuối năm 2020 chủ yếu được thúc đẩy bởi việc khôi phục dòng chảy thương mại quốc tế. Hơn nữa, các chính sách thuận lợi hóa thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 được thực hiện bởi Chính phủ cũng đang hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường. Các động lực chính của thị trường này trong nửa cuối năm 2020 chính là nỗ lực lớn từ cả phía các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp để giúp ổn định chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Hội thảo “Phát triển thị trường dịch vụ logistics cho doanh nghiệp” thu hút sự quan tâm của nhiều đại diện ban, ngành doanh nghiệp
Cũng theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, hiện nay 95% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về sân chơi.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, dịch vụ logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng. Do đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường. Tìm kiếm, chia sẻ đơn hàng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam… Hoạt động này không chỉ cần sự chủ động của các doanh nghiệp mà còn cần những chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Khẳng định vai trò của logistics, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cũng chia sẻ: Logistics là ngành cung cấp các dịch vụ liên quan tới vận tải biển, đường hàng không, đường bộ và quản lý hàng hóa khai báo hải quan hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng, phục vụ chuỗi cung ứng cho ngành hàng bán lẻ. Thời gian qua, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đã và đang khiến thói quen tiêu dùng thay đổi từ mua bán truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với hơn 500 tỷ USD xuất nhập khẩu mỗi năm; quy mô vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt đều rất lớn – đây là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics có thể tìm kiếm cơ hội.
Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và thương mại điện tử, vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics và khởi nghiệp đã ứng dụng công nghệ giúp thay đổi ngành logistics lên một tầm cao mới, đồng thời, giúp chủ hàng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, người tiêu dùng được hưởng lợi. “Dù chưa có thống kê chính xác về số lượng đơn vị khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics, nhưng nếu nhìn vào thành công của startup trong lĩnh vực này như Abivin, Lovigan, FastGo… với những công nghệ đột phá, những giải thưởng và thương vụ đầu tư trong thời gian qua, có thể thấy sức hấp dẫn cũng như tiềm năng khởi nghiệp rất lớn trong một ngành đã được nhận định là “mạch máu” của nền kinh tế” – Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hưng – Phó Trưởng ban Kinh doanh và Phát triển thị trường, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cũng cho rằng: Thị trường vận tải hàng không Việt Nam nói chung và thị trường logistics hàng không nói riêng được đánh giá còn nhiều dư địa tăng trưởng. Ông Hưng phân tích, cùng với những điều kiện thuận lợi từ các chính sách của Chính phủ như tham gia các tổ chức ASEAN, APEC, WTO, các hiệp định thương mại tự do (FTA)… sự bùng nổ của thương mại điện tử, lợi thế dân số trẻ và nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng của đại đa số người dân trong thời kỳ số đã thúc đẩy sản lượng vận chuyển hàng hóa tăng cao.
Cũng theo dư báo Hội đồng cảng hàng không quốc tế (ACI), Việt Nam là một trong top 10 quốc gia phát triển vận chuyển hành khách cao nhất trong giai đoạn 2018 – 2040; và định hướng mục tiêu phát triển của thị trường vận tải hàng không trong nước đến năm 2030 tăng trưởng trung bình 10% – 12%/năm.
Doanh nghiệp cần gì ở gói hỗ trợ Covid-19 lần hai
Các doanh nghiệp cho rằng gói hỗ trợ tiếp theo cần bám sát thực tiễn kinh doanh để có điều kiện, thủ tục thực thi hợp lý hơn.
Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đến hết năm 2020, Chính phủ đã ban hành 95 văn bản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động với 4 gói chính sách lớn nhất, gồm 250.000 tỷ đồng hỗ trợ tín dụng, 180.000 tỷ hỗ trợ giãn hoãn nộp thuế, 16.000 tỷ cho vay lãi suất 0% và 62.000 tỷ hỗ trợ an sinh xã hội.
Tuy nhiên, chia sẻ tại một hội thảo mới đây ở Vĩnh Phúc, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang đánh giá hiệu quả của những chính sách này không như mong đợi do còn vướng nhiều điều kiện, thủ tục phức tạp, thiếu tính thực tế.
Bà Phạm Thị Hồng Thủy, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết đa số doanh nghiệp không được hưởng các chính sách hỗ trợ người lao động vì các điều kiện hỗ trợ đi kèm như số lao động nghỉ việc hay doanh thu.
Doanh nghiệp cho rằng các chính sách hỗ trợ Covid-19 vừa qua còn thiếu thực tế. Ảnh: Quỳnh Trang.
"Các điều kiện kèm theo đó rất ít doanh nghiệp có thể đáp ứng được để có nguồn tài chính hỗ trợ từ phía nhà nước vì quá khó và chặt chẽ. Trong các văn bản sửa đổi và hướng dẫn Chính phủ chỉ mở rộng đối tượng chứ không thay đổi điều kiện đảm bảo để nhận hỗ trợ. Như vậy, có thể nhận thấy, chính sách chưa phù hợp với thực tế, chưa đi vào cuộc sống", bà khẳng định.
Xét về các biện pháp hỗ trợ tài chính và tín dụng, doanh nghiệp vẫn phải chịu mức lãi suất cao, thời gian cơ cấu trả nợ ngắn, đồng thời các gói vay mới cũng có nhiều điều kiện khó tiếp cận.
Do đó, hiệp hội này đề nghị đơn giản hóa các điều kiện, thủ tục cho vay, linh hoạt tài sản thế chấp. Các điều kiện bảo lãnh tín dụng cần nới lỏng hơn vì hiện nay bảo lãnh tín dụng chặt chẽ hơn điều kiện vay ngân hàng.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Hữu Thập còn cho rằng việc ngân hàng vừa cho vay vừa định giá không khác gì "vừa đá bóng vừa thổi còi".
"Vậy có công bằng không? Có đúng giá trị khi đưa vào thế chấp không? Đề nghị ngân hàng thuê các đơn vị định giá động lập, và các kết quả đó sẽ là yếu tố để ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp vay", ông nêu quan điểm.
Ông cũng đề nghị xem xét lại thực trạng các tài sản công nghệ, dây chuyền sản xuất không được coi trọng khi đem đi thế chấp do cán bộ ngân hàng không đủ năng lực đánh giá những tài sản này.
Về vấn đề nợ xấu, ông cho biết đây không chỉ là khó khăn của doanh nghiệp trong Covid-19 mà còn kéo dài suốt nhiều năm qua. Khi doanh nghiệp có lịch sử nợ xấu thì không bao giờ tiếp cận được nguồn vốn.
"Tôi mong Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem lại chính sách, hỗ trợ những doanh nghiệp có nợ xấu nhưng đã hoàn trả cả vốn lẫn lãi", ông nói thêm.
Mặc dù vậy, theo bà Vũ Thị An, Giám đốc công ty tư vấn thuế C&A, sự khiêm tốn trong hiệu quả thực thi của các chính sách một phần do tiềm lực tài chính quốc gia còn hạn chế, hàng năm số thu không đủ chi, khiến các gói hỗ trợ về thuế chủ yếu mang tính chất an ủi, "nhân văn".
Để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn, bà kiến nghị không nên phân biệt doanh thu mà dựa trên loại hình doanh nghiệp bị ảnh hưởng để có chính sách riêng. Và hơn hết, điều doanh nghiệp mong mỏi lớn nhất là các nhà làm chính sách "thương và tin doanh nghiệp hơn".
Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú nêu 4 từ khóa để phát triển kinh tế tư nhân Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank, cho rằng để cởi trói cho kinh tế tư nhân, giải phóng mọi nguồn lực, Đảng và Nhà nước cần tập trung vào 4 điểm cốt lõi. Ông Đỗ Minh Phú Phát biểu tại "Đối thoại 2045", ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank, Chủ tịch hội đồng sáng lập Tập đoàn DOJI, cho...