Nâng cao kỷ luật Thị trường nhìn từ vụ xét xử MTM
Lần đầu tiên một vụ án về thao túng giá trên thị trường chứng khoán được TAND Hà Nội đưa ra xét xử, và đây cũng là một bước đi đáng chú ý để các nhà làm chính sách có những sự điều chỉnh để tăng cường kỷ luật thị trường, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Thao túng giá trên thị trường chứng khoán là hành vi tạo giá trị ảo của cổ phiếu để lôi kéo các giao dịch giả, làm lũng đoạn thị trường. Trong trường hợp của MTM, công ty này được đăng ký trên sàn CK từ tháng 4/2016, và bắt đầu có các giao dịch. Người đứng đầu của MTM đã tạo ra một loạt các tài khoản giả mạo, đẩy giá cổ phiếu MTM lên một mức giao dịch và mức tăng giá đủ hấp dẫn. Nhờ đó mà 12,2 triệu cổ phiếu MTM đã được hàng trăm nhà đầu tư mua và sở hữu. Tuy nhiên khi đến tận nơi, trụ sở của công ty này thì lại chỉ là một quán ăn tồi tàn, không hề có hoạt động sản xuất thật. Do đó, người đứng đầu đã ngang nhiên chiếm dụng hơn 17,2 tỷ đồng của 822 nhà đầu tư.
Đây là vụ việc điểm trong số rất nhiều vụ việc thao túng giá và vi phạm kỷ luật trên thị trường hiện nay. Mỗi tuần, trên trang web của UBCK Nhà nước đều cập nhật các hành vi vi phạm và số tiền phạt. Tuy nhiên, theo NĐT Trần Tiến Dũng, những người theo dõi TTCK từ ngày đầu như ông thấy rằng hiện nay số lượng vi phạm có thể còn nhiều hơn thế.
Ông Trần Tiến Dũng, Nhà đầu tư
Chỉ cần thấy giao dịch bất thường là biết cổ phiếu này đang có vấn đề ngay, các vụ việc này xuất hiện trên thị trường rất nhiều và nếu cứ tiếp diễn thì nó làm cho những NĐT như chúng tôi rất mất niềm tin.
Hiện nay, luật pháp đã quy định các hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi thao túng giá chứng khoán nhưng có thể nói rằng mức phạt chỉ khoảng vài trăm triệu cho một hành vi vi phạm, theo các chuyên gia là quá nhẹ, ảnh hưởng đến kỷ luật thị trường.
Video đang HOT
Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật BASICO
Chúng ta có 2 cơ chế xử lý, 1 là hành chính, nhưng đây là quá nhẹ, không đủ sức răn đe, không có tịch thu các khoản làm lợi, không xử lý tới ngọn ngành, dẫn đến tình trạng là nhờn luật.
Ông Trần Tiến Dũng, Nhà đầu tư
Họ có thể làm lợi hàng chục tỷ hàng trăm tỷ, nhưng cuối cùng phạt thì có mấy chục mấy trăm triệu, như vậy là quá nhẹ, nếu là tôi tôi cũng sẵn sàng vi phạm để bị phạt như thế.
Theo vnews.gov.vn
Mỹ vượt Trung Quốc thành nhà đầu tư lớn nhất của Úc
Dấu hiệu của sự lạnh nhạt giữa Trung Quốc và đã xuất hiện Mỹ trở lại là nhà đầu tư lớn nhất vào xứ Úc, Nikkei Asian Review cho hay.
Ảnh: Nikkei
Trung Quốc nhà đầu tư nước ngoài số 1 của Úc trong 4 năm liên tiếp, đã giảm đầu tư vào xứ Chuột túi trong 12 tháng tính đến tháng 6 năm ngoái. Giới phân tích cho hay đây là biểu hiện của một mối quan hệ bấp bênh giữa 2 quốc gia.
Theo báo cáo của Ủy ban giám sát đầu tư nước ngoài của Úc (FIRB), Mỹ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nguồn đầu tư hàng đầu về giá trị và dựa trên các đơn cấp phép được phê duyệt.
Ủy ban cho biết các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với dòng vốn đầu tư của Trung Quốc đóng một vai trò lớn, cũng như sự giám sát chặt chẽ hơn của Úc đối với đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng quan trọng.
Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ hai của Úc trong năm tài khóa 2017, giá trị đầu tư trong năm giảm 39% xuống còn khoảng 23,7 tỉ đô la Úc (16,8 tỉ USD). Đầu tư bất động sản, chiếm 53% tổng số, đã giảm 17% xuống còn 12,6 tỉ đô la Úc.
Đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực sản xuất, điện và khí đốt đã giảm 79% xuống còn khoảng 1,5 tỉ đô la Úc. Đầu tư của Trung Quốc trong tất cả sáu lĩnh vực có thống kê đều giảm.
Trong khi đó, Mỹ đã đầu tư 36,5 tỉ đô la Úc vào xứ Kangaroo trong năm tài khóa 2017, tăng 38% so với một năm trước đó, trở thành nhà đầu tư lớn nhất lần đầu tiên sau 5 năm. Sự trở lại của Mỹ thể hiện bởi sự gia tăng 58% trong đầu tư lĩnh vực dịch vụ.
Báo cáo FIRB nhận thấy rằng đầu tư của Trung Quốc đang có xu hướng giảm không chỉ ở Úc mà còn ở những nơi khác. Điều đó cũng chỉ ra rằng chính phủ Úc khi bắt đầu tài khóa năm 2017 đã bắt đầu kiểm tra chặt chẽ các rủi ro an ninh liên quan đến đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng, như vô tuyến viễn thông, năng lượng điện và hải cảng. Báo cáo chỉ ra rằng chính sách này có thể đã ảnh hưởng đến việc chấp nhận đầu tư nước ngoài.
Úc đã sẵn sàng đón nhận đầu tư nước ngoài nhưng ngày càng thận trọng hơn với Trung Quốc. Năm 2016 Chính phủ Úc đã từ chối các đề xuất của các công ty Trung Quốc và Hồng Kông trong thương vụ mua lại công ty Ausgrid, nhà phân phối điện thuộc sở hữu nhà nước của Sydney nói rằng việc bán nhũng công ty tiện ích cho các công ty này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.
Trong khi đó, một số người Úc đổ lỗi cho giá bất động sản tăng mạnh ở các khu vực trung tâm của các thành phố lớn xuất phát từ người mua từ ngoài nước. Đối phó với tình hình này, chính phủ Úc năm 2017 đã bắt đầu siết chặt hơn các qui định bán bất động sản. Cụ thể, theo luật pháp Úc, các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua các bất động sản đã xây dựng mà chỉ được mua nhà trong các dự án bất động sản mới xây nhằm giúp thúc đẩy nhu cầu nhà ở.
Bên cạnh đó, chính phủ Úc áp thuế đối với các chủ sở hữu nước ngoài của những ngôi nhà vẫn trống trong 6 tháng hoặc lâu hơn, siết chặt hình phạt đối với việc sở hữu bất động sản trái qui định đồng thời cảnh báo những cá nhân, công ty mua nhà bất hợp pháp sẽ bị phạt đến 3 năm tù và bị phạt tiền từ 127.000 đến hơn 630.000 đôla Úc.
Nguồn Nikkei Asian Review
An Trường An nói gì khi cổ phiếu ATG tăng trần 23 phiên? Công ty Cổ phần An Trường An (mã chứng khoán ATG) vừa có văn bản giải trình nguyên nhân cổ phiếu của công ty tăng trần liên tiếp nhiều phiên. Khu khai thác mỏ cát tại tỉnh Bình Định của An Trường An Ghi nhận trên thị trường chứng khoán, trong 17 phiên gần đây, mã ATG đã có tới 16 phiên tăng...