Nâng cao miễn dịch từ thảo dược
Cùng với các biện pháp khác, việc tăng đề kháng, tạo miễn dịch cộng đồng từ y học tự nhiên là rất cần thiết để phòng ngừa COVID-19.
Thuốc uống phòng bệnh từ thảo dược
Sử dụng các vị thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống viêm, ức chế virus (phù chính khu tà). Dưới đây là bài thuốc tham khảo:
Thành phần:
Tỏi 15g, sinh hoàng kỳ 25g, rau má 20g, phòng phong 15g, nghệ 15g, ngũ vị tử 20g, mạch môn 15g, thiên trúc quỳ 15g, gừng 10g, thì là 15g, bạc hà 10g, quả cơm cháy 10g, cam thảo 7g, cốt khí củ 15g.
Cách dùng:
Cách 1: Người lớn sắc uống để phòng bệnh 2 ngày 1 thang, sắc uống để trị bệnh 1 ngày 1 thang. Trẻ em trên 5 tuổi liều dùng bằng người lớn.
Cách 2: Cắt 5 thang cho vào nồi to sắc cô đặc lấy từ 2-2,5 lít nước thuốc để nguội cho thêm 100ml rượu trắng và 70-100ml mật ong. Đóng vào chai để ngăn mát tủ lạnh mỗi ngày uống 4-5 lần mỗi lần 20-30ml với người lớn, trẻ em từ 10-15ml.
Thức uống từ những gia vị trong bếp
Gia vị trong bếp
Công thức nước uống “thần kỳ” dễ làm từ những loại gia vị có sẵn trong bếp góp phần phòng chống COVID-19. Đây là loại nước uống thơm ngon, cả người lớn và trẻ em đều có thể uống được.
Nguyên liệu:
Gừng 50g, tỏi 50g, nghệ 50g, thì là 50g, nước cốt chanh 50ml, sả 50g, giấm táo 50ml, mật ong 200ml
Cách làm:
- Bước 1: Thái nhỏ các nguyên liệu gừng, tỏi, nghệ, thì là, sả; vắt chanh lấy 50ml nước cốt
Video đang HOT
- Bước 2: Xay nhỏ các nguyên liệu đã thái với nước cốt chanh, giấm táo bằng máy xay sinh tố.
- Bước 3: Đổ hỗn hợp đã xay, mật ong vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi sôi 5 phút. Sau đó để nguội.
- Bước 4: Lọc hỗn hợp lấy nước, đun sôi lại lần nữa. Sau đó đổ vào dụng cụ tiệt trùng (chai, lọ thủy tinh hoặc sứ).
Cách dùng: Mỗi lần dùng 5ml, ngày dùng 3 – 4 lần. Có thể dùng ngay hoặc pha loãng với nước ấm.
Bảo quản: Đóng kín, dán tem nhãn (tên, ngày sản xuất) để ngăn mát tủ lạnh.
Công dụng : Tăng miễn dịch, kích thích tiêu hoá, làm ấm cơ thể, bổ sung các loại vitamin, ức chế virus, phòng tránh cảm cúm và làm sạch mạch máu.
Rượu thuốc hỗ trợ tăng miễn dịch
Cúc dại tím (Echinacea), quả cơm cháy (Elderberry), nấm hương và lá bạch đàn là các loại thảo dược được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng, nhiễm virus.
Dưới đây là công thức rượu thuốc tăng miễn dịch đơn giản từ các nguyên liệu trên, giúp phòng chống COVID-19 hiệu quả.
Công thức : Quả cơm cháy tươi 200g (hoặc 100g khô), rễ Cúc dại (Echinacea) khô 50g, lá bạch đàn 10 lá xé nhỏ, nấm hương tươi 150g, rượu vodka.
Cách làm: Cho tất cả các thành phần dược liệu vào trong một lọ thủy tinh lớn (nguyên liệu khoảng 2/3 bình chứa), đổ rượu vodka đến khi đầy bình. Bảo quản nơi mát mẻ, tránh ánh sáng, mỗi ngày lắc nhẹ 2 lần, ngâm trong 30 ngày. Sau khi ngâm đủ thời gian, lọc, bỏ phần bã, đổ dịch chiết vào chai, dán nhãn.
Cách dùng: Uống 1 muỗng cà phê dịch chiết rượu pha loãng với một ít nước, mỗi ngày uống tối đa 3 lần.
Quả cơm cháy.
Chườm thảo dược
Chườm làm ấm vùng cột sống là phương pháp giúp tăng sức khỏe, phòng bệnh rất tốt. Đường kinh Túc thái dương bàng quang đi dọc 2 bên cột sống. Lục kinh biện chứng bao gồm: Thái dương kinh, Dương minh kinh, Thiếu dương kinh, Thái âm kinh, thiếu âm kinh và Quyết âm kinh.
Y học cổ truyền dùng tên đường kinh để khái quát 6 giai đoạn biến hóa trong quá trình phát triển của bệnh Thương hàn, thành ra cương lĩnh của biện chứng luận trị về bệnh Thương hàn.
Thái dương kinh là nơi tà khí xâm nhập gây bệnh đầu tiên trước khi truyền bệnh sang kinh khác. Bởi vậy, tác động vào vùng sống lưng nơi kinh kinh Túc thái dương bàng quang đi qua giúp phòng chống tà khí gây bệnh.
Phương pháp khá đơn giản, hàng ngày dùng gối thảo dược làm ấm nóng, đắp chườm vùng cột sống ngày 2-3 lần mỗi lần 15-20 phút. Ngoài ra có thể sao nóng một số loại dược liệu tươi như ngải cứu, cúc tần, đại bi, kinh giới, hương nhu với chút muối, bọc vào khăn bông, chườm cột sống như trên.
Nếu chưa chuẩn bị được gối thảo dược hoặc các loại dược liệu có thể dùng máy sấy để tạo nhiệt, làm ấm nóng vùng cột sống để phòng bệnh. Với phương pháp này cần lưu ý về nhiệt độ, nhất là người bệnh tiểu đường, liệt nửa người… có thể bị tê bì da, giảm cảm giác, cần có người nhà kiểm tra nhiệt độ trước khi chườm để tránh bỏng da.
Canh dinh dưỡng hỗ trợ tăng đề kháng cho cơ thể
Ngoài dùng thuốc ra, dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong việc phòng chống bệnh dịch. Xin giới thiệu món canh dinh dưỡng tăng đề kháng, đây là một phương thuốc bổ dưỡng, có chứa nhiều loại protein, chất dinh dưỡng và khoáng chất như arginine, glutamine, calci, magie, phosphor, silic, sulphur chondroitin và glucosamine. Canh giúp cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng tại ruột cho người sau ốm, suy nhược cơ thể; tăng sức đề kháng.
Công thức: Hành tây 1 củ to, cà rốt 2 củ, cần tây 3 cây, tỏi 4 tép, gà tươi 1 con, tầm ma 2 nắm tươi hoặc 1 nắm khô, húng quế 5 ngọn, nguyệt quế (lá bay) 4 lá.
Cách làm : Băm nhỏ các loại rau thơm và tỏi, cho vào nồi lớn với thịt gà và cà rốt thái miếng, sau đó đổ 2 lít nước. Đun sôi, sau đó cho nhỏ lửa, đậy nắp và đun trong 3 – 4 giờ, cho thêm nước nếu quá cạn. Sau khi nấu chín, có thể lấy phần nước canh và bỏ đi phần chất rắn. Sử dụng canh này để làm súp, nước sốt.
Canh dinh dưỡng tăng đề kháng có thể giữ trong hộp kín, để ngăn mát tủ lạnh có thời hạn sử dụng tối đa 3 ngày, hoặc có thể đông lạnh trong 3 tháng (rã đông trước khi sử dụng).
Phiên bản canh bổ dưỡng thuần chay dành cho người ăn chay, người tu hành có thể thay gà bằng 1 tấm tảo bẹ kombu và 30g rong biển wakame, 100g nấm hương và 50g nụ tầm xuân, đun nhỏ lửa trong 2 – 3 giờ. Sử dụng nước và bỏ phần rắn.
Trẻ em sẽ sớm được tiếp cận với vắc-xin COVID-19
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) dự kiến sẽ cho phép tiêm vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi vào thời gian sắp tới.
Nghiên cứu cho thấy vắc xin hiệu quả ở thanh thiếu niên
Theo báo cáo Pfizer và BioNTech đã thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 2.260 trẻ từ 12 đến 15 tuổi cho thấy vắc-xin an toàn và hiệu quả và tạo ra phản ứng kháng thể mạnh mẽ ở nhóm tuổi này. Nghiên cứu này sử dụng cùng một chế độ tiêm hai mũi đang được sử dụng ở người lớn. Tác dụng phụ của vắc-xin tương tự như những gì đã thấy ở nhóm tuổi lớn hơn này.
Vắc xin Pfizer-BioNTech hiện được chấp thuận ở Hoa Kỳ để sử dụng cho những người từ 16 tuổi trở lên. Đây là độ tuổi được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng ban đầu của vắc-xin.
Thanh thiếu niên được tiêm vắc-xin đã tạo ra phản ứng kháng thể mạnh mẽ, tương tự như những gì đã thấy trong các thử nghiệm trước đó ở những người từ 16 đến 25 tuổi.
Các công ty dược phẩm cũng đang hướng tới việc nghiên cứu vắc-xin cho trẻ dưới 12 tuổi. Nghiên cứu nhi khoa của của Công ty Pfizer đang tuyển trẻ từ 6 tháng đến 11 tuổi. Moderna đang trong quá trình thử nghiệm dành cho trẻ vị thành niên và đang tuyển trẻ từ 6 tháng đến 11 tuổi cho một nghiên cứu khác. Johnson và Johnson gần đây đã mở rộng thử nghiệm vắc-xin của mình bao gồm cả thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.
Nếu vắc-xin COVID-19 được triển khai tiêm chủng cho trẻ em thì đây là một tin đáng mừng. Chúng ta sẽ tiến gần hơn một bước đến việc tiêm phòng cho phần còn lại của dân số để tiến đến khả năng miễn dịch cộng đồng.
Vắc-xin COVID-19 sẽ được tiêm phòng cho trẻ em và thanh thiếu niên trong thời gian sắp tới.
Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ em
Mặc dù trẻ em và thanh thiếu niên ít có khả năng phải nhập viện hoặc tử vong do COVID-19, nhưng nguy cơ của chúng không phải là không.
"Nhóm tuổi này vẫn có nguy cơ phát triển các triệu chứng lâu dài sau khi nhiễm coronavirus, chẳng hạn như mệt mỏi, đau đầu và các vấn đề về tim, có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng", Tiến sĩ Christina Mezzone, bác sĩ nhi khoa của Nuvance Health cho biết.
Bà nói thêm: Trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể phát triển hội chứng viêm đa hệ thống ngay cả sau khi mắc các trường hợp không triệu chứng của COVID-19. Tình trạng viêm này có thể ảnh hưởng đến tim, phổi, thận, não, da, mắt và các cơ quan tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, việc không thể đến trường trực tiếp, đi chơi với bạn bè, chơi thể thao tập thể hoặc tham gia các hoạt động khác đã có những ảnh hưởng ít trực tiếp hơn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Nếu vắc-xin Pfizer-BioNTech được phê duyệt cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi thì các hoạt động cho nhóm tuổi này có thể trở lại bình thường, và trẻ em sẽ có nhiều khả năng có một năm học bình thường vào năm học tới.
Tiêm phòng cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng được coi là chìa khóa để tăng khả năng miễn dịch của dân số chống lại vi rút corona và giảm số ca nhập viện và tử vong do COVID-19.
Trẻ em có thể lây lan vi rút sang người khác, do đó những người lớn chưa tiêm vắc- xin vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Việc tiêm chủng cho trẻ em sống trong các ngôi nhà nhiều thế hệ có thể bảo vệ người lớn trong hộ gia đình đó, đặc biệt là những người không được tiêm chủng hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Số lượng người được tiêm chủng càng lớn thì khả năng bảo vệ cho cộng đồng càng lớn. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người được tiêm phòng ít có khả năng truyền vi rút cho người khác hơn, mặc dù các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu điều này.
Chúng ta càng tiêm phòng và bảo vệ dân số chống lại coronavirus, thì chúng ta càng có nhiều khả năng vượt qua đại dịch nhanh hơn.
Tiêm phòng vắc-xin COVID cho trẻ em được xem là chìa khóa để tăng miễn dịch cộng đồng.
Triển khai vắc xin cho trẻ em, có ảnh hưởng đạo đức tiêm chủng?
Với việc phần lớn thế giới đang gặp khó khăn trong việc tiêm chủng cho nhóm dân số có nguy cơ cao, việc mở rộng khả năng tiếp cận vắc-xin Pfizer-BioNTech cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ - những người có nguy cơ mắc bệnh nặng thấp - đã đặt ra một số câu hỏi.
"Việc FDA sắp cấp phép vắc-xin cho trẻ 12-15 tuổi là một tin tuyệt vời và thanh thiếu niên sẽ có thể tiếp cận vắc-xin. Nhưng trước mắt, chúng ta cũng phải vật lộn với đạo đức tiêm chủng cho trẻ vị thành niên trước những người trưởng thành có nguy cơ cao ở các quốc gia khác", Natalie Dean, Phó giáo sư thống kê sinh học tại Đại học Florida cho biết.
Để đẩy lùi dịch COVID, điều quan trọng là phải tiêm phòng cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, những nỗ lực này có thể đồng thời thực hiện cùng với việc tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Tại sao tiêm vắc xin COVID-19 liều thứ hai lại quan trọng? Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ cho biết, mũi tiêm vắc xin COVID-19 thứ hai góp phần làm giảm đáng kể số người phải nhập viện hoặc mắc COVID-19 nặng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không tiêm mũi thứ hai.... Vẫn còn nhiều người bỏ lỡ mũi tiêm thứ hai Cho đến nay, đã có gần một phần ba...