Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực phải bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề
Đây là một trong những nội dung được đưa ra thảo luận, tìm giải pháp…tại buổi tọa đàm nâng tầm kỹ năng lao động trong tình hình mới diễn ra vào hôm qua, 7/10 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại diện Trường Cao đẳng Việt – Hàn Quảng Ninh và Phòng LĐ-TB&XH 13 địa phương trong tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ phối hợp công tác tuyển sinh (Ảnh: M.N).
Buổi tọa đàm do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trường Cao đẳng Việt – Hàn Quảng Ninh tổ chức.
Ông Vũ Quang Trực, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh dự và chủ trì; cùng dự có đại diện Trường Cao đẳng Việt- Hàn Quảng Ninh, đại diện Phòng LĐ-TB&XH của 13 địa phương trong tỉnh, các trường đại học, cao đẳng và một số cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã phân tích, đánh giá những tác động của đại dịch Covid-19 đối với lao động, việc làm và thị trường lao động tại Quảng Ninh trong ngắn hạn, dài hạn cũng như trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự dịch chuyển đầu tư, công nghệ, lao động có kỹ năng trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đồng thời cũng chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên và người lao động. Đặc biệt là giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; tăng cường sự phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo kỹ năng cho người lao động.
Video đang HOT
Qua những ý kiến chia sẻ tại buổi tọa đàm, các đơn vị doanh nghiệp, Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực nhằm khôi phục và phát triển thị trường lao động. Nhất là vẫn đề tạo việc làm cho người lao động, xây dựng kỹ năng lao động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Đại diện một doanh nghiệp đóng góp ý kiến tại buổi tọa đàm (Ảnh: Sở LĐ-TB&XH cung cấp).
Theo tỉnh Quảng Ninh, trong những năm qua mặc dù được quan tâm và đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng thực tế ở Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng vẫn chưa được như kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Do đó, muốn ứng dụng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, đại diện Trường Cao đẳng Việt – Hàn Quảng Ninh và Phòng LĐ-TB&XH 13 địa phương trong tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ phối hợp công tác tuyển sinh.
Úc sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao kỹ năng nghề
Đó là chia sẻ của bà Jen Bahen - tham tán giáo dục và nghiên cứu, Đại sứ quán Úc tại Hà Nội - tại Hội thảo quốc tế về nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam trong tình hình mới, diễn ra chiều 4-10.
Bà Jen Bahen nhấn mạnh việc lao động trẻ phải thích ứng với chương trình đào tạo mới, có kỹ năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp - Ảnh: HÀ QUÂN
Bà Jen Bahen nhấn mạnh người lao động ngày nay cần phải có kỹ năng số để thích nghi với kỷ nguyên số, cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Lấy ví dụ ở Úc, bà Jen Bahen cho hay nước này cũng phải đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho người lao động để đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay.
Vị này khuyến nghị Việt Nam cần có các cơ quan chức năng cùng trung tâm dữ liệu quốc gia chuyên phân tích thị trường lao động, dự báo kỹ năng người lao động, đưa ra chính sách chung cho toàn bộ Việt Nam.
"Việt Nam và Úc đã có những chương trình hợp tác trong lĩnh vực logistics. Trên cơ sở đó, hai bên sẽ có hợp tác khác, hướng phát triển kỹ năng nghề cho lao động Việt Nam trong thời gian tới", bà Jen Bahen chia sẻ.
Hai bạn trẻ Đinh Tú Ngọc và Nguyễn Văn Tấn vinh dự nhận bằng khen của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH và chứng nhận Huy chương vàng cuộc thi trực tuyến nghề cơ điện tử năm 2021 - Ảnh: HÀ QUÂN
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà cho biết Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo để tổ chức Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia năm 2021 (dự kiến vào tháng 12).
Ngoài ra, bộ cũng chuẩn bị điều kiện để cử thí sinh ưu tú tham gia các kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới, tổ chức Diễn đàn quốc tế về tương lai việc làm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và cách mạng công nghiệp 4.0 với chủ đề Phát triển kỹ năng thiết yếu cho thanh niên Việt Nam...
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh: "Các hoạt động trên góp phần lan tỏa cảm hứng, truyền động lực, đam mê kỹ năng nghề đến học sinh, sinh viên và những người lao động trẻ. Từ đó, nêu cao giá trị nghề nghiệp, củng cố lòng yêu nghề, yêu lao động và đề cao kỹ năng nghề trong xã hội".
Các ý kiến của chuyên gia trong và ngoài nước được trình bày tại hội thảo sẽ được Bộ LĐ-TB&XH tổng hợp, vận dụng vào dự thảo đề án Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.
Trong dịp này, Bộ LĐ-TB&XH đã công bố bổ sung 19 tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, tổng số nghề đã ban hành tiêu chuẩn lên con số 199 và đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho 11.000 người lao động (trước đó là 62.000 người đã được đánh giá). Hai biểu tượng Skilling up Việt Nam và Worldskills Việt Nam cũng được công bố để tôn vinh giáo dục nghề nghiệp.
Nâng cao sức mạnh nội sinh cho đất nước bằng nhân lực có kỹ năng nghề Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng nhấn mạnh, nội lực và sức mạnh nội sinh của đất nước có thể được nâng cao chính bằng sức mạnh của kỹ năng và năng lực hành nghề ở nguồn nhân lực. Phóng viên Dân trí có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng về vấn đề phát triển kỹ năng lao...