Nâng cao kỹ năng nhận diện tội phạm, tự bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người; xâm hại trẻ em; bạo hành gia đình… mặc dù đã được kiềm chế song luôn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng và có diễn biến phức tạp, để lại những hậu quả lâu dài, rất khó khắc phục cho phụ nữ, trẻ em…
Công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Hình sự với các cấp Hội phụ nữ được chú trọng
Thực hiện các kiến nghị của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Công an về tăng cường các giải pháp trong phòng ngừa, đấu tranh nhằm bảo vệ an toàn cho phụ nữ và trẻ em, lực lượng Cảnh sát Hình sự đã tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát hình sự với các cấp Hội phụ nữ trong công tác phát hiện, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và bảo vệ các quyền, lợi ích cho phụ nữ, trẻ em trong quá trình tham gia giải quyết vụ án, vụ việc.
Cục Cảnh sát Hình sự đã tham mưu lãnh đạo Bộ Công an, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2546/QĐ- TTg phê duyệt “Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016- 2020″; hiện tiếp tục đề xuất xây dựng và triển khai Chương trình 2021- 2025; trong đó Hội LHPN Việt Nam chủ trì Tiểu đề án 2 của chương trình về “Truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng”.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người và Luật phòng, chống mua bán người năm 2012, lực lượng Cảnh sát hình sự luôn phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội phụ nữ trong các nội dung cơ bản như: xác minh, tiếp nhận và giải cứu, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về.
Từ năm 2016 đến nay, hằng năm vào ngày “Toàn dân phòng, chống mua bán người” (30-7), lực lượng Cảnh sát hình sự đều phối hợp chặt chẽ với Hội LHPN Việt Nam và Hội Phụ nữ các địa phương tổ chức các hoạt động mít tinh, truyền thông và phát động các hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng các phong trào toàn dân phòng, chống mua bán người.
Video đang HOT
Hoạt động truyền thông, diễu hành ngày “Toàn dân phòng, chống mua bán người” (30-7) được tổ chức từ năm 2016
Cục Cảnh sát Hình sự đã tham mưu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an ký và triển khai thực hiện Quyết định số 2468/QĐ-BCA-C41 về thực hiện Dự án 4 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người giai đoạn 2018- 2020″. Thực hiện Dự án 4, Cục Cảnh sát Hình sự đã chỉ đạo, phối hợp với Phòng Cảnh sát Hình sự- CA các địa phương triển khai Mô hình “Phòng điều tra thân thiện” tại 18 địa phương nhằm phối hợp với các cơ quan chức năng, trong đó có các cấp hội phụ nữ với Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp điều tra thân thiện với các nạn nhân là phụ nữ bị mua bán và người dưới 18 tuổi là nạn nhân, nhân chứng, người vi phạm pháp luật trong các vụ án, vụ việc.
Phối hợp với ngành GD&ĐT và các cấp Hội phụ nữ tổ chức hơn 30 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực, bạo hành với phụ nữ, trẻ em và mua bán người tại cộng đồng cho gần 30.000 lượt thầy cô giáo, các em học sinh nhà trường tại các địa phương.
Tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an tham gia ký kết “Chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2019- 2022″; đồng thời xây dựng kế hoạch đôn đốc, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Hình sự- CA các địa phương phối hợp với các cấp hội phụ nữ thực hiện Chương trình.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2018 quy định về việc phối hợp thực hiện thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, lực lượng Cảnh sát Hình sự các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội phụ nữ trong quá trình điều tra, giải quyết các vụ án có người dưới 18 tuổi, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của họ, đồng thời hỗ trợ các hoạt động điều tra được nhanh chóng, đúng pháp luật.
Ngoài ra, Cục Cảnh sát Hình sự đã cử 02 cán bộ tham gia Tổ tư vấn cho Hội LHPN Việt Nam để tư vấn việc chấp hành pháp luật và bảo vệ các quyền của phụ nữ, trẻ em là nạn nhân trong các vụ án phức tạp, nghiêm trọng hoặc có khó khăn trong quá trình xử lý.
Kịp thời phát hiện các quy định của pháp luật còn bất cập
Thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm xâm hại phụ nữ và trẻ em còn có diễn biến phức tạp; vì vậy cần sự sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cấp Hội phụ nữ với lực lượng Cảnh sát hình sự.
Để công tác này đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới, quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Hình sự với các cấp Hội phụ nữ cần được duy trì thường xuyên, liên tục với những hình thức, nội dung phong phú nhằm nâng cao hiệu quả trong phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, tập trung vào việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cho người dân, tập trung vào các nhà trường, nhóm phụ nữ và trẻ em, địa bàn có nguy cơ cao; luôn đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền giúp người dân, đặc biệt là phụ nữ và các em có kỹ năng nhận diện tội phạm, tự bảo vệ mình và có ý thức, trách nhiệm tố giác tội phạm, cộng tác với cơ quan chức năng.
Các cấp Hội phụ nữ phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát hình sự thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người và Kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật giai đoạn 2021 – 2025, sau khi được phê duyệt.
Phối hợp nâng cao kỹ năng nhận diện tội phạm, kỹ năng tự bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em; hỗ trợ cơ quan điều tra trong xác minh, giải quyết tin báo, tố giác và điều tra các vụ án có nạn nhân là phụ nữ và trẻ em; bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trong quá trình tham gia tố tụng. Quá trình phối hợp cần kịp thời phát hiện, đề xuất bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật còn bất cập, chưa phù hợp trong phòng, chống tội phạm xâm hại phụ nữ và trẻ em.
ASEAN nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP).
Kế hoạch nhằm xác định cụ thể trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả công ước này.
Công ước ACTIP bao gồm VI chương 31 điều. Trong đó nội dung về hợp tác quốc tế nằm trong chương VI.
Sức mạnh hợp tác quốc tế
Mục tiêu cuả kế hoạch là hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả phòng, chống mua bán người có tổ chức xuyên quốc gia và các loại tội phạm có liên quan, đồng thời xác định nội dung, lộ trình nội luật hóa các quy định của Công ước ACTIP phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, chính sách và điều kiện của Việt Nam; bảo đảm các yêu cầu về đối nội, đối ngoại, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Kế hoạch đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên Cộng đồng ASEAN trong phòng, chống buôn bán người; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương
Theo Kế hoạch, các bộ, ngành liên quan thực hiện: tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ACTIP và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; nội luật hóa và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu của Công ước ACTIP; đẩy mạnh công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người; tăng cường hợp tác quốc tế, bổ sung cơ chế hợp tác phòng, chống mua bán người phù hợp với Công ước ACTIP.
Ảnh minh họa. Xí nghiệp xe buýt Hà Nội hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người.
Kế hoạch sẽ thực hiện nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán và chuyển tuyến để thực hiện các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ và bí mật thông tin về nạn nhân theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Kế hoạch, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng và thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật để bảo đảm nhanh chóng trong việc thực hiện các hoạt động giải cứu, bảo vệ, phục hồi, hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng đối với nạn nhân bị mua bán; xây dựng các chương trình giúp nạn nhân bảo đảm sinh kế; xây dựng chương trình để bảo đảm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, phục hồi và tái hòa nhập cho nạn nhân bị mua bán; tăng cường nỗ lực để điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, nhất là các nhóm tội phạm có tổ chức tham gia vào hoạt động mua bán người; áp dụng các biện pháp thích hợp như phong tỏa tài sản, áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này./.
Đưa kiến thức pháp luật đến với thanh niên, học sinh Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 9-11, trong thời gian vừa qua các cấp bộ, đoàn đã tăng cường tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đến đông đảo lực lượng đoàn viên, thanh niên, học sinh. Nhiều cách làm mới được triển khai đem lại những hiệu ứng tích cực... Thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương còn tổ...