Nâng cao năng lực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai
Trong bối cảnh Đông Nam Á được dự báo là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới do biến đổi khí hậu, đây là một trong các nỗ lực mà ASEAN đang triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực ứng phó và cứu trợ thiên tai của khu vực. Chương trình nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của nhiều đối tác đối thoại, trong đó có Nhật Bản, New Zealand, Australia, Mỹ và một số tổ chức quốc tế và khu vực.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Nhật Bản tại ASEAN Kazuo Sunaga cho biết: “Nhật Bản là quốc gia hàng năm phải hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai, nên chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bạn ASEAN. Ở chương trình này, chúng tôi đầu tư tài trợ để huấn luyện cho các đại diện đến từ các nước ASEAN với mong muốn chúng ta có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các thảm họa thiên tai. Tôi hy vọng rằng, trong tương lai Nhật Bản và ASEAN sẽ tiếp tục thực hiện chương trình này một cách hiệu quả”.
Kéo dài trong sáu tháng, dựa trên kinh nghiệm của hai khóa huấn luyện trước đó, khóa đào tạo lần ba được AHA thực hiện chất lượng hơn thông qua các phương pháp đào tạo như đánh giá khả năng phối hợp, nâng cao kỹ năng cá nhân lãnh đạo và khảo sát nhiều khu vực từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai tại Nhật Bản, Philippines, Indonesia. Ngoài ra, các thành viên cũng sẽ đi thực tế tại New Zealand và Malaysia. Qua đó, tiếp nhận được nhiều hơn các kiến thức từ các kinh nghiệm của các nước trong việc ứng phó với thiên tai và công tác cứu trợ nhân đạo trong thảm họa.
Việt Nam có hai cán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia khóa huấn luyện lần này. Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hoành Năm cho biết: “Phòng chống thiên tai và cứu trợ nhân đạo trong thảm họa là một trong những ưu tiên của ASEAN và đây cũng là ưu tiên của Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Trung tâm điều phối ASEAN về quản lý thiên tai, hàng năm, Việt Nam đều tích cực tham gia chương trình này và phối hợp cùng với các nước ASEAN trong công tác quản lý thiên tai. Đây là một chương trình quan trọng và hữu ích nhằm đào tạo cán bộ lãnh đạo tương lai, góp phần nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN trong đối phó và xử lý thảm họa”.
Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (AHA Centre) là một tổ chức liên chính phủ nhằm thúc đẩy hợp tác và phối hợp giữa các nước thành viên ASEAN, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế về quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp trong khu vực ASEAN. Trung tâm được thành lập bởi 10 nước thành viên ASEAN vào tháng 1-2011, thông qua việc ký kết Hiệp định về việc Thành lập Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo về quản lý thiên tai tại Bali, Indonesia. Trung tâm AHA đặt trụ sở tại Jakarta, Indonesia.
NGUYỄN TRANG
Video đang HOT
Theo_Báo Nhân Dân
Schengen có thể gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới thêm 2 năm
Các nước thành viên EU sẽ họp khẩn để bàn việc gia hạn kiểm soát biên giới trong khu vực Schengen.
Bộ trưởng Nội vụ 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định nhóm họp khẩn vào ngày mai (25/1) tại thủ đô Brussels, Bỉ để thảo luận về khả năng gia hạn các biện pháp kiểm soát biên giới khẩn cấp trong không gian tự do đi lại Schengen.
Điều này được xem là cần thiết trong bối cảnh hiện nay để hạn chế luồng người nhập cư từ Trung Đông và Bắc phi vào khu vực.
Khu vực Schengen. Ảnh: BBC.
Theo các số liệu thống kê mới nhất, hơn 1 triệu người đã vào Liên minh châu Âu trong năm 2015 vừa qua, trong đó chủ yếu là những người chạy trốn chiến tranh và nạn đói tại Syria và những nước Trung Đông, Bắc Phi khác.
Trước làn sóng người nhập cư ngày càng vượt tầm kiểm soát, 6 quốc gia thuộc không gian tự do đi lại Schenghen đã quyết định khôi phục tạm thời các biện pháp kiểm soát biên giới.
Cuộc họp ngày mai là nhằm thảo luận những bước đi tiếp theo sau khi những biện pháp này hết hiệu lực có thể là vào tháng 5 tới.
Theo quy định của khối Schengen, việc thay đổi tạm thời các quy định về kiểm soát biên giới có thể kéo dài trong thời gian tối đa 2 năm. Tuy nhiên, theo Ủy ban châu Âu, để có thể làm được điều này, các nước thành viên Liên minh châu Âu phải đạt được sự nhất trí rằng, "những thiếu sót nghiêm trọng và những tồn tại" trong kiểm soát biên giới bên ngoài Schengen đang đe dọa tự tồn tại của chính Liên minh châu Âu.
6 quốc gia thuộc không gian Schengen đã khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới gồm Áo, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Đức - đích đến hàng đầu của những người nhập cư vào châu Âu.
Theo các số liệu chính thức công bố mới đây của Cơ quan kiểm soát biên giới châu Âu, tháng 12/2015, đã có 108.000 người nhập cư tới Hy Lạp, nâng tổng số người nhâp cư mà quốc gia cửa ngõ vào châu Âu phải tiếp nhận trong năm 2015 vượt qua con số 1 triệu người, tức là cao gấp 5 lần so với năm 2014.
Để hạn chế dòng người đang ngày càng vượt tầm kiểm soát này, Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 24/1 đã đề nghị xây dựng hàng rào tại biên giới giữa Macedonia và Bulgaria với Hy Lạp: "Bảo vệ Không gian tự do đi lại Schengen chỉ bằng lời nói thôi là không đủ. Hiện nay châu Âu đang chia làm 2 phe, giữa một bên là bảo vệ Schengen bằng lời nói với 1 bên là bằng hành động. Chúng tôi thuộc bên thứ 2. Những nước không làm gì để bảo vệ các biên giới bên ngoài Liên minh châu Âu thì không thực sự là bạn bè của Schengen, mà đang phá hoại nó. Bởi vì, nếu chúng ta tiếp tục không làm gì, Schengen sẽ đổ vỡ."
Trong khi đó, Thủ tướng Slovenia Miro Cerar đã phải thừa nhận, tình hình nhập cư đã hoàn toàn vượt tầm kiểm soát: "Tôi kêu gọi tất cả các nước châu Âu hãy giúp đỡ Hy Lạp nhằm tìm ra một giải pháp chung ngăn chặn dòng người nhập cư đã vượt tầm kiểm soát tại khu vực biên giới giữa Macedonia và Hy Lạp, để bảo vệ không gian Schengen. Điều này sẽ đảm bảo sự ổn định tại khu vực Balkan, ngăn chặn xung đột tại biên giới các nước Balkan trong trường hợp làn sóng di cư vượt kiểm soát có thể làm gia tăng căng thẳng ở khu vực."
Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác thực chất với Nga trong vấn đề Syria
VOV.VN - Căn bệnh "Nhà nước Hồi giáo IS" cộng với làn sóng di cư chưa từng có sang châu Âu đòi hỏi Mỹ cần hợp tác tích cực hơn với Nga trong vấn đề Syria.
Hồi giữa tuần, Slovenia đã theo chân Áo thông báo từ chối tất cả người nhập cư, trừ những người muốn xin tị nạn ở Đức và các nước châu Âu khác. Bản thân Slovenia cũng đã xây dựng một hàng rào dài 160 km ở biên giới phía Nam với Croatia để buộc những người nhập cư chỉ có thể vào nước này từ những trạm kiểm soát biên giới chính thức. Chính phủ Slovenia đã cam kết sẽ dỡ bỏ những biện pháp này ngay khi các nước Liên minh châu Âu tìm được một giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng./.
Thu Hoài
Theo_VOV
Thị trường chung ASEAN sẽ đẩy tăng vốn đổ vào bất động sản? Theo CBRE, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khi cộng động kinh tế ASEAN hình thành. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015, theo phân tích của Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn phát triển, Công ty TNHH CBRE Việt Nam, vốn đầu tư...